Thực trạng pháp luật Việt nam về quyền tác giả

Một phần của tài liệu Chế định về quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến TM của WTO và việc hoàn thiện các quy định tương ứng của Việt nam (Trang 45 - 56)

I) Thực trạng pháp luật Việt nam về SHTT

2. Thực trạng pháp luật Việt nam về quyền tác giả

Ngày 14/11/1986 Hội đồng Bộ trởng (nay là Chính phủ) ban hành Nghị định số 142/HĐBT quy định về quyền tác giả.

Đây là văn bản pháp lý đầu tiên của Việt nam đề cập đến quyền tác giả đối với các tác phẩm, công trình văn học nghệ thuật, khoa học và kỹ thuật.

Trớc khi ban hành Nghị định 142/HĐBT, ở Việt nam khái niệm quyền tác giả thờng đợc hiểu một cách hạn chế trong chế độ nhuận bút mà tác giả đợc trả khi tác phẩm của mình đợc sử dụng. Theo tập quán, tác giả đợc ghi tên của mình trên các tác phẩm đợc công bố nhng sau đó bất cứ ai cũng có thể cải biên, chuyển thể sửa đổi nội dung tác phẩm mà không cần có sự đồng ý của tác giả, thậm chí tên tác giả của tác phẩm gốc cũng không đợc nhắc đến.

Mục đích của việc ban hành Nghị định 142/HĐBT là khuyến khích mọi công dân sáng tạo ra nhiều tác phẩm, công trình văn học nghệ thuật, khoa học kỹ thuật có giá trị nhằm đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần ngày càng cao của xã hội.

Nội dung chủ yếu của Nghị định 142/HĐBT là làm rõ khái niệm về quyền tác giả, đối tợng của quyền tác giả và quy định nội dung cơ bản của quyền tác giả. Nội dung của quyền tác giả đợc quy định trong Nghị định là : quyền công bố tác phẩm, công trình và cho phép ngời khác sử dụng tác phẩm công trình của mình, quyền đợc đứng tên cho tác phẩm, công trình do mình tạo ra và đợc hởng chế độ nhuận bút khi công trình đợc sử dụng. Nghị định cũng quy định chế độ bản quyền đối với các tác phẩm điện ảnh, vô tuyến truyền hình, video, chơng trình phát thanh truyền hình và cho những xuất bản phẩm do các

Nghị định có các điều khoản cơ bản sau: - Tác giả và đối tợng của quyền tác giả. - Nội dung của quyền tác giả.

- Công bố và sử dụng tác phẩm. - Thời gian hởng quyền tác giả. - Xử lý vi phạm.

Tình hình kinh tế, văn hoá, xã hội ở nớc ta trong những năm 1990 có nhiều thay đổi. Kinh tế, văn hoá không ngừng phát triển. Nớc ta đã mở rộng quan hệ buôn bán với nhiều nớc trên thế giới và khu vực, trong đó có vấn đề tôn trọng các hiệp định mà Việt nam đã ký kết hoặc tham gia. Những hiệp định này đều có những điều mà các quốc gia cam kết là tôn trọng luật SHTT. Trong tình hình đó Nghị định quyền tác giả không đáp ứng đợc các yêu cầu nói trên vì Nghị định là văn bản dới luật, hiệu lực thi hành bị hạn chế. Tuy Nghị định đã đa ta một số nguyên tắc cơ bản về bảo hộ quyền tác giả nhng cha đầy đủ, cha phù hợp với thông lệ quốc tế về quyền tác giả. Thời hạn bảo hộ là 30 năm là quá ngắn đối với tác giả trong nớc, đồng thời quá ngắn đối với công ớc quốc tế, cho nên không thể là cơ sở để Việt nam tham gia công ớc quốc tế. Do đó ngày 2/12/1994, Uỷ ban thờng vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh bảo hộ quyền tác giả, và ngày 10/12/1994, Chủ tịch nớc đã ký lệnh công bố Pháp lệnh bảo hộ quyền tác giả.

