Tình hình kinh tế thế giới và VN trong thời gian qua :

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả thẩm định cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn TPHCM (Trang 28 - 31)

- Mục đíc h:

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CHO VAY DNVVN TẠI CÁC NHTM TRÊN ĐỊA BÀN TPHCM

2.1.1 Tình hình kinh tế thế giới và VN trong thời gian qua :

Kinh tế Thế giới đang trải qua một giai đoạn cực kỳ khó khăn và được đánh giá là nghiêm trọng chưa từng có trong vòng 80 năm lại đây, kể từ sau cuộc đại khủng hoảng 1929-1933. Khởi nguồn là khủng hoảng tài chính tại Mỹ từ tháng 07/2007 và đã nhanh chóng lan sang các nước Châu Aâu khác với hàng loạt sự sụp đổ và xáo trộn của các định chế tài chính lớn như Lehman Brothers ( phá sản ), Merrill Lynch, Bear Stearns ( bán cho JP Morgan Chase), AIG, Northern,Fortis (quốc hữu hóa).. Từ sự khủng hoảng của hệ thống tài chính đã dẫn đến các tác động tiêu cực đối với nền kinh tế thế giới khiến GDP ở hầu hết các nước và toàn cầu giảm sút, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng đáng báo động, tăng trưởng thương mại và xuất khẩu cũng giảm đáng kể. Cụ thể, theo báo cáo của IMF tháng 01/2009, tăng trưởng GDP toàn cầu, của các nước phát triển và các nền kinh tế mới nổi đã giảm tương ứng từ 5,2%; 2,7% và 8,3% năm 2007 xuống còn 3,4%; 1%; và 6,3% năm 2008; tăng trưởng thương mại thế giới giảm từ 7,2% năm 2007 còn 4,1% năm 2008; xuất khẩu của các nước phát triển và các nền kinh tế mới nổi từ 5,9% và 9,6% năm 2007 giảm còn 3,1% và 5,6% năm 2008.

Mặc dù nhiều quốc gia trên thế giới đã đưa ra các giải pháp, các gói chính sách chống đỡ suy thoái rất quy mô nhưng các dự báo của các tổ chức quốc tế vào tháng 3/2009 về tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2009 vẫn rất ảm đạm, cụ thể :

Bảng 2.1 : Dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới của Ngân hàng thế giới và IMF.

Tên Quốc gia- Khu vực Ngân hàng Thế Giới IMF

Thế giới - 1,7 - 0,5% đến -1% Các nền KT phát triển - 2,9 - - OECD - 3, 0 - 3,1% - Mỹ - 2,4 - 2,5% - Nhật Bản -5,3 - 5,7% Các nền KT đang phát triển 2,1 - - Trung quốc 6,5 -

( Nguồn : Các báo cáo chính thức của NH thế giới và IMF tháng 03/2009 )

Trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới đang trải qua giai đoạn khó khăn nhất trong vòng mấy chục năm qua thì Việt Nam, với mức độ hội nhập ngày càng sâu rộng với kinh tế thế giới, cũng không thể thoát khỏi khủng hoảng trên. Biểu hiện qua việc nền kinh tế rơi vào lạm phát cao từ cuối năm 2007 và năm 2008 mà đỉnh điểm là cuộc gia tăng lãi suất rất khốc liệt vào giữa năm 2008, đến cuối năm 2008 và đầu năm 2009, nền kinh tế lại chuyển sang suy giảm. Những bất ổn đó đã gây cho nền kinh tế VN gặp rất nhiều khó khăn, cụ thể :

- Xuất khẩu giảm liên tục từ tháng 10/2008 và ở mức thấp nhất vào tháng 01/2009, giảm 24,27% so với cùng kỳ năm 2008 và giảm 18,6% so với tháng 12/2008.

- Giá trị sản xuất công nghiệp giảm liên tục bắt đầu từ cuối quý 3 và mức giảm thấp nhất vào tháng 1/2009, giảm 4,4% so với cùng kỳ năm 2008 và 8,6% so với tháng trước đó.

- Lượng kiều hối, vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài đều giảm, ảnh hưởng đến cán cân thanh toán tổng thể dù nhập siêu cũng giảm mạnh. Trong quý 1/2009, FDI đăng ký đạt 6 tỷ USD, giảm 40% so với cùng kỳ năm 2008.

- Du lịch giảm, lượng khách nước ngoài đến Việt Nam giảm 16,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khách du lịch giảm 18,9%.

- Tình trạng mất việc làm tăng lên, đặc biệt tại các DNVVN. Theo thông tin từ tháng 02/2009 của Bộ Lao động Thương binh xã hội thì ít nhất có khoảng 40.000 lao động mất việc làm.

- Tăng trưởng GDP của VN trong năm 2008 là 6,2%, thấp hơn mục tiêu đã được điều chỉnh là 7%, và tăng trưởng Quý 1/2009 tiếp tục chỉ đạt 3,1%.

Với tình hình khó khăn như trên thì Việt Nam cũng đã đưa ra gói kích thích kinh tế khoảng 6 tỷ USD dùng để hỗ trợ lãi suất vay vốn lưu động ( và mới nhất là tăng cường thêm hỗ trợ lãi suất áp dụng cho đầu tư mới đối với trung dài hạn), tăng đầu tư công, miễn giảm các loại thuế cho DN, tăng cường các chính sách an sinh xã hội. Tất cả các giải pháp trên đang được Chính phủ triển khai, cần có thời gian để có thể phát huy tác dụng. Tuy nhiên, các tổ chức tài chính quốc tế cũng đã đưa ra các dự báo về tăng trưởng kinh tế VN năm 2009 như sau:

Bảng 2.2 : Dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2009 của các tổ chức tài chính quốc tế.

Tên tổ chức Mức tăng trưởng của VN (%)

WB 5,5%

Phòng thương mại và công nghiệp Châu Âu 4,3%

IMF ( tháng 03/2009 ) 4,8%

ADB ( tháng 02/2009 ) 4,5%

CitiGroup ( tháng 03/2009 ) 4,3%

DeutscheBank ( tháng 12/2008 ) 4%

ANZ ( tháng 01/2009 ) 5%-5,5%

Chính phủ Việt Nam ( tháng 4/2009) Khoảng 5%

( Nguồn : Tác giả tổng hợp số liệu từ các tổ chức trên )

Như vậy có thể thấy, tình hình kinh tế VN được dự báo vẫn còn chứa đựng yếu tố rủi ro, bất ổn trong thời gian sắp tới, do đó, sẽ còn ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của các DNVVN nước ta.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả thẩm định cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn TPHCM (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)