Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần thuốc thú y trong những năm gần đây

Một phần của tài liệu Thực trạng kinh doanh và khả năng cạnh tranh của Cty cổ phần thuốc thỳ y TWi (Trang 41 - 51)

gần đây

Mặc dù trong những năm gần đây tình hình thị trường thuốc thú y có nhiều biến động phức tạp do tác động của đại dịch cúm gia cầm. Nhưng công ty thuốc thú y TWI đã không ngừng nỗ lực phấn đấu hết sức mình để vượt qua khó khăn. Có thể nói, việc cổ phần hoá doanh nghiệp vào tháng 5/2000, chính thức chuyển công ty từ hình thức doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần đã tạo ra một nguồn sinh khí mới cho công ty. Trong suốt 4 năm từ sau CPH đến năm 2002, công ty không ngừng đẩy mạnh và mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm cải tiến và tổ chức tốt khâu tiêu thụ hàng hoá, không ngừng mở rộng thị trường đã tạo ra cho công ty một kết quả sản xuất kinh doanh cực kỳ khả quan với tốc độ tăng trưởng bình quân của lợi nhuận sau thuế là 63.14%. Đến năm 2003, với sự xuất hiện đột ngột của dịch cúm gia cầm (2003-2006) đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, thể hiện:

Chỉ tiêu Năm thực hiện So sánh 2003 2004 2005 2006

2004/2003 2005/2004 2006/2005

CL TL(%) CL TL(%) CL TL(%)

1.Doanh thu thuần 47.65 37.9 37.72 38.4 -9.75 0.795 -0.18 0.995 0.68 1.018 2.Gía vốn hàng bán 31.84 24.79 24.45 25.05 -7.05 0.779 -0.34 0.986 0.6 1.025 3.Lợi nhuận gộp 15.81 13.11 13.27 13.35 -2.7 0.829 0.16 1.012 0.08 1.006 4.CPBH&QLDN 4.3 4.1 3.42 3.4 -0.2 0.953 -0.68 0.834 -0.02 0.994 5.Tỷ suất chi phí= (4)/

(1) 9.02% 10.82% 9.07% 8.85% 0.018 1.199 -0.018 0.838 -0 0.977

6.Lợi nhuận trước thuế 11.51 9.01 9.85 9.95 -2.5 0.783 0.84 1.093 0.1 1.01 7.Thuế TNDN 3.22 2.52 2.76 2.79 -0.7 0.783 0.235 1.093 0.028 1.01 8.Lợi nhuận sau thuế 8.29 6.49 7.09 7.16 -1.8 0.783 0.605 1.093 0.072 1.01 -

- Năm 2004/2003

Về doanh thu: tổng doanh thu thuần năm 2003 đạt 47.65 tỷ đến năm 2003 giảm xuống còn 37.9 tỷ đồng như vậy so với năm 2003 doanh thu thuần giảm 9.75 tỷ đồng với tỷ lệ giảm là 79.5%, nguyên nhân là do khối lượng bán ra năm 2004 giảm so với năm 2003 do tác động của đại dịch cúm gia cầm gia súc bị chết và tiêu huỷ nên lượng tiêu dùng thuốc thú y giảm. Công ty đã tìm mọi cách giảm bớt sự ảnh hưởng của cúm gia cầm, trong đó có áp dụng phương thức chiết khấu thương mại đối với khách hàng lâu năm nhằm đẩy mạnh tiêu thụ, tăng doanh thu đã làm cho giá trị chiết khấu bán hàng tăng lên với tốc độ bình quân là 7.79%/ năm. Do đó làm cho giá vốn hàng bán giảm 7.05 tỷ đồng từ 31.84 tỷ xuống còn 24.79 tỷ đồng làm cho lợi nhuận gộp giảm đi 82.9%.

Về chi phí: Chi phí năm 2004 giảm do với năm 2003 làm cho tỷ suất chi phí giảm 4.7 % chứng tỏ việc quản lý và sử dụng chi phí của công ty có hiệu quả. Nguyên nhân là do công ty giảm chi phí bán hàng so với tổng doanh thu.

Về lợi nhuận: Năm 2004 lợi nhuận của công ty giảm 1.8 tỷ đồng tức giảm còn 78.3% so với năm 2003. Lợi nhuận giảm là do dịch cúm gia cầm dẫn đến lượng bán giảm dẫn đến doanh thu và lợi nhuận giảm.