Pháp lệnh bảo hộ quyền tác giả đợc công bố cho thấy Đảng và Nhà nớc ta rất quan tâm đến quyền con ngời cùng với việc mở rộng việc giao lu văn hoá với các nớc, điều đó đợc thể hiện rõ ràng trong đoạn mở đầu của Pháp lệnh: " Để bảo hộ quyền tác giả, góp phần thúc đẩy nền văn hoá dân tộc, hiện đại, nhân văn, mở rộng hợp tác và giao lu văn hoá, khoa học với các nớc". Việc ra đời Pháp lệnh đã đáp ứng đợc lòng mong muốn của những ngời sáng tạo, các tổ chức sản xuất sản phẩm văn hoá trong nớc, cũng nh sự chờ đợi của các nớc. Vì nhiều nớc muốn đầu t vào Việt nam trong lĩnh vực văn hoá, nghệ thuật, khoa học, nhng họ lại sợ ta cha có luật quyền tác giả để bảo hộ quyền lợi cho họ. Thậm chí trớc đây có nớc định tổ chức tuần lễ phim tại Việt Nam, nhng vì khi đó ta cha có Pháp lệnh, nên họ rất lo ngại, sợ bị mất bản quyền phim, hoặc có những công ty nớc ngoài vào Việt nam tìm hiểu thị trờng và bàn việc hợp tác liên doanh trong việc sản xuất sản phẩm nghe nhìn nhng khi biết Việt Nam cha có luật bản quyền họ đã ra về mà không kí kết.

So với Nghị định thì nội dung của Pháp lệnh đã đợc thể hiện rõ ràng, chi tiết hơn, đã đề cập tới những vấn đề mới mà trong Nghị định không có. Với 7 chơng, 47 điều Pháp lệnh đã đề cập tới những vấn đề cơ bản sau đây:

- Ai là tác giả?

Là ngời trực tiếp sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.

Đối với tác phẩm nớc ngoài. Tác phẩm của tác giả nớc ngoài cha công bố ở nớc ngoài mà lần đầu tiên công bố tại Việt nam hoặc tác phẩm đợc công bố đồng thời trong vòng 30 ngày, tính từ ngày tác phẩm đợc công bố lần đầu tiên ở một nớc là thành viên công ớc và ở nớc ta đợc Nhà nớc bảo hộ quyền tác giả.

Nhà nớc bảo hộ 14 loại tác phẩm, trong đó có phần mềm máy tính. Đây là một loại sản phẩm mới đợc các nớc bổ sung vào danh mục các loại tác phẩm đợc luật quyền tác giả bảo hộ.

- Đăng ký tác giả, tác phẩm

Sau khi Pháp lệnh đợc công bố, trong vòng một năm số cá nhân, tổ chức trong nớc và cá nhân, tổ chức nớc ngoài đến đăng kí quyền tác giả bằng cả 8 năm thực hiện Nghị định quyền tác giả

Cũng có nhiều ngời nớc ngoài thắc mắc về việc đăng ký tác giả tác phẩm. Họ cho rằng việc quy định nh vậy là trái với công ớc Berne. Nhng sau khi nghe giải thích họ đã nhận thức đợc rằng trong tình hình Việt nam hiện nay, việc đăng ký là một đảm bảo cho họ. Trên thực tế, nhờ có đăng ký mà một công ty mỹ phẩm nớc ngoài có nhà máy ở Việt Nam thắng kiện đối với một công ty nớc ngoài khác trong việc sử dụng hình ảnh quảng cáo sản phẩm trên truyền hình có hình ảnh giống nhau.

- Quyền tác giả.

Dù sau khi tác giả chuyển giao các quyền về vật chất, thì các quyền về tinh thần vẫn đợc bảo hộ vô thời hạn.

Các quyền về vật chất là các quyền cho hoặc không cho ngời khác công bố tác phẩm của mình và hởng nhuận bút hoặc thù lao thông qua việc cho phép công bố.

- Về chủ sở hữu quyền tác giả.

Pháp lệnh quy định, tác giả là chủ sở hữu tác phẩm do mình sáng tạo ra. Ngoài ra, ngời thừa kế hợp pháp theo di chúc, cá nhân, tổ chức giao nhiệm vụ đặt hàng tuy không phải là tác giả nhng là chủ sở hữu của tác phẩm.

Pháp lệnh quy định điều này nhằm nhấn mạnh việc sử dụng tác phẩm hoàn toàn không vì mục đính kinh doanh, không làm ảnh hởng đến việc khai thác bình thờng tác phẩm và không xâm hại đến các quyền lợi khác của tác giả, việc sử dụng đó hoàn toàn cho cá nhân để thởng thức, nghiên cứu thì không phải xin phép tác giả và trả tiền thù lao cho tác giả.

