Chương ba: một số biện pháp nhằm tăng cường hạn chế rủi ro tín dụng tại VPBank :
3.2.2, nâng cao chất lượng phân tích thẩm định tín dụng:
Công tác thẩm định chất lượng khách hàng và tính khả thi của các dự án góp phần quan trọng trong việc phòng chống và hạn chế rủi ro của ngân hàng. Nâng cao chất lượng thẩm định là nâng cao chất lượng nguồn thông tin của ngân hàng, nâng cao chất lượng của cán bộ tín dụng, tăng cường áp dụng các mô hình hiện đại để phân tích thông tin trong các thông số kỹ thuật. Để thưc hiện tốt việc phân tích tín dụng cần phải tập trung phân tích các vấn đề trọng tâm sau đây:
Năng lực tài chính của khách hàng:
Căn cứ vào các giấy tờ chứng minh tư cách pháp lý của khách hàng. Đó là các loại giấy tờ: giấy phép thành lập, đăng ký kinh doanh, chứng nhận người đại diện pháp luật của doanh nghiệp. Những giấy tờ đó cần được kiểm tra xem xét kỹ xem có đúng với qui định của các luật có liên quan: Luật doanh nghiệp , luật dân sự, luật ngân hàng…
Năng lực tài chính của khách hàng:
Để có được các thông tin về năng lực tài chính của khách hàng cần phải dựa vào hai nguồn thông tin đó là: một phần do khách hàng cung câp và một phần lớn do thu thập được từ bên ngoài. Các báo cáo thu được càng đầy đủ các năm các thời kỳ thì lại càng chính xác. Ngoài ra cần tận dụng nguồn thông tin liên ngân hàng để có thể biết rõ về lịch
sao. Việc thực hiện các khâu này chủ yếu là do cán bộ tín dụng thực hiện nên dễ dẫn đến những sai sót do khối lượng công việc quá lớn chính vì vậy nên cần bố trí có thêm các cán bộ trợ giúp cán bộ tín dụng.
Hiệu quả của phương án vay vốn :
Nguồn thu từ phương án vay vốn chính là nguồn trả nợ đầu tiên cho ngân hàng. Chính thế nên điều không thể thiếu được là cần phải xem xét lợi nhuận thu được và tính khả thi của dự án đó. Trước tiên, để nâng cao chất lượng thẩm định dự án cần đòi hỏi người thẩm định phải có kiến thức kỹ càng về tài chính doanh nghiệp và thẩm định dự án ngoài ra còn phải nắm được nhưng qui định của Nhà nước liên quan đến lĩnh vực đầu tư. Cán bộ thẩm đinh phải thường xuyên cập nhập các thông tin về: chính sách đầu tư và hợp tác của Chính Phủ, qui định của Nhà nước về tiền thuê đất, sử dụng đất, qui định về qui hoạch, về chính sách đãi ngộ với từng loại hình doanh nghiệp, về chế độ tính khấu hao tài sản cố định… Ngoài ra trong những trường hợp dự án liên quan đến nhiều ngành nghề phức tạp thì cán bộ thẩm định còn phải bổ sung những kiến thức về các ngành nghề đó.
Ngoài ra một thực tế VPBank gặp phải đó là việc các doanh nghiệp ngoài quốc doanh vừa và nhỏ có tuổi đời ít thì không có kinh nghiệm trong việc lập các dự án đầu tư, chính vì lẽ đó nên có nhiều dự án không đạt chỉ tiêu thực ra là vì không biết cách lập nếu vì như thế mà không cho vay được thì rất lãng phí những dự án khả thì. Vì vậy nên các cán bộ tín dụng không chỉ đóng vai trò thẩm định mà còn là những nhà tư vấn cho các doanh nghiệp. Họ sẽ phải hướng dẫn cho các doanh nghiệp cách thức lập phương án sản xuất, phương án trả nọ, về thủ tục, hớng dẫn họ cách tính toán…từ đó ngân hàng lập kế hoạch cho vay tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoàn thành kế hoạch sản xuất và trả nợ cho ngân hàng.
Phân tích dự báo ảnh hưởng của môi trường kinh doanh tới phương án vay vốn và khả năng trả nợ của khách hàng:
Việc chịu ảnh hưởn và tác động của môi trường là không thể né tránh nên việc dự báo ảnh hưởng đó là việc cần thiết phải thực hiện. Để thực hiện tốt việc này thì đòi hỏi cán bộ tín dụng phải có khả năng tổng hợp và phân tích tốt về:
thực trạng đang diễn ra trong từng ngành nghề và nguyên nhẫn dẫn đến nó. Những thông số kỹ thuật về sản lượn, giá cả, mức độ hấp dẫn của nhóm ngành nghề này, qui luật tác động của thị trường tới sự phát triển của ngành.
