Ba nước Thái Lan, indonexia, Malaysia là những nước sản xuất và xuất khẩu cao su thiên nhiên hàng đầu thế giới, đã có những thỏa thuận hợp tác và kiên kết chặt chẽ về quản lý sản xuất, phát triển thị trường và xuất khẩu cao su thiên nhiên. Giải pháp liên kết, hợp tác quản lý sản xuất và xuất khẩu cao su thiên nhiên giữa 3 nước đã có tác dụng điều tiết được thị trường xuất khẩu cao su thế giới, hạn chế được sự suy giảm giá cao su, tăng cường vị thế của họ trong việc cung ứng cao su thiên nhiên trên thế giới.
Hiệp định hợp tác giữa Thái Lan, Indonexia, Malayxia có hiệu lực từ năm 2002 đã thể hiện cụ thể sự hợp tác quốc tế giữa 3 nước trong việc phát triển thị trường xuất khẩu cao su thiên nhiên. Một trong những kế hoạch hành động quan trọng là 3 nước thực hiện giảm 4% sản lượng và 10% xuất khẩu cao su thiên nhiên bắt đầu tư năm 2002. Để thực thi kế hoạch hành động theo thỏa thuận của Hiệp Định hợp tác, ba nước đã thành lập hội đồng cao su được gọi là ITRC gồm đại diện của chính phủ và doanh nghiệp thuộc ngành cao su của ba nước nhằm kiểm soát việc dự trữ và quyết định thời gian, mức xuất khẩu cao su nhằm đảm bảo quyền lợi chung.
Việc ký kết hiệp định hợp tác quốc tế, đề ra chương trình hành động cụ thể giữa 3 nước hàng đầu thế giới về quản lý sản xuất, phát triển thị trường xuất khẩu cao su thiên nhiên là một giải pháp hữu hiệu trong việc điều tiết thị trường và bình ổn giá cả xuất khẩu cao su trên thế giới, nhất là tình hình giá cao su suy giảm thấp như hiện nay.
1.1.6.2 Kinh nghiệm của Thái Lan
Thái Lan hiện là nước sản xuất và xuất khẩu cao su thiên nhiên lớn nhất thế giới. Từ năm 2002 – 2008 sản lượng xuất khẩu cao su thiên nhiên của
Thái Lan luôn đạt ở mức doanh thu trung bình là 2.3 tỷ USD. Thị phần cao su tự nhiên xuất khẩu của Thái Lan đạt khoảng 34% nhiều nhất so với các đối thủ cạnh tranh khác trên thế giới. Đạt được những kết quả trên nhờ vào chiến lược phát triển của Thái Lan cụ thể như sau:
* Về tổ chức bộ máy quản lý ngành cao su Thái Lan
Ngành cao su Thái Lan chịu sự quản lý nhà nước về tổ chức của Bộ Nông nghiệp và hợp tác Thái Lan. Chính phủ thành lập một Ủy ban chính sách cao su quốc gia. Ủy ban này chuyên hoạch định chiến lược và kế hoạch phát triển ngành cao su Thái Lan, đồng thời cũng xác định ngân sách để thực hiện những kế hoạch đó đệ trình lên chính phủ và quốc hội phê chuẩn. Bộ Thương mại Thái Lan là cơ quan quản lý nhà nước về thương mại, có chức năng định hướng, hoạch định chính sách phát triển thị trường trong và ngoài nước và quản lý xuất nhập khẩu nói chung, ngành cao su nói riêng. Trong khi đó, Viện Nghiên cứu cao su thái Lan trực thuộc Bộ Nông Nghiệp và hợp tác Thái Lan chịu trách nhiệm nghiên cứu, dự báo và tư vấn chính sách về cao su cho Thái Lan, về lĩnh vực phát triển thị trường xuất khẩu cao su. Cơ quan này giúp ích đắc lực cho các cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp cao su Thái Lan trong việc thúc đẩy sản xuất và phát triển thị trường xuất khẩu.
Ngoài các cơ quan quản lý và tư vấn nhà nước ra, chính phủ Thái Lan còn thành lập Tổ chức đồn điền cao su Thaí Lan ( REO), một trong những chức năng chính của tổ chức này là lập kế hoạch và thực thi việc dự trữ cao su, thực thi những quyết định bán cao su dự trữ, mức giá và thời hạn thanh toán theo chỉ đạo của chính phủ.
