Những rủi ro gặp phải trong thanh toán xuất khẩu tại V-Coalimex

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động thanh toán xuất khẩu tại V-Coalimex (Trang 47 - 50)

4.1. Rủi ro sai biệt trong bộ chứng từ thanh toán hàng xuất khẩu

Đứng từ phía Công ty XNK than -TKV với vai trò là người xuất khẩu, biểu hiện rõ rệt nhất của rủi ro trong thanh toán là đã giao hàng nhưng không nhận được tiền hàng.

Rủi ro dễ gặp nhất là việc Công ty lập bộ chứng từ gửi hàng khi thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ. Bộ chứng từ xuất trình là một yếu tố không thể thiếu trong hoạt động thanh toán quốc tế. Những sai sót Ký kết hợp đồng Gom hàng, tạo lập bộ chứng từ (phòng xuất nhập khẩu) Kiểm tra chứng từ L/C (phòng xuất nhập khẩu) Giao hàng (phòng xuất nhập khẩu) Xuất trình bộ chứng từ, thanh toán (phòng kế toán tài chính)

cả những sai sót lớn hơn như thiếu loại chứng từ, không thống nhất với nhau, hối phiếu ghi sai người ký phát đều gây khó khăn cho Công ty trong việc thanh toán. Bên cạnh đó, Công ty phải lập một bộ chứng từ hoàn hảo để có thể nhận tiền từ ngân hàng hay từ người mua khi có yêu cầu. Nhưng trên thực tế, để có thể lập được một bộ chứng từ hoàn hảo là một điều rất khó khăn nếu như không nhận được thiện chí từ phía người mua. Bởi vậy, việc lập bộ chứng từ chính xác so với yêu cầu trong L/C là cực kỳ quan trọng. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến rủi ro trên là do quy trình nghiệp vụ giao dịch bằng L/C tại công ty không cẩn thận, dẫn đến việc đọc và giải thích L/C chưa cụ thể, bộ phận nghiệp vụ thiếu trách nhiệm, dẫn đến lỗi chính tả, lỗi đánh máy, in ấn….Tính không cẩn thận là tư duy phổ biến hiện còn tồn tại trong nhiều doanh nghiệp xuất - nhập khẩu trong nước với logic cũ là “một bên chỉ cần mở L/C là bên kia chuyển hàng” mà không quan tâm đến tính chuẩn xác của L/C ngay khi nhận được. Tình trạng thiếu kinh nghiệm và thiếu sự phối kết hợp giữa các bộ phận của doanh nghiệp hiện nay là phổ biến mà chủ yếu là do cách quản lý của doanh

nghiệp và sự không hiểu biết về UCP.

Trên thực tế, Công ty đã gặp phải 1 số rủi ro không đáng có về khâu thanh toán xuất khẩu. Trường hợp gần đây nhất là khi công ty thực hiện hợp đồng xuất khẩu than với tổng công ty xuất nhập khẩu Khoáng sản

Ngũ kim Trung Quốc năm 2008 số hợp đồng: No.72/2008/3xGD705A-5/

CV-MCH/ trong đó vận tải đơn và L/C có sự khác biệt về thời gian tàu chạy, ngày tàu chạy ghi trên vận tải đơn muộn hơn 1 hoặc 2 ngày so với quy định trong L/C. Nguyên nhân của sự khác biệt này là ngày ghi trên L/C là ngày tàu phải khởi hành, nhưng cảng Hải Phòng hôm đó mớn nước không đủ để tàu rời cảng nên tàu phải chờ thêm một, hai ngày nữa, đến khi nước lên tàu mới có thể đi được. Vì vậy, ngày tàu thực tế rời cảng khác với ngày ghi trên B/L nên cán bộ thanh toán xuất khẩu không chú ý tới sự sai biệt này, đưa bộ chứng từ tới ngân hàng thì bị từ chối thanh toán. Khi ấy công ty phải quay lại hãng tàu để xin sửa B/L và đóng dấu CORRECTION để sửa lại L/C thì mới được thanh toán.

4.2. Rủi ro người nhập khẩu thanh toán chậm

Trong hoạt động xuất khẩu, L/C là phương thức thanh toán được công ty ưu tiên lựa chọn để đưa vào hợp đồng, tuy nhiên đối với một số bạn hàng lâu năm, để giữ mối quan hệ làm ăn lâu dài thì công ty vẫn ưu tiên cho họ được thanh toán bằng T/T trả sau. Trong giai đoạn cuối năm 2008, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu bắt đầu ảnh hưởng tới hầu hết các nước phát triển trong đó có Hàn Quốc, Trung Quốc – thị trường nhập khẩu than lớn nhất của V-Coalimex khiến khả năng thanh toán của các bạn hàng tại các thị trường này giảm xuống. Điều đó rất dễ dẫn đến việc họ trì hoãn thanh toán cho V-Coalimex trong một thời gian dài khiến nguồn vốn của công ty bị ứ đọng, gây ảnh hưởng tới kế hoạch tài chính của công ty.

4.3. Rủi ro tỷ giá

Đây là rủi ro không chỉ riêng của V-Coalimex mà hầu hết các doanh nghiệp xuất nhập khẩu khác tại Việt Nam đều gặp phải khi xảy ra biến động tỷ giá trên thị trường.

Tuy nhiên tại V-Coalimex, rủi ro này đôi khi khá nghiêm trọng vì trên thực tế trong các hợp đồng xuất khẩu của công ty không hề có điều kiện đảm bảo ngoại hối phòng khi biến động tỷ giá xảy ra. Vì vậy, khi tỷ giá USD/VND xuống thì công ty thường chấp nhận chịu thiệt trong các hợp đồng xuất khẩu than.

4.4. Không có bảo lãnh khi gặp rủi ro

Trong hoạt động xuất khẩu luôn có những tình huống xảy ra ngoài dự kiến kể cả khi công ty quy định các điều khoản khá rõ ràng trong hợp đồng. Vì thế hiện nay bảo lãnh là một điều khoản cần thiết của hợp đồng . Tuy nhiên, sau khi tìm hiểu thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế tại V-Coalimex, nhận thấy rằng trong một số hợp đồng không hề có điều khoản này nên khi xảy ra rủi ro, công ty thường phải chịu toàn bộ thiệt hại.

Một trong những rủi ro công ty gặp phải đó là người nhập khẩu không nhận hàng khi thấy giá than trên thị trường thế giới có xu thế hạ xuống. Vì trong hợp đồng xuất khẩu không yêu cầu người nhập khẩu phải có ngân hàng bảo lãnh hay đặt cọc đảm bảo nhận hàng nên khi từ chối nhận hàng, họ cũng không phải chịu bất kỳ khoản tiền phạt nào.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động thanh toán xuất khẩu tại V-Coalimex (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w