Công tác thẩm định rủi ro tín dụng độc lập chưa được coi trọng và quan tâm đúng mức.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả thẩm định cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn TPHCM (Trang 49 - 51)

quan tâm đúng mức.

Việc ra đời bộ phận thẩm định rủi ro tín dụng độc lập tại các ngân hàng trong những năm gần đây như Vietinbank, Vietcombank, Agribank..là nhằm tăng cường hơn nữa chất lượng trong thẩm định cho vay và hạn chế rủi ro. Bộ phận này sẽ tham gia kết hợp với bộ phận tín dụng trong việc thẩm định hồ sơ vay với tư cách là bộ phận thẩm định độc lập, có chức năng như là tái thẩm định lại các nội dung mà phòng tín dụng đã tiến hành. Tùy theo đặc điểm mỗi ngân hàng, mỗi chi nhánh mà mức độ tham gia của bộ phận này trong công tác thẩm định hồ sơ vay là nhiều hay ít, đặc biệt đối với các hồ sơ vay lớn, hầu như đều có sự tham gia của bộ phần này. Đây có thể xem là chốt chặn cuối cùng nhằm hạn chế rủi ro trước khi giải quyết cho vay.

Tuy với ý nghĩa quan trọng như vậy nhưng thực tế áp dụng lại cho thấy, bộ phận này chưa nhận được sự quan tâm đúng mức cũng như chưa phát huy được hết vai trò của mình tại các chi nhánh ngân hàng áp dụng mô hình trên, thậm chí là bị hủy bỏ sau một thời gian ngắn áp dụng như tại Agribank. Một số hạn chế khi triển khai bộ phận này :

 Cán bộ tín dụng và cán bộ thẩm định rủi ro độc lập thường có mối quan hệ thân thiết, nể nang nhau nên khi thẩm định hồ sơ, cán bộ thẩm định rủi ro tín dụng thường không có chính kiến riêng mà tùy thuộc quyết định cho vay của CBTD.

 Trường hợp cán bộ thẩm định rủi ro độc lập thực hiện đúng nguyên tắc theo quy định lại bị mang thành kiến là tác nhân dẫn đến việc không phát triển dư nợ cho chi nhánh, hạn chế khách hàng nên cũng thường ngại va

chạm với bộ phận tín dụng, từ đó, tạo tâm lý e dè, buông xuôi khi thẩm định rủi ro độc lập.

 Lực lượng thẩm định rủi ro độc lập còn thiếu và yếu, chưa đủ khả năng để thực hiện tốt vai trò của mình. Thực tế cho thấy, tại một số Chi nhánh ngân hàng, lực lượng này là quá mỏng so với yêu cầu của công việc, dẫn đến việc thẩm định rủi ro chỉ mang tính hình thức, cho đủ ban bệ. Cơ chế lựa chọn cán bộ cho bộ phận này cũng chưa được đề cao, các cán bộ thường là mới, kinh nghiệm không nhiều, khả năng am hiểu về pháp luật, thị trường còn hạn chế, do vậy dẫn đến khả năng nhận định rủi ro là chưa cao, các tờ trình thẩm định rủi ro còn sơ sài, chung chung, chưa đi sâu phân tích và đề ra các biện pháp hay kiến nghị để khắc phục, hạn chế rủi ro.

 Ngoài ra, bộ phận thẩm định rủi ro tín dụng độc lập còn chịu nhiều sự tác động của các cấp quản lý trong quá trình tác nghiệp nên cũng chưa phát huy được hết vai trò là một bộ phận thẩm định độc lập, các kết luận thẩm định nhiều lúc còn phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của các cấp quản lý. - Việc triển khai văn bản, quy trình, quy định cho vay còn hạn chế, chưa kịp thời.

Đây là hiện tượng xảy ra tại nhiều NHTM và là một trong những tác nhân ảnh hưởng đến chất lượng công tác thẩm định cho vay. Vì thiếu các quy định cụ thể, ràng buộc trong việc triển khai các văn bản, quy định cho vay nên tại mỗi Chi nhánh ngân hàng, khả năng tiếp nhận, tiếp thu và thực hiện của CBTD phụ thuộc rất lớn vào các cấp quản lý. Nếu các lãnh đạo có khả năng quản lý không tốt, không có cách triển khai văn bản đến CBTD một cách khoa học, hiệu quả sẽ là tác nhân ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng thẩm định cho vay, đặc biệt là tại

các ngân hàng chưa thực hiện quản lý theo tiêu chuẩn ISO như Agribank, Vietinbank ( mới đang giai đoạn triển khai ISO ) và các NHTM cổ phần nhỏ.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả thẩm định cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn TPHCM (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)