Để tăng cường thế lực xuất khẩu cao su, chính phủ Thái Lan còn thành lập Khu công nghiệp cao su với mục tiêu xúc tiến việc chế biến sâu cao su thành sản phẩm cao su nhằm tăng kim ngạch xuất khẩu cao su và nâng chất lượng cao su Thái Lan đạt tiêu chuẩn quốc tế, nâng cao năng lực cạnh tranh
xuất khẩu cao su. Bên cạnh đó, Hiệp hội cao su Thái Lan ( TRA) bao gồm các nhà sản xuất, chế biến, kinh doanh, xuất khẩu Thái Lan. Hiệp hội này được thành lập trên cơ sở tự nguyện, hợp tác và bảo vệ quyền lợi cho các thành viên đặc biệt đối với khu vực tư nhân.
* Về cơ chế và chính sách đối ngoại
Chính phủ Thái Lan chú trọng tạo lập và hoàn thiện môi trường lụât pháp và môi trường kinh tế quốc tế nhằm tạo điều kiện cho sự phát triển xuất khẩu và mở rộng thị trường xuất khẩu cao su, thể hiện trên các mặt sau:
- Hệ thống luật pháp và chính sách đồng bộ và nhất quán với các định chế của các tổ chức quốc tế mà Thái Lan tham gia
- Thực hiện chiến lược hướng về xuất khẩu trên cơ sở ban hành hàng loạt chính sách về ưu đãi đầu tư, ưu đãi xuất khẩu cho các dự án FDI khả thi đủ điều kiện xuất khẩu trên 80% sản phẩm.
- Chủ trương mở cửa, hợp tác, tích cực triển khai đàm phán ký kết các hiệp ước, hiệp định song phương và đa biên với các nước trong khu vực và thế giới. Chủ trương mở cửa hội nhập quốc tế của Thái Lan được cụ thể hoá theo các hướng như sau:
• Ngoài những hiệp định mậu dịch đã được ký kết với Nhật, Mỹ, EU,Indonexia, Malaysia, Hàn Quốc... Thai Lan kí kết thêm nhiều hiệp định so phương với các thị trường xuất khẩu tiềm năng rộng lớn khác như Trung Quốc, Nam Phi.
• Một mặt chính phủ Thái Lan nỗ lực đàm phán ký kết thêm các hiệp định thương mại song biên với các thị trường mới để tăng xuất khẩu nông sản trong đó có cao su, mặt khác thường xuyên cử các phái đoàn của cả nhà nước và doanh nghiệp đi xúc tiến xuất khẩu cao su tại các thị trường truyền thống như Mỹ Nhật, Thổ Nhĩ Kỳ...
Chính phủ Thái Lan chú trọng tạo dựng và hoàn thiện môi trường luật pháp, môi trường kinh doanh trong nước bình đẳng, thuận lợi và ổn định nhằm phát triển thị trường và đầu tư trong nước làm nền tảng cho phát triển thị trường nước ngoài và xuất khẩu
- Chính sách đầu tư:
Uỷ ban đầu tư hoạt động theo Luật khuyến khích đầu tư của Thái Lan năm 1977. Uỷ ban đã được uỷ quyền của Chính phủ ban hành một tập hợp hoàn chỉnh các chính sách và biện pháp ưu đãi đầu tư cho cả nhà đầu tư trong nước và nước ngoài như các chính sách và biện pháp bảo lãnh, bảo hộ, chế tài, thuế khoá và các biện pháp khuyến khích khác. Các chính sách và biện pháp đầu tư của Thái Lan đã đem lại những kết quả khả quan, đáp ứng được các chỉ tiêu như: tăng thu ngoại tệ thông qua phát triển xuất khẩu, phát triển nguồn nhân lực trong nước, tạo công ăn việc làm, thúc đẩy kinh tế các vùng tham gia xuất khẩu, bảo đảm được nguồn năng lực thay thế không phải nhập khẩu, tạo lập và phát triển các ngành cơ bản làm nền tảng cho việc phát triển các ngành khác trong đó có ngành cao su.
Bởi chính sách và biện pháp đầu tư tích cực, đã khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp chủ chốt tăng năng lực xuất khẩu như đối với ngành cao su.
- Chính sách xúc tiến xuất khẩu
+ Cục xúc tiến xuất khẩu thuộc Uỷ ban phát triển xuất khẩu của Thái Lan có vai trò chủ chốt trong việc đẩy mạnh xuất khẩu và hỗ trợ phát triển thị trường ngoài nước. Trên cơ sở các chính sách và biện pháp phát triển thị trường và xuât khẩu do Uỷ ban phát triển xuất khẩu EDC đề ra. Cục xúc tiến xuất khẩu triển khai và điều phối hoạt động xúc tiến xuất khẩu cụ thể là:
1) xác định các kế hoạch và chiến lựoc xúc tiến xuất khẩu ngắn hạn, dài hạn và các bước liên tục đối với các thị trường mục tiêu cho cao su
nói riêng và hàng hoá nói chung.