Trong thực tế, việc quản lí những quy định trong điều này gặp phải rất nhiều khó khăn, vì có nhiều trờng hợp ngời ta sao lại tác phẩm với danh nghĩa là dùng trong nội bộ, phát cho sinh viên, nhng thực chất là bán thu tiền; sao lại băng nhạc, băng hình để chiếu ở nhà hàng, khách sạn phục vụ cho thực khách thì không thể coi dùng cho mục đích cá nhân đợc.

Việc trích dẫn tác phẩm của ngời khác để đa vào tác phẩm của mình, ngoài việc phải ghi tên tác giả và nguồn gốc tác phẩm thì việc trích dẫn ấy cũng chỉ cho phép giới hạn trong việc giới thiệu, bình luận hoặc làm sáng tỏ vấn đề trong tác phẩm của mình, phần trích dẫn không đợc phép tạo nên phần chính trong tác phẩm mới.

- Thời hạn bảo hộ.

Pháp lệnh quy định, thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và 50 năm sau khi tác giả qua đời.

Đối với tác phẩm điện ảnh, video, băng nhạc, chơng trình phát thanh, truyền hình là 50 năm sau ngày tác phẩm đợc công bố lần đầu tiên.

Quy định thời hạn 50 năm sau khi tác giả chết là phù hợp với tình hình kinh tế và thực thi pháp luật, quản lý của nớc ta hiện nay, đồng thời cũng phù hợp với công ớc Berne.

Pháp lệnh quy định việc sử dụng tác phẩm hay nói cách khác việc chuyển giao quyền sử dụng tác phẩm giữa tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả cho cá nhân, tổ chức sử dụng tác phẩm phải thực hiện việc giao kết hợp đồng bằng văn bản, quy định rõ trách nhiệm mỗi bên, bên nào vi phạm hợp đồng phải có trách nhiệm bồi thờng.

Từ trớc đến nay việc giao kết hợp đồng trong việc sử dụng tác phẩm không đợc thực thi nghiêm chỉnh, phần lớn là thoả thuận miệng hoặc có kí hợp đồng thì cũng hết sức sơ sài, đến khi xảy ra tranh chấp thì không thể làm bằng chứng để giải quyết.

- Quyền của ngời biểu diễn, tổ chức sản xuất băng âm thanh, đĩa âm thanh, băng hình, đĩa hình, tổ chức phát thanh, truyền hình.

Đây là một lĩnh vực mới đối với nớc ta. ở các nớc, ngời ta đã đa các quyền này vào luật quyền tác giả từ lâu, và ngời ta gọi là quyền kề cận. Đó là do các tổ chức, cá nhân này tuy không phải là ngời trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm nhng họ lại có sáng tạo trong việc thể hiện tác phẩm, không có họ thì tác phẩm không thể đến với đông đảo công chúng, và việc bảo hộ tốt quyền lợi của họ tức là đã gián tiếp bảo hộ quyền tác giả.

Việc cá nhân, tổ chức biểu diễn trả tiền thù lao cho tác giả đợc thực hiện nh thế nào. Họ sẽ không phải trực tiếp trả tiền thù lao cho từng tác giả, không phải trực tiếp gặp từng tác giả để kí hợp đồng và thoả thuận mức thù lao (trừ tr- ờng hợp tác phẩm lần đầu tiên đợc sử dụng) mà họ sẽ xin phép sử dụng tác phẩm và trả tiền thông qua tổ chức đại diện quyền lợi cho tác giả, tổ chức này là một Tổ chức phi Chính phủ. Các nớc gọi tổ chức này là Tổ chức quản lý tập thể quyền vật chất cho tác giả hoặc có thể gọi là Hiệp hội bản quyền cho tác giả và nhạc sĩ. Hiệp hội này do các nhạc sĩ tự nguyện thành lập để thu tiền thù lao qua các buổi biểu diễn tác phẩm âm nhạc, sử dụng tác phẩm âm nhạc trong các nhà hàng, khách sạn, quán karaoke, phát thanh, truyền hình. Hiệp hội này đợc phép trích phần trăm trong số tiền thu đợc để trả lơng cho bộ máy điều hành.

- Giải quyết khiếu nại, tranh chấp, xử lý vi phạm quyền tác giả.

Theo quy định tại Điều 42 của Pháp lệnh, khi tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả bị ngời khác xâm phạm có quyền:

+ Yều cầu ngời có hành vi sai phạm phải chấm dứt hành vi đó, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thờng thiệt hại.

+ Yều cầu cơ quan quản lý Nhà nớc có thẩm quyền giải quyết. + Khởi kiện tại Toà án.