Các chỉ số kinh tế vĩ mô của đất nước như : GDP, GNP, tỷ lệ lạm phát, tỷ giá hối đoái, chỉ số tiêu dùng, tình hình cán cân thương mại… và sự liên hệ của các chỉ số đó với thế giới.
Sụ thay đổi của chính sách pháp luật , thể chế và chính trị trong thời gian cho vay.
Qua những thông tin trên cán bộ tín dụng sẽ có được cái nhìn tổng quát về diễn biến chung của thị trường trogn thời gian vay. Từ đó dự đoán chiều hướng biến đổi của thị trường và sẽ có những quyết định hợp lý về việc cho vay.
Đánh giá các nguồn đảm bảo của khoản vay:
Đây chính là nguồn thu thứ hai của ngân hàng khi mà khách hàng không có khả năng trả nợ. Chính vì vậy nên việc thẩm định tài sản bảo đảm đóng vai trò quan trọng trong góp phần hạn chế rủi ro tín dụng cho ngân hàng. Tại VPBank có phòng tái thẩm định tài sản bảo đảm từ đó có thể thấy việc quan trọng của việc đánh giá tài sản bảo đảm. Qui trình thẩm định phải được thực hiện theo các bước: thu thạp hồ sơ pháp lý, giấy tờ sở hữu có đảm bảo được tiêu chuẩn của tài sản bảo đảm; tiến
về giá trị của tài sản bảo đảm. Ở VPBank thì việc thực hiện các bước này đã được tiến hành khá đầy đủ song việc đưa ra mức giá thì chưa được hợp lý lắm, chưa bám sát giá thị trường. Ví như giá đất trên thị trường so với khung giá mà Nhà nước qui định có sự chênh lệch khá lớn nên đôi khi dẫn đến thiệt thòi cho khách hàng có thể vay những khoản lớn hơn khoản vay được duyệt cho vay. Nhưng cần chú ý một vấn đề nữa là tài sản bảo đảm cũng chỉ là nguồn thu sau nếu doanh nghiệp không trả nổi nợ nên nó không phải là yếu tố quan trọng nhất, quan trọng là việc ngân hàng cần đánh giá chính xác về hiệu quả của dự án vay vốn.
Hoàn thiện hệ thống thông tin :
Thông tin tin có vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng cho vay tín dụng. VPBank cần thường xuyên thu thập các nguồn thông tin từ bên ngoài, để gây dựng cho mình một hệ thống thông tin sâu rộng về những đối tượng có thể trở thành khách hàng của mình, có như vậy mới có thể chủ động tìm đến khách hàng chứ không phải chờ đợi khách hàng tìm đến với mình. Thông tin có thể được thu từ các cơ quan chuyên cung cấp thông tin như trung tâm thông tín tín dụng NHNN ( CIC ), từ các tổ chức tín dụng. từ các nguồn thông tin khác trên các phương tiện thông tin đại chúng… Tuy nhiên ở phạm vi rộng các kênh thông tin cũng khó có thể đầy đủ và tiếp cận gần, trong khi đó cán bộ tín dụng lại bị giới hạn bời thời gian cho nên cán bộ tín dụng phải thường xuyên lưu ý việc thu thập lưu trữ thông tin một cách khoa học những ngành nghề mình phụ trách. Hiệu quả việc đo lường rủi ro tín dụng phụ thuộc nhiều vào chất lượng của hệ thồng quản lý thông tin.
Hoàn thiện khâu đánh giá rủi ro và xếp hạng khách hàng:
Mỗi ngân hàng đều có hệ thống đánh giá rủi ro của riêng mình, tuy nhiên mỗi hệ thống đều chứa đựng rủi ro do đánh giá chủ quan của
mỗi ngân hàng. VPBank áp dụng qui trình đánh giá rủi ro gồm hai bước: xác định rủi ro và đánh giá rủi ro.
+ Xác định rủi ro: Nguy cơ rủi ro Một số ví dụ Công cụ phân tích để phát hiện rủi ro Rủi ro hoạt động
- Bộ máy quản lý không kiểm soát được hoạ động kinh doanh gây thất thoát tài sản thua lỗ.