2) Phát triển các thị trường nước ngoài đặc biệt là thị trường mới cho xuất khẩu cao su
3) Hỗ trợ hoạt động nghiên cứu, triển khai nhằm tăng năng suất và chất lượng sản phẩm cao su xuất khẩu có giá trị gia tăng cao
4) Lập quĩ hỗ trợ thương mại quốc tế
5) Giảm các thủ tục xuất khẩu và phối hợp chặt chẽ với khu vực tư nhân để tháo gỡ những vướng mắc về xuất khẩu cao su.
+ Thành lập một số tập đoàn kinh tế thương mại tổng hợp đủ mạnh về quy mô và lợi thế so sánh trong xuất khẩu theo kinh nghiệm của Nhật Bản sau đại chiến thế giới thứ hai, trong đó có tập đoàn sản xuất - xuất khẩu cao su.
+ Các chương trình khuyến khích xuất khẩu tạo ra các đòn bẩy khuyến khích xuất khẩu.
Ngoài ra, chính phủ thường xuyên điều hành sự phối hợp liên bộ và các nhà doanh nghiệp mở các chiến dịch khuyếch trương xuất khẩu trên toàn thế giới thông qua cả mạng lưới công và tư, đặc biệt trong điều kiện giá cao su tụt giảm.
+ Chính sách tăng cường sự hợp tác giữa khu vực nhà nước và các khu vực tư nhân, cụ thể là các chính sách tự di hoá, tư nhân hoá một số lĩnh vực hoạt động công cộng, cải cách các thủ tục hải quan... nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh xuất khẩu cao su trên thị trường quốc tế.
+ Chính phủ Thái Lan hợp tác cùng phối hợp hành động với chính phủ Inđonexia, Malaysia về sản xuất, quản lý xuất khẩu, trao đổi thông tin, thu mua và dự trữ cao su, cùng ngừng xuất khẩu và tăng giá cao su tại đồn điền đã tạo được vị thế và giữ vai trò điều tiết thị trường cao su thế giới.
- Chính sách ưu đãi xuất khẩu
cao su, thể hiện như sau:
+ Ưu đãi thuế xuất nhập khẩu cho các doanh nghiệp xuất khẩu, trong đó có doanh nghiệp xuất khẩu cao su.
+ Hỗ trợ miễn phí về đào tạo kỹ thuật, kỹ năng xuất khẩu, marketing xuất khẩu, hội thảo, triển lãm, khảo sát thị trường quốc tế cho các doanh nghiệp xuất khẩu, trong đó có doanh nghiệp cao su.
+ Chính sách tỷ giá hối đoái được sử dụng như một công cụ đắc lực cho tăng cường xuất khẩu, chính sách tài chính tín dụng tập trung vào việc cung cấp tín dụng dài hạn, ngắn hạn và hình thức tín dụng cả gói. Đây là một loại tín dụng thương mại trực tiếp tăng cường xuất khẩu cao su, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu cao su trong giai đoạn cả trước và sau khi hàng hoá rời cảng xuất.
+ Hệ thống ngân hàng, trong đó có ngân hàng trung ương và ngân hàng thương mại Thái Lan tập trung lớn vào việc tài trợ cho các hoạt động xuất khẩu, trong đó có xuất khẩu cao su bằng hình thức chiết khấu các hối phiếu.
+ Cung cấp tài chính cho xuất khẩu dưới dạng các tài sản, tài trợ vốn lưu động, và tham gia mua cổ phiếu, cung cấp các dịch vụ tư vấn, bảo lãnh, quĩ hỗ trợ thương mại quốc tế, thực hiện các chương trình hiện đại hoá xuất khẩu dành riêng cho các nhà sản xuất hàng xuất khẩu có qui mô vừa và nhỏ.
* Về yêu cầu đảm bảo kỹ thuật chế biến của Thái Lan
Một trong những chủ trương lớn của chính phủ Thái Lan là việc tăng cường đầu tư nước ngoài để nâng cao trình độ công nghệ chế biến và các sản phẩm cao su đạt tiêu chuẩn quốc tế và theo nhu cầu của thị trường, đặc biệt là thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản. Chẳng hạn như chế biến loại cao su STR 20, TSR 20 để xuất sang Mỹ và Châu Âu, chế biến loại cao su RSS để xuất sang Nhật và các nước Châu Á khác.