Tuy trong Pháp lệnh sắp xếp theo trình tự nói trên, nhng khi tác giả bị ng- ời khác vi phạm quyền tác giả của mình, có thể khởi kiện ngay tại Toà án mà không cần thông qua các cơ quan khác.

ở nhiều nớc, ngời ta lập riêng một Toà án chuyên xét xử các vụ tranh chấp hoặc vi phạm quyền tác giả, nên mọi vấn đề có liên quan đến quyền tác giả đều do Toà án này giải quyết. Hoặc nhiều nớc không có Toà án chuyên trách xử lý các vụ vi phạm quyền tác giả, nhng mọi vi phạm đều đợc chuyển đến Toà dân sự để xử lý mà không cần thông qua các cơ quan có thẩm quyền khác. Còn ở nớc ta hiện nay, hầu hết các vụ tranh chấp quyền tác giả đều do cơ quan quản lý Nhà nớc xử lý, mang tính chất hoà giải.

Pháp lệnh ra đời cha đợc một năm thì Quốc hội thông qua Bộ luật Dân sự mà trong đó phần VI chơng I quy định quyền tác giả xuất phát từ quan điểm coi quyền tác giả là một trong những quyền dân sự quan trọng có liên quan đến lợi ích vật chất và tinh thần của tác giả.

Nội dung chơng I: quyền tác giả có 4 mục và 34 điều trong đó có những nội dung chính sau đây: tác giả là ngời trực tiếp sáng tạo ra toàn bộ tác phẩm hoặc một phần tác phẩm văn học nghệ thuật, khoa học bằng tài năng trí tuệ của mình. Ngoài ra ngời dịch các tác phẩm, ngời sáng tác, ngời cải biên, chuyển thể, ngời biên soạn chú giải cũng đợc coi là tác giả các loại hình tác phẩm, đợc Nhà nớc bảo hộ gồm các tác phẩm văn học, nghệ thuật, các công trình khoa học, sách giáo khoa, giáo trình, các bức hoạ đồ, bản vẽ, sơ đồ, bản đồ, tác phẩm dịch, phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển tập, hợp tuyển, phần mền máy tính và các loại tác phẩm khác nếu pháp luật có quy định (Điều 747 Bộ luật Dân sự).

Các tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian; các văn bản của cơ quan Nhà nớc, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế và bản dịch của những văn bản đó; tin tức thời sự thuần tuý đa tin không thuộc loại hình tác phẩm đợc Nhà nớc bảo hộ theo quy định của Bộ luật Dân sự mà đợc bảo hộ theo quy định riêng của pháp luật (Điều 748 Bộ luật Dân sự).

Nhà nớc không bảo hộ đối với tác phẩm có nội dung trái pháp luật và đạo đức xã hội (Điều 749), vì vậy mọi giao dịch về việc lu hành, sử dụng và hởng lợi đối với tác phẩm loại này đợc coi là bất hợp pháp và vô hiệu.

Bộ luật Dân sự quy định quyền của tác giả và chủ sở hữu tác phẩm bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản của tác giả đối với tác phẩm do mình sáng tạo hoặc đối với tác phẩm do mình là chủ sở hữu. Sự phân biệt rõ ràng hai quyền này là cần thiết vì tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm có thể chuyển giao các quyền về tài sản cho cá nhân, pháp nhân hoặc các chủ thể khác thông qua hợp đồng hoặc thừa kế, còn các quyền về nhân thân của tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm chỉ thuộc về tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm nên không thể chuyển giao cho ngời khác, trừ trờng hợp các quyền nhân thân đợc để lại thừa kế theo quy định tại Điều 704 của Bộ luật này.

Tác giả đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm có các quyền nhân thân đối với tác phẩm của mình nh quyền đặt tên cho tác phẩm; đứng tên thật hoặc bút danh tên tác phẩm; đợc nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm đợc công bố, phổ biến tác phẩm của mình; bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm.

Tác giả đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm còn có đầy đủ các quyền tài sản đối với tác phẩm nh đợc hởng nhuận bút, thù lao khi tác phẩm đợc sử dụng; đợc hởng lợi ích vật chất khi tác phẩm của mình đợc xuất bản, tái bản, trng bày, triển lãm, biểu diễn, phát thanh, truyền hình, ghi âm, ghi hình, chụp ảnh, dịch,

Một phần của tài liệu Chế định về quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến TM của WTO và việc hoàn thiện các quy định tương ứng của Việt nam (Trang 45 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w