Đối với ngân hàng nhà nước

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động thanh toán xuất khẩu tại V-Coalimex (Trang 67 - 69)

III. Một số kiến nghị để hoàn thiện hoạt động thanh toán xuất khẩu tại V-Coalimex

1. Đối với ngân hàng nhà nước

1.1 Hoàn thiện văn bản pháp luật để tạo môi trường pháp lý cho hoạt động thanh toán xuất khẩu: thanh toán xuất khẩu:

Hoạt động thanh toán xuất khẩu với sự tham gia của yếu tố nước ngoài, liên quan nhiều tới lĩnh vực pháp luật vì nó bị nhiều nguồn luật điều chỉnh như: nguồn luật quốc gia của các bên tham gia ký kết hợp đồng, các tập quán quốc tế, án lệ… Tuy nhiên hiện nay nước ta vẫn chưa có văn bản pháp luật nào quy định, hướng dẫn giao dịch thanh toán quốc tế làm chuẩn hóa cho tất cả các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Các doanh nghiệp và ngân hàng vẫn thường sử dụng cuốn “Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (UCP)” để điều chỉnh hoạt động thanh toán quốc tế liên quan đến phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, bên cạnh đó có thêm ISBP 681 để bổ sung. Trên thực đôi khi hai văn bản này khá khó hiểu đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nên gây ra những sai biệt giữa L/C và chứng từ xuất trình, có nhiều điểm vẫn còn mẫu thuẫn giữa UCP và ISBP 681 đã gây khó khăn cho cả phía ngân hàng lẫn doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Ví dụ như tại điều 6c của UCP

600 quy định: “Một tín dụng sẽ không được phát hành có giá trị thanh toán một hối phiếu ký phát đòi tiền người yêu cầu”. Trong khi đó cũng về vấn đề này điều 54 của ISBP 681 lại nói rằng: “Một thư tín dụng có thể được phát hành yêu cầu một hối phiếu ký phát đòi tiền người yêu cầu như là một trong những chứng từ yêu cầu xuất trình, nhưng phải không được phát hành Thư tín dụng có giá trị thanh toán bằng các hối phiếu ký

phát đòi tiền người yêu cầu.”12

Với hệ thống luật còn thiếu chặt chẽ và chưa đồng bộ như ở Việt Nam hiện nay, các doanh nghiệp sẽ gặp không ít rủi ro trong giao dịch thanh toán quốc tế mặc dù họ đã rất cố gắng để tự bảo vệ mình. Vì vậy Ngân hàng Nhà nước cần sớm ban hành, sửa đổi các văn bản pháp luật chưa hoàn chỉnh để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động thanh toán quốc tế tại các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

1.2. Có chính sách vĩ mô về quản lý, sử dụng, điều phối dự trữ ngoại hối quốc gia.

Hiện nay, nước ta đang đứng trước nguy cơ về thâm hụt cán cân thương mại do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, Ngân hàng Nhà nước cần phải có thực lực trong việc quản lý sử dụng, điều phối dự trữ ngoại hối quốc gia nhằm bảo vệ lợi ích kinh tế vĩ mô, không nên duy trì mãi sự bị động trước quan hệ cung cầu ngoại tệ gây rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp và rủi ro cho hoạt động thanh toán quốc tế của doanh nghiệp. Để thực hiện được việc này, Ngân hàng Nhà nước cần phải bổ sung, hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động tiền tệ - tín dụng phù hợp với thông lệ quốc tế và điều kiện thực tế của Việt Nam như: hoàn thiện luật Ngân hàng Nhà nước, Luật Các Tổ chức Tín dụng, Luật Các công cụ chuyển nhượng, tiến hành rà soát bổ sung và chỉnh sửa cơ chế, chính sách và các văn bản phù hợp với lộ trình thực hiện các cam kết với các tổ chức quốc tế về lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng.

Song song với việc quản lý tốt về dự trữ ngoại hối, Ngân hàng Nhà nước cũng cần phải điều hành chính sách tỷ giá linh hoạt phù hợp với thực tế. 12 Nguồn: UCP 600 và ISBP 681

Hiện nay,Việt Nam đang neo giữ tỷ giá USD/VND cố định trong khi trong thời gian vừa qua, đồng USD lại mất giá so với các ngoại tệ khác nên trong giai đoạn 2007-2009, việc neo giữ này góp phần ổn định tài chính làm gia tăng lạm phát trong nước vì giá cả bất ổn định, gây khó khăn cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Bởi vậy trong thời gian sắp tới ngân hàng nhà nước nên có những chính sách về tỷ giá cho phù hợp ví dụ như nới rộng biên độ hơn nữa để tỷ giá phản ảnh sát cung cầu ngoại hối, một cách khác là có thể áp dụng cơ chế rổ tiền tệ để xác định tỷ giá USD/VND.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động thanh toán xuất khẩu tại V-Coalimex (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w