Năm 2005/2004:

Doanh thu: Năm 2005 tiếp tục giảm so với năm 2004 từ 37.9 tỷ năm 2005 xuống còn 37.72 tỷ đồng. Nhưng do nỗ lực trong quản lý giảm chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, giảm giá vốn hàng bán nên lợi nhuận đã tăng hơn so với năm 2004 là 0.93%

Chi phí: Chi phí của các năm có xu hướng giảm xuống thể hiện ở tỷ suất chi phí giảm dần qua các năm, điều đó chứng tỏ công ty sử dụng vốn có hiệu quả. Công ty giảm được chi phí bán hàng do tinh giảm bộ máy bán hàng, xuất bán những lô hàng trực tiếp cho khách hàng tại các cửa hàng của công ty do đó không mất chi phí vận chuyển.

Lợi nhuận: Đã tăng hơn so với năm trước tuy với một lượng còn nhỏ nhưng đã thể hiện được sự nỗ lực của công ty vượt qua khó khăn.

Năm 2006/2005

Qua 2 năm sống chung với dịch cúm gia cầm công ty đã dần có những biện pháp khắc phục ảnh hưởng của dịch cúm. Do vậy, doanh thu của công ty tiếp tục tăng hơn so với năm 2005, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp giảm, kéo theo lợi nhuận tăng lên.

Lấy doanh thu trừ đi các khoản giảm trừ, giá vốn hàng bán, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng, chi phí hoạt động tài chính và cuối cùng là thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước còn lại là lợi nhuận sau thuế. Do những nguyên nhân kể trên cho nên lợi nhuận sau thuế của Công ty không được khả quan cho lắm, liên tục giảm qua qua 3 năm từ 4,3 tỷ năm 2003 xuống còn 3,4 tỷ năm 2004 và năm 2005 là 3,18% ( giảm 7,16 % so với năm 2004).

Như vậy, với lượng sản phẩm tiêu thụ bị cắt giảm chiếm khoảng 30% gây ra bởi dịch cúm gia cầm đã làm giảm đáng kể doanh thu của doanh nghiệp. Mặc dù đã rất cố gắng để hạn chế ảnh hưởng của đợt dịch bệnh này nhưng kết quả đạt được qua 3 năm cho thấy Công ty đang phải đương đầu với một hoàn cảnh hết sức khó khăn.

Cùng với việc nỗ lực cố gắng khắc phục vượt qua giai đoạn khó khăn, công ty đã dần cải thiện mức sống của người lao động cả về vật chất lẫn tinh thần. Thu nhập bình quân hàng năm tăng cho thấy công ty càng tạo được nhiều việc làm cho người lao động và có chế độ đãi ngộ thích đáng với người lao động.

Bảng tình hình bán hàng các mặt hàng chủ yếu từ năm 2004 đến 2006 (thuốc bột)

Tên hàng Năm thực hiện

2004 2005 2006

lượng TT lượng TT lượng TT

Pennicillin 1TR 3.000.010 1.800.006.000 3.112.132 1.867.279.200 3.358.004 2.014.820.400 Streptomycin 1GR 2.001.151 1.300.748.150 3.552.133 2.308.886.450 3.753.155 2.439.550750 Ampicilin 0.5 GR 32.957 24.717.750 70.560 52.920.000 70.960 53.220.000 Ampikana 1 GR 431.234 409.672.300 571.254 542.691.300 581.395 552.325.250

Qua bảng trên ta thấy tình hình bán hàng tăng qua các năm mặc dù tỷ lệ tăng không nhiều, tuy mức lợi nhuận trong các năm gần đây có tăng, giảm không ổn định. Điều đó chứng tỏ sự biến động của thị trường và sự nỗ lực của toàn thể công ty. Kết quả đạt được của công ty rất khả quan, thể hiện được mục tieu của ban lãnh đạo công ty đặt ra. Sự cạnh tranh trên thị trường vẫn tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp tăng trưởng khá. Theo nhận định của ban lãnh đạo công ty thì nhu cầu thuốc thú y vân là lớn tức thị trường vẫn bỏ ngỏ, nếu các doanh nghiệp có được cái nhìn chính xác thì đây vẫn là một thị trường màu mỡ.

2.1.4 Đặc điểm chủ yếu ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của công ty cổ

phần thuốc thú y TWI

2.1.4.1. Đặc điểm sản phẩm

Công ty cổ phần thuốc thú y TWI là công ty vừa sản xuất vừa kinh doanh, sản phẩm kinh doanh của công ty được sản xuất tại công ty với nguyên liệu nhập chủ yếu từ nước ngoài. Thuốc thú y là sản phẩm thuốc liên quan đến bệnh của gia súc, đến hoá học và gián tiếp ảnh hưởng đến sức khoẻ của đời sống con người. Vì vậy phải rất quan tâm đặc biệt đến đặc điểm, tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm thuốc theo yêu cầu của từng loại bệnh, từng loại vật nuôi.

