Kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về bộ máy thực thi bảo hộ quyền SHTT

Một phần của tài liệu Chế định về quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến TM của WTO và việc hoàn thiện các quy định tương ứng của Việt nam (Trang 79 - 82)

I ) Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật Việt nam về SHTT

2. Kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về bộ máy thực thi bảo hộ quyền SHTT

ở Việt nam cơ quan có thẩm quyền thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan đến việc xác lập và bảo hộ quyền SHTT là Cục sở hữu Công nghiệp và Cục Bản quyền Tác giả và các Bộ ngành liên quan. Tiến hành hoàn thiện các quy định pháp luật về bộ máy thực thi bảo hộ quyền SHTT chính là việc quy định đổi mới cơ cấu tổ chức và hoạt động của các cơ quan này.

Đối với Cục sở hữu Công nghiệp: Do nhu cầu của sự nghiệp đổi mới,

công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nớc cùng với việc phát triển mạnh mẽ kinh tế đối ngoại và đầu t nớc vào Việt nam, số lợng đơn đăng ký các đối tợng SHTT của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nớc ngày càng tăng làm cho tải trọng công việc của Cục sở hữu Công nghiệp ngày càng lớn. Trớc tình hình đó, cơ cấu tổ chức của Cục sở hữu Công nghiệp sẽ phải thay đổi theo xu hớng phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Đó là việc tăng cờng số lợng cán bộ nhân viên trong đó phải có 70% là cán bộ đảm nhận công tác xét nghiệm các đối tợng sở hữu công nghiệp; cân đối giữa các xét nghiệm sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá. Trung tâm thông tin t liệu sở hữu công nghiệp phải phát triển và đáp ứng ngày càng nhanh cho các nhu cầu tra cứu cũng nh nghiên cứu và xét nghiệm đơn, áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ, nối mạng với hai trung tâm lớn là Hà nội và Thành phố Hồ Chí Minh và với các Bộ ngành liên quan nh Bộ Thơng mại, Tổng cục Hải quan, Công an kinh tế... Các phòng đăng ký đơn với phòng chuyên môn phải đợc nối mạng với nhau để tạo thành một hệ thống thông tin sở hữu công nghiệp hoàn chỉnh phục vụ cho việc quyết định cấp văn bằng bảo hộ chính xác và có độ tin cậy cao. Một trong những vấn đề vô cùng quan trọng là phải nâng cao nhận thức và tầm quan trọng về bảo hộ quyền SHTT thông qua việc tăng cờng công tác đào tạo, mở các lớp bồi dỡng lý luận về pháp luật, tổ chức các Hội thảo quốc tế cho cán bộ của các đơn vị hữu quan.

Đối với Cục Bản quyền Tác giả: Cần phải tăng cờng số lợng và chất lợng

cán bộ thông qua việc mở các lớp đào tạo chuyên ngành, tổ chức các cuộc Hội thảo quốc tế có sự tham gia của các chuyên gia nớc ngoài nhiều kinh nghiệm. Thiết lập một mạng lới thông tin rộng rãi không chỉ bó hẹp trong phạm vi quốc gia mà còn cần tiến tới nối mạng với các Hiệp hội, tổ chức quốc tế đại diện cho quyền tác giả.

Đối với các Bộ các ngành, để đổi mới và hoàn thiện hoạt động bảo hộ quyền SHTT, cần phải có sự phối hợp đồng bộ và có hiệu quả cao giữa các cơ quan bảo hộ pháp luật, giải quyết nghiêm minh các vụ vi phạm. Các đơn vị thuộc Bộ ngành đó phải tuân thủ pháp luật về bảo hộ SHTT, tổ chức đào tạo và bồi dỡng cán bộ chuyên trách, xây dựng các chức năng nhiệm vụ về SHTT thuộc ngành mình. Thiết lập hệ thống thông tin tra cứu cập nhật cho tất cả các đơn vị thực thi pháp luật: Hải quan, thơng mại, đầu t, công an kinh tế của các địa phơng...Có nh vậy mới xử lý nhanh chóng và kịp thời các vụ việc có liên quan đến tranh chấp, vi phạm quyền SHTT. Ngoài ra, các cơ quan nói trên cũng cần phải thống nhất ban hành một thông t liên bộ tạo điều kiện cho việc thực thi quyền SHTT đợc tiến hành một cách thuận lợi.

Ngoài các tổ chức Chính phủ, các tổ chức phi Chính phủ, các tổ chức đại diện SHTT cũng có vai trò hết sức quan trọng. ở các nớc có nhiều Hiệp hội và Hội ra đời: nh Hiệp hội đại diện Patent châu á (APAA), Hiệp hội nhãn hiệu hàng hoá cộng đồng châu Âu (ECTA), Hội nhãn hiệu hàng hoá quốc tế (INTA)... Các Hội và Hiệp hội này có điều lệ cơng lĩnh rõ ràng và hoạt động rất mạnh nhằm hỗ trợ các cơ quan của Chính phủ bảo đảm việc thực thi có hiệu quả việc bảo hộ quyền SHTT. Nguồn tài chính của Hội là do các hội viên đóng góp. Do đó sự phát triển hoàn thiện hệ thống bộ máy bảo hộ quyền SHTT phải kể đến việc thành lập và đi vào hoạt động của các tổ chức phi Chính phủ. Nhà nớc cần phải khuyến khích và tạo điều kiện thành lập các Hội đại diện cho SHTT nh: Hội sở hữu công nghiệp Việt nam, Hội quảng cáo Việt nam, Hiệp hội phim ảnh Việt nam, Hội âm nhạc Việt nam...Các tổ chức này đóng một vai trò hết sức quan trọng, góp phần hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nớc trong việc xác lập và bảo hộ quyền SHTT.

Một phần của tài liệu Chế định về quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến TM của WTO và việc hoàn thiện các quy định tương ứng của Việt nam (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w