Các nhân tố thuộc môi trường ngành

Một phần của tài liệu Thực trạng kinh doanh và khả năng cạnh tranh của Cty cổ phần thuốc thỳ y TWi (Trang 25 - 28)

Mô hình năm áp lực cạnh tranh của doanh nghiệp

1

.3.3.1 Các đối thủ tiềm năng

Việc gia nhập thị trường của các doanh nghiệp mới trực tiếp làm giảm tính chất, quy mô cạnh tranh do tăng năng lực sản xuất và khối lượng sản phẩm trong ngành. Sự xuất hiện các đối thủ mới có khả năng gây ra những cú xốc mạnh cho các doanh nghiệp hiện tại vì thông thường những người đi sau đã rút ra được kinh nghiệm từ những người đi trước cho mình. Họ có nhiều căn cứ cho việc ra quyết định hơn và nhiều chiêu bài bất ngờ hơn người mà ý tưởng nhảy vào cuộc của họ được hình thành trong quá trình theo dõi, phân tích và đi đến những nhận định của cuộc cạnh tranh hiện tại. Để chống lại những đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn các doanh nghiệp thường sử dụng các chiến lược như phân biệt sản phẩm bổ sung, cung cấp các dịch vụ văn minh khách hàng nhằm làm cho các sản phẩm của mình có các đặc điểm khác biệt hoặc nổi trội trên thị trường.

Đối thủ tiềm ẩn

Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong

ngành Người mua Người cung ứng Hàng hoá thay thế

1.3.3.2 Người cung ứng

Người cung ứng là người cung ứng các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp họ tạo ra sức ép đối với doanh nghiệp thông qua giá cả và sản lượng. Sức mạnh của nhà cung ứng là một áp lực lớn của các doanh nghiệp kinh doanh thuốc thú y, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh thuốc thú y. Một số đặc điểm của người cung ứng ảnh hưởng đến cạnh tranh trong ngành:

 Số lượng người cung ứng: Nhiều nhà cung ứng tạo ra sự cạnh tranh trên thị trường nó có tác dụng làm giảm giá đầu vào. Nếu các đầu vào thay thế là sẵn có thì sức mạnh của nhà cung ứng sẽ giảm. Hiên nay các doanh nghiệp kinh doanh thuôc thú y chủ yếu nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài qua đại diện tại Việt Nam nên phụ thuộc chặt chẽ vào nhà phân phối. Thông thường nhà sản xuất chỉ bán hàng cho một đến hai nhà phân phối trực tiếp hàng hóa của họ từ đó các nhà phân phối này sẽ bán hàng cho khách hàng chứ khách hàng không thể mua trực tiếp từ nhà sản xuất chính vì vậy đã tạo nên tính độc quyền của nhà cung ứng.

 Tính độc quyền của nhà cung ứng tạo ra cho họ những điều kiện để phá giá các nhà sản xuất, gây ra những khó khăn cho việc cạnh tranh bằng giá. Để đẩy nhanh việc tiêu thụ thép do các nhà sản xuất yêu cầu các nhà phân phối trực tiếp này thường san sẻ nhiều lợi ích cho khách hàng của mình. Để giảm bớt các ảnh hưởng xấu từ phía các nhà cung ứng các doanh nghiệp cần phải có mối quan hệ tốt với họ hoặc mua của nhiều người cung ứng khác nhau.

 Mối đe doạ liên kết xuôi của những nhà cung ứng: Nếu mối liên hệ trong một nghành dễ dàng thì người cung ứng có sức mạnh mặc cả đáng kể. Khi người cung ứng đồng thời là người sản xuất trong cùng một tổ chức với nhà sản xuất thì liên kết nội bộ được phát huy tạo điều kiện cho nhà sản xuất có điều kiện thực hiện cạnh tranh bằng giá.

Bằng cách ép giá giảm xuống, mặc cả để có chất lượng tốt hơn và được phục vụ nhiều hơn đồng thời còn làm cho các doanh nghiệp đối đầu với nhau làm tổn hao mức lợi nhuận của ngành nói chung và của doanh nghiệp nói riêng. Quyền lực của mỗi nhóm khách hàng đối với doanh nghiệp phụ thuộc vào một loạt các đặc điểm về tình hình thị trường của nhóm và vào tầm quan trọng của hàng hoá mà khách hàng mua. Khách hàng sẽ mạnh nếu họ mua với khối lượng lớn, đòi hỏi sự đồng bộ của hàng hoá, những sản phẩm mà khách hàng mua của doanh nghiệp là đúng tiêu chuẩn phổ biến họ chắc chắn có thể tìm được người cung ứng khác. Do vậy họ có quyền lực.

1.3.3.4 Sự cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành thú y

Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp hiện có trong ngành là một trong những yếu tố phản ánh bản chất của môi trường này. Trong ngành là một trong những yếu tố phản ánh bản chất của môi trường này. Trong một ngành bao giờ cũng có nhiều doanh nghiệp nhưng thường chỉ có một số đóng vai trò chủ chốt. Mỗi bước đi của doanh nghiệp có những hiệu ứng rõ ràng đối với đối thủ cạnh tranh của mình

Đánh giá mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành ta cần xem xét các khía cạnh tác động như:

 Sự tăng trưởng của ngành thuốc thú y: Nếu ngành thú y có tốc độ tăng trưởng cao thì mức độ cạnh tranh sẽ giảm, cạnh tranh bớt căng thẳng và ngược lại.

 Số các doanh nghiệp kinh doanh thuốc thú y và quy mô của từng doanh nghiệp. Số lượng doanh nghiệp kinh doanh thuốc thú y càng lớn thì sự cạnh tranh càng gay gắt và ngược lại. Số lượng doanh nghiệp đông thì khả năng có sự lộn xộn lớn các doanh nghiệp theo thói quen là họ có thể tiến hành cạnh tranh mà không bị phát hiện và thế sự cạnh tranh có xu thế căng thẳng hơn. Thậm chí khi các doanh nghiệp kinh doanh thuốc thú y xét về quy mô và khả năng là khá cân bằng với nhau thì các doanh nghiệp vẫn có xu hướng đối chọi và trả đũa nhau kịch liệt.

1.3.3.5 Mối đe doạ của các sản phẩm thay thế

Nếu các sản phẩm thay thế cho sản phẩm của ngành là sẵn có thì khách hàng có thể chuyển sang sử dụng các sản phẩm thay thế nếu sản phẩm đó khan hiếm hoặc doanh nghiệp đặt giá cao. Vì vậy mối đe doạ của sản phẩm thay thế là một lực lượng thị trường quan trọng tạo ra giới hạn đối với các mức giá mà các doanh nghiệp đặt ra. Tầm quan trọng của mối đe doạ này phụ thuộc vào:

Gía và công dụng tương đối của sản phẩm thay thế: nếu sản phẩm thay thế có công dụng và giá ngang bằng với sản phẩm hiện tại thì mối đe doạ của sản phẩm thay thế rất mạnh.

Chi phí khách hàng : nếu chi phí này lớn thì mối đe doạ của hàng thay thế nhỏ. Việc thay thế hoàn toàn hay một phần lớn thuốc thú y trong chăn nuôi là điều kiện không thể xảy ra và các chi phí mà khách hàng bỏ ra cho việc sử dụng hàng thay thế là rất lớn. Do vậy, áp lực cạnh tranh của các mặt hàng thay thế đối với mặt hàng thuốc thú y hầu như không có.

Một phần của tài liệu Thực trạng kinh doanh và khả năng cạnh tranh của Cty cổ phần thuốc thỳ y TWi (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w