Khi xem xét khả năng cạnh tranh của các loại sản phẩm thuốc thú y ở thị trường nội địa trơng giai đoạn hiện tại và trong tương lai, có thể phân theo một số nhóm sản phẩm cạnh tranh như sau:

Sản phẩm thuốc của công ty được chia thành thuốc nước và thuốc bột được sản xuất trên những quy trình công nghệ khác nhau để tiện ích cho người sử dụng, cho từng loại vật nuôi và từng loại bệnh

Công ty cổ phần thuốc thú y TWI sản xuất kinh doanh các mặt hàng chủ yếu: sản phẩm thuốc nước và sản phẩm thuốc bột

* Các sản phẩm thuốc nước của công ty bao gồm: - Scoursolution

- Colikana - Neo norflox - Horcoli - Antidiarehoca - Pneumotic - Norfloxkana - Anfloxsultrim - Anflox.TTS • Các sản phẩm thuốc bột - Trị khẹc vịt

- Tiêu chảy heo - Tetrasulstep - Tetrachloram C - Tetasulfa - Vinacoc ACB - Gentacosmix - Tylosufa- comb - Synavet... Trong đó

* Pneumotic: là dung dịch tiêm

- Công thức: trong 100 ml chứa: Tylosin tartrate: 5gl; Oxytetracyclin HCL: 5g; Bromhexin HCL: 150 MG; Dung môi vừa đủ: 100 ml

- Công dụng: thuốc đặc trị các bệnh đường hô hấp, ruột và tiết niệu: viêm phổi, Leptospyrosis, hồng lỵ lợn và CRD gà... Viêm ruột, ỉa chảy, tụ huyết trùng, phó thương hàn, bạch ly, nhiễm trùng huyết, viêm tử cung và viêm đa khớp cho tất cả các gia súc, gia cầm.

* Vinacoc. ACB: là thuốc bột uống

- Công thức: trong 100g thuốc chứa: Sulfachlozin sodium: 30g; Lactose vừa đủ: 100g

- Công dụng: thuốc đặc trị cầu trùng gia cầm. Ngoài ra thuốc được dùng phòng và điều trị các bệnh đường niệu, viêm dạ dày ruột, viêm phổi, tụ huyết trùng.

* Gentacosmix: là thuốc bột uống

- Công thức: trong 100g thuốc chứa: Sulfadimidin sodium 33,3g; Trimethoprim 6,7g; Lactose vừa đủ 100g

- Công dụng: Thuốc dùng điều trị các bệnh nhiễm khuẩn đặc biệt là Haemophilus, Pasteurella, E.coli, Salmonella và Staphylococcus. Lợn: viêm phổi, viêm mũi, viêm ruột, nhiễm trùng máu, hội chứng MMA và viêm đường hô hấp; gia cầm: ỉa chảy, suyễn, tả, viêm khớp, nhiễm khuẩn hô hấp.

* Coli kana: là dung dịch tiêm

- Công thức: trong 100ml chứa: Colistin 25 MUI; Kanamycin 10g; dung môi vừa đủ: 100ml

- Công dụng: Thuốc dùng điều trị các bệnh do vi khuẩn mẫn cảm với Kanamycin và Colistin gây ra; trâu, bò: Điều trị các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, tụ huyết trùng; lợn: điều trị các bệnh coli dung huyết, viêm da khớp nhiễm trùng, tụ huyết trùng; Chó mèo: điều trị các bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu do E. Coli và nhiễm trùng da do Staphylococcus sp...

2.1.4.2. Đặc điểm giá cả sản phẩm

Trong điều kiện nền kinh tế đang phát triển, ngành sản xuất nội địa phụ thuộc phần lớn vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu: sản xuất thuốc thú y phụ thuộc 80% nguyên liệu nhập khẩu. Thị trường nội địa Việt Nam chịu ảnh hưởng trực tiếp của biến động giá nguyên liệu sản xuất thuốc trên trên thế giới là rõ nét. Do đó giá cả sản phẩm thuốc của công ty biến động lên xuống chủ yếu do biến đông của thị trường nguyên liệu. Khi nguyên liệu nhập là nhiều, phổ biến, giá rẻ thì giá thuốc của công ry rẻ hơn. Ngược lại, khi trên thị trường lại nguyên liệu đó là khan hiếm, ít và giá tăng lên thì giá nguyên liệu nhập của công ty tăng lên làm cho giá thành sản xuất tăng lên buộc công ty phải tăng giá bán.

Công ty quy định một mức giá chung cho toàn thị trường không phụ thuộc vào vị trí địa lý. Điều này làm tăng tính cạnh tranh ở những vùng xa so với các công ty khác trong ngành vì họ có thể có hàng với giá gốc nhưng là khó cho công ty trong việc tổ chức tập hợp những đơn đặt hàng để đảm bảo có lợi nhuận sau khi trừ đi chi phí vận chuyển.

