Nhận thức được tầm quan trọng của sản xuất cao su và những thuận lợi có được, Chính phủ Malaysia đã đưa ra những chính sách khuyến khích đầy hấp dẫn về tài chính, đầu tư, thuế nhằm hỗ trợ và bảo hộ người sản xuất và nhiều chương trình hỗ trợ cho phát triển như hỗ trợ về tài chính, công nghệ, kỹ thuật và tư vấn sản xuất, tư vấn tiếp thị. Các vườn cây cao su được tổ chức theo nhóm có thể được trợ giúp dưới hình thức tín dụng, được cung ứng các yếu tố đầu vào và các điều kiện tiếp thị. Malaysia đã thành lập Hội đồng ngành cây cao su nhằm mục đích xúc tiến sự liên kết giữa các khu vực Nhà
nước và tư nhân. Mạng lưới của Hội đồng ngành gồm có các đại diện của các Bộ, Cục, các Công ty, các trường Đại học và các đơn vị tư nhân có liên quan tới sự phát triển của ngành cao su, tạo nên sự liên kết chặt chẽ có trách nhiệm trong các khâu sản xuất, chế biến và xuất khẩu.
Sau khi nhận thấy giới hạn của sự phát triển cao su với tốc độ cao, Malaysia đã điều chỉnh chính sách khuyến khích về tài chính, tiền tệ nhằm phát triển sản xuất và xuất khẩu những nông sản có quy mô lớn, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Tất cả các đơn vị sản xuất tham gia vào việc trồng cây, bao gồm hợp tác xã, các tổ hợp nông nghiệp, các nông hội, các công ty cổ phần v.v..đều có quyền được hưởng các khuyến khích về thuế. Chẳng hạn, các đơn vị mới tham gia kinh doanh được miễn thuế trong vòng 5 năm kể từ khi bắt đầu thực hiện. Khi các dự án nông nghiệp đi vào hoạt động, được Bộ Tài chính chấp thuận, các chi phí cơ bản ban đầu cũng được khấu trừ về khai hoang, trồng mới, xây dựng đường xá, cầu cống nông thôn, xây dựng công trình thủy lợi v.v..Hơn thế nữa các dự án này còn được hưởng chính sách thuế đặc biệt đối với từng loại cây, khoảng thời gian và diện tích tối thiểu được hưởng. Nhờ có những chính sách khuyến khích như vậy, cho đến nay Malaysia là 1 trong 3 nước sản xuất cao su lớn nhất thế giới (1,1 triệu tấn), đứng sau Thái Lan (3 triệu tấn), Inđônêxia (2 triệu tấn). 3 nước này chiếm