Thị phần của các nước xuất khẩu cao su tự nhiên trên thế giớ
3.2.1.3 Biện pháp về hỗ trợ
Trước hết, Các cơ quan quản lý cần đẩy mạnh việc thông tin tuyên truyền, phổ biến cho cộng đồng doanh nghiệp kiến thức pháp lý liên quan đến
xuất khẩu của các đối tác nhập khẩu lớn, các thông tin giá cả thị trường, đối thủ cạnh cạnh…có cơ chế theo dõi xuất khẩu, khuyến khích doanh nghiệp tiếp nhận các đơn hàng có đơn giá xuất khẩu cao, giá trị gia tăng, hạn chế các đơn hàng có giá trị xuất khẩu thấp. Thứ hai, cần tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động và hướng dẫn hộ nông dân, các trang trại chuyển nhượng, tích tụ đất trồng cây cao su theo chính sách khuyến khích của Nhà nước hiện nay nhằm tạo tiền đề tiến tới phương thức sản xuất chuyên nghiệp hóa và chuyên môn hóa các hoạt động từ khâu cung cấp dịch vụ đầu vào như giống, phân bón, hóa chất, đến khâu trực tiếp sản xuất như trồng, chăm sóc, thu hoạch v.v..và các hoạt động dịch vụ đầu ra như thu gom, phân loại, bảo quản, chế biến và tiêu thụ như quy luật chung của sản xuất nông nghiệp hàng hóa trên thế giới.
Nhà nước định hướng tập trung nhằm cải thiện diện tích cao su hiện có để nâng cao hiệu quả thông qua việc thay thế những vườn cao su già cỗi bằng các giống mới phù hợp cho năng suất cao, thời gian sinh trưởng ngắn. Khuyến khích người nông dân phát triển cao su tiểu điền thông qua hình thức hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với các doanh nghiệp trong ngành và trong phạm vi quy hoạch đã thông qua. Tuy nhiên, để có thể thúc đẩy phát triển cao su tiểu điền, các doanh nghiệp trong ngành cao su cần đảm nhận vai trò hỗ trợ kỹ thuật, khuyến nông, thu mua chế biến tiêu thụ sản phẩm và xuất khẩu.
Tiếp tục và phát triển hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ về giống, cây con, giúp đỡ người sản xuất đầu tư theo quy trình thâm canh, bảo quản sau thu hoạch ở các vùng nguyên liệu để đảm bảo nhu cầu chế biến. Vốn đầu tư cho vùng này không chỉ từ nguồn vốn ngân sách nhà nước mà còn huy động nguồn vốn từ các doanh nghiệp, từ các quỹ khuyến nông, khuyến công v.v..Cần có chính sách miễn giảm thuế, lãi suất tín dụng ưu đãi, miễn tiền thuế đất trong thời gian tối thiểu là 5 năm đối với các vùng sâu, cùng xa, vùng có
khó khăn về cơ sở hạ tầng để giúp vùng này có cơ hội phát triển.
Cần đẩy mạnh hoạt động của chương trình khuyến nông, khuyến lâm, đầu tư của Nhà nước cho công tác nghiên cứu giống cây trồng, vật nuôi và quy trình sản xuất tiên tiến đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Đây là các biện pháp hỗ trợ nông nghiệp trong nước dạng “hộp xanh” có tác dụng hỗ trợ và khuyến khích xuất khẩu hàng nông sản, nhưng lại không vi phạm quy định của WTO. Đồng thời, cần ưu tiên hỗ trợ khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng và quản lý chất lượng sản phẩm theo ISO, HACCP, tăng cường áp dụng các biện pháp vệ sinh kiểm dịch động thực vật theo Hiệp định SPS.
Hiện nay, ngành cao su Việt Nam rất thiếu các cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật công nghệ, nhất là khâu quản lý kỹ thuật chế biến thành sản phẩm và cán bộ nghiên cứu thị trường. Vì thế, mở rộng và thành lập thêm các lớp đào tạo kỹ thuật khai thác, chế biến cao su và lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý tại các địa phương (ít nhất mỗi tỉnh một trung tâm) nhằm ngày càng cung cấp cho ngành Cao su Việt Nam một lực lượng lao động dồi dào, có tay nghề vững vàng, có tác phong công nghiệp, phục vụ tốt cho việc sản xuất các mặt hàng cao su đạt tiêu chuẩn xuất khẩu theo yêu cầu của từng thị trường...Không những vậy, biện pháp này sẽ giúp hoạt động khai thác chế biến cao su tự nhiên đồng đều về chất lượng tại tất cả các doanh nghiệp và vùng
Nhà nước cần hình thành mạng lưới liên kết chặt chẽ giữa tất cả các cấp bộ ngành và doanh nghiệp. Bằng các giải pháp như tổ chức thường xuyên các buổi gặp mặt, thảo luận, trả lời thắc mắc, giúp đỡ các doanh nghiệp. Ngoài ra, thiết lập các tổ kiểm tra lưu động ( việc làm này đã được thực hiện vào năm 2007) nhưng ngoài việc kiểm tra quá trình sản xuất của các doanh nghiệp, còn cần phải thu thập các vấn đề vướng mắc từ phía doanh nghiệp về quy chế, pháp lý trong nước, cũng như về các yêu cầu nguyện vọng nhằm đáp ứng một cách phù hợp nhất.