2.1.4.3. Đặc điểm kênh phân phối thuốc thú y

Trước hết ta thấy thời gian qua có sự biến động lớn về thị trường thuốc thú y do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm, giá cả biến động, nguyên nhân sâu xa là do hệ thống phân phối và kinh doanh thuốc gây ra. Hệ thống kênh phân phối chưa xác định được đâu là khâu đứng đầu, khâu trung gian và khâu cơ sở hoạt động với nhau theo một cơ chế có mối liên kết và ràng buộc chặt chẽ về mặt kinh tế mà mới chỉ làm dăm ba công ty bán ở một số khu vực sau đó là các đại lý ở các tỉnh khắp cả nước.

Công ty cổ phần thuốc thú y TWI có mạng lưới bán hàng, kênh phân phối rộng khắp cả nước, cả miền Bắc và miền Nam nhưng chủ yếu là miền bắc. Mô hình kênh phân phối được công ty tổ chức như sau:

- Kênh phân phối bán hàng trực tiếp: là việc thực hiện bán hàng cho người tiêu dùng cuối cùng và các nhà công nghiệp, đó là các đơn vị chăn nuôi gia súc gia cầm trong nước. Kênh này được thực hiện ở các cửa hàng bán lẻ đặt ngoài công ty.

- Kênh phân phối gián tiếp: Hình thức này cũng đang rất phát triển ở công ty, đó là việc công ty bán hàng cho các nhà bán lẻ, của các goanh nghiệp kinh doanh thuốc thú y. Lực lượng khách hàng này của công ty là rất lớn nằm rải rác khắp các tỉnh, nhờ các mối quan hệ rộng rãi của ban lãnh đạo cũng như uy tín lâu năm của công ty.

Việc phân chia thị trường của công ty dựa theo tuyến đường vận chuyển và theo khu vực địa lấy sông Hồng làm ranh giới phân chia. Thị trường của doanh nghiệp gồm 4 vùng

+ Vĩnh Phúc, Phú Thọ

+ Đông Anh, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bắc Giang + Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh

+ Thái Bình, Hưng Yên

- Vùng 2: bao gồm các vùng nhỏ sau + Hà Tây

+ Hà Nam, Nam Định

+ Ninh Bình, Thanh hoá, Nghệ An + Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế

- Vùng 3 : Các cửa hàng thuộc khu vực đường Trường Chinh

- Vùng 4 : Vùng miền Trung, tây nguyên từ Đà Nẵng, Quảng Nam, Tây Nguyên, Nha Trang

Tất cả các vùng tập hợp quản lý do một người, mỗi một tuyến đường có một người trực tiếp đảm nhiệm và chịu trách nhiệm toàn bộ các nghiệp vụ có liên quan.

Như vậy từ thực trạng kênh phân phối tại công ty ta thấy rằng hệ thống kênh phân phối vẫn chưa được hoàn thiện chủ yếu tập trung tại thị trường Hà Nội và một số tỉnh lân cận như Nam Định, Nghệ An, Thái Nguyên, Hưng yên, Bắc Ninh,…còn rất nhiều thị trường các tỉnh địa phương khác công ty còn bỏ ngỏ.

2.1.4.4. Đặc điểm về tài chính

Là một doanh nghiệp kinh doanh thuốc chất lượng cao với quy mô khá lớn nên nhu cầu về vốn là lớn. Công ty luôn chú ý đến việc khai thác sử dụng nguồn vốn của mình sao cho có hiệu quả cao nhất, phân bổ vốn, cơ cấu vốn cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để sao cho vốn của công ty luôn được đưa vào kinh doanh không để vốn rỗi.

Từ năm thực hiện cổ phần hoá, công ty càng chú ý nhiều hơn tới việc sử dụng vốn. Công ty đã dành nhiều nguồn lực vào đầu tư mua sắm trang thiết bị, máy móc hiện đại từ máy tính trang vị cho văn phòng, điện thoại cho đến các máy

móc chuyên dụng phục vụ cho công nghệ sản xuất thuốc. Tất cả nhằm giảm giá thành sản phẩm nâng cao khả năng cạnh tranh thu hút khách hàng từ đối thủ cạnh tranh. Vì các mục tiêu lâu dài nên doanh nghiệp sẵn sang có chính sách ưu đãi hơn cho các khách hàng truyền thống và ưu đãi hơn trong thanh toán cho phép khách hàng trả chậm trong 1-3 tháng.

Một phần của tài liệu Thực trạng kinh doanh và khả năng cạnh tranh của Cty cổ phần thuốc thỳ y TWi (Trang 41 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w