- Tổ chức sản xuất kinh doanh không hợp lý làm tăng chi phí.
- Gián đoạn trong hoạt động sản xuất do trình độ công nghệ hay thiếu nguyên liệu. - Hoạt động bán hàng không có hiệu quả gây giảm doanh thu , giảm lãi.
Thẩm định về khách hàng.
Rủi ro tài chính
- Vốn vay lớn với lãi suất thay đổi làm chi phí lãi vay có thể biến động lớn.
- Nghĩa vụ trả nợ lớn hơn nguồn trả nợ.
Thẩm định về dự án hay phương án kinh doanh, chú ý yếu tố thời gian và những biến động
Rủi ro quản lý
- Dòng tiền không đảm bảo - Chi phí tăng.
- hiệu quả thấp.
Thẩm định khách hàng về số liệu tài chính và hoạt động kinh doanh Rủi ro thị trường - Sự không ổn định về ngành hàng của khách hàng trong - Thẩm định dự án hay phương án kinh doanh.
- Vị trí của ngành còn mới và nhỏ bé.
- Sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường dẫn đến thua lỗ. - Doanh nghiệp vị các bạn hàng khác lừa gạt ( chủ yếu nhấn mạnh các yếu tố thị trường ). Rủi ro chính sách
Sự thay đổi chính sách không có lợi cho doanh nghiệp
- Thẩm định khách hàng. - Thẩm định dự án ( chủ yếu nhấn mạnh vào các yếu tố pháp lý ).
+ Đánh giá rủi ro:
Ngân hàng kết hợp đánh giá rủi ro bằng phương pháp lượng hoá và phương pháp dựa vào các chỉ tiêu do kinh nghịêm thu được:
VPBank cần tiếp tục xây dựng mô các mô hình lượng hoá với ngày càng nhiều các chỉ tiêu được đưa vào mô hình để từ những số liệu thu được sẽ cho kết quả phản ánh đúng mức độ rủi ro của khách hàng. Những mô hình lượng hoá này ngày càng phải trở nên tiên tiến hơn để có thể tính toán tới cả những tác động do môi trường bên ngoài. Dựa vào hai môn toán xác suất và kinh tế lượng để giải quyết các tình huống sẽ xảy ra trong tương lai giúp ngân hàng đề phòng tất cả các trường hợp có thể xảy ra. Đây là một trong những phương pháp rất có hiệu quả được các ngân hàng hiện đại nhất trên toàn thế giới áp dụng, chính vì vậy nên trong thời gian tới VPBank cần chú ý tới việc hoàn thiện dần mô hình đánh giá rủi ro theo phương pháp lượng hoá này.
Song song với việc áp dụng mô hình lượng hoá thì ngân hàng vẫn cần phải phát huy thế mạnh của công cụ đánh giá rủi ro truyền thống đó là dựa vào kinh nghiệm của mình ngân hàng đưa ra bảng đánh giá mức độ
rủi ro của khách hàng thông qua các dấu hiệu quan sát được. Xin được đưa ra một bảng mẫu:
Rủi ro thấp Mức độ rủi ro tăng dần Rủi ro cao
Sau khi có cái nhìn khái quát cán bộ tín dụng tiến hành chấm điểm khách hàng. VPBank áp dụng hệ thống chấm điểm như đã giới thiệu trong biểu…. hệ thống này cho phép nhân viên tín dụng đánh giá khách hàng qua nhiều măt : phẩm chất đạo đưc, khả năng tài chính, tư cách pháp nhân…mà các mô hình trên không thể xác định được
Dấu hiệu - kinh doanh có hiệu quả cao.
- Các rủi ro đã xác định không có khả năng xảy ra rõ rệt - Kinh doanh có hiệu quả. - Có khả năng xảy ra một số rủi ro nhưng không quan trọng và mức độ thấp. - Kinh doanh có hiệu quả thấp. - Có khả năng xảy ra một số rủi ro nhang mức độ thấp - Kinh doanh không hiệu quả. - Xác định được ít nhất có một rủi ro có khả năng xảy ra cao.
Ví dụ Hệ số lãi cao, ổn định hoặc tăng trưởng trong thời gian nhất định.
hệ số lãi cao ổn định trong thời gian gần đây.
hệ số lãi thấp Lợi nhuận âm hoặc xấp xỉ hoà vốn
Việc xếp hạng khách hàng cần phải được dựa trên kết quả của việc đánh giá rủi ro và đánh giá tài sản bảo đảm. Trên thực tế thì việc đánh gía khách hàng qua hệ thống này vấn còn nhiều hạn chế.
Nguyên nhân là do:
Chất lượng của các báo cáo tài chính ở Việt Nam vẫn còn kém, các công ty kiểm toán của chúng ta còn trẻ và thiếu kinh nghiệm nên các doanh nghiệp vẫn có thể dùng nhiều thủ thuật để che mắt được các công ty kiểm toán, chưa kể đến là còn nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ còn chưa có khả năng mời kiểm toán viên nên việc phân tích tài chính chưa được làm đúng theo trình tự qui định dẫn đến nhiều sai sót.
Những yếu tố vô hình như : năng lực của lãnh đạo doanh nghiêp, uy tín của doanh nghiệp đối với các đơn vị cùng ngành … chưa được đánh giá đúng mức
Yếu tố thời vụ của sản phẩm, mức tiêu dùng sản phẩm trong tương lai sẽ tăng cao vẫn chưa được đánh giá hợp lý.
Để làm cho những nhược điểm này giảm bớt VPBank nên chú ý việc ra các tiêu chuẩn cụ thể dối với đối tượng khách hàng của mình, sử dụng các mô hình lượng hoá với các yếu tố tính toán và phương pháp đánh giá thep kinh nghiệm để đánh giá các yếu tố vô hình không thể hiẹn qua các con số. Như vậy có nghĩa là cần phải kết hợp tất cả các phương pháp để có được kết quả tốt nhất trong việc đánh giá rủi ro đối vói khách hàng.
Tuy nhiên thì ngân hàng cũng nên chú ý rằng đôi khi cũng không nên quá cứng nhắc trong việc áp dụng các điểm số này, luôn luôn có một dung sai đối với các trong số để nhân viên tín dụng qua tiếp xúc với khách hàng tự đánh giá theo nhận xét của mình về khách hàng.
Để có hiệu quả hơn VPBank nên áp dụng thêm mô hình chất lượng tức là việc đánh giá rủi ro dựa trên 6 yếu tố ( 6C ).
Tính cách của người vay: cán bộ tín dụng phải xem xét về tính trung thực của khách hàng, khả năng lãnh đạo và điều hành có dứt khoát, tính cách ngay thằng, thái độ làm việc nghiêm túc… Đó là những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của khoản vay .
Năng lực của người vay: năng lực tài chính, năng lực lãnh đạo điều hành, quản lý, năng lực của đội ngũ công nhân lao động tham gia vào phương án vay vốn… Ngoài ra còn phải xem xét tư cách pháp lý của người vay.
Dòng tiền mặt: đây là điều hết sức quan trọng và được thực hiện trong khâu thẩm định dự án. Việc xem xét sự ra vào của dòng tiền mặt ảnh hưởng trực tiếp đến phương án trả nợ của khách hàng. Khách hàng có ba nguồn có thể được dùng để hoàn trả khoản vay: dòng tiền từ doanh thu bán sản phẩm, dòng tiền từ bán các tài sản, và các nguồn từ huy động bằng cách phát hành chứng khoán hay đi vay. Trong đó nguồn từ doanh thu bán sản phẩm là nguồn cần phải xem xét kỹ lưỡng nhất.
Dòng tiền mặt = Lợi nhuận sau thuế + các chi phí không bằng tiền mặt
Ngoài ra các nhà phân tích tài chính cũng sử dụng những cách tính khác để tính dòng tiền mặt:
Dòng tiền mặt = lợi nhuận sau thuế + các chi phí không bằng tiền mặt + các khoản phải trả bổ sung – số dư hàng tồn kho và các khoản phải thu bổ sung.
Cách tính này giúp cán bộ tín dụng có những phân tích về nhiều nhân tố có thể ảnh hưởng tới dòng tiền mặt hơn. Như tình trạng sử dụng
phải thu chưa thu hồi được đều có ảnh hưởng đến dòng tiền mặt của doanh nghiệp và ảnh hưởng đến phương án trả nợ của khách hàng với ngân hàng.
Bảo đảm tiền vay : tiền vay phải được bảo đảm bởi một tài sản hoặc những tài sản có giá trị ròng tương xứng với giá trị của khoản vay. Những yếu tố ảnh hưởng đến giá trị của khoản vay : thời gian sử dụng, tình trạng hiện tại và mức độ sử dụng tài sản