Phân tích chức năng làm việc của chi tiết

Một phần của tài liệu Quy trình công nghệ xếp dỡ container rông trên bãi (Trang 95 - 96)

Các con lăn trên bản cánh của thanh dẫn hướng với kích thước của thanh dẫn hướng đã được tính toán kiểm tra bền.

- Con lăn bàn trựot đóng vai trò như một gối tựa của dầm phụ (bao gồm các thành phần chạc và bàn trượt) lên dầm chính.

- Con lăn khung trong sẽ chịu tải trọng do trọng lượng hàng nâng, bàn trượt và chạc tác dụng lên. Mỗi con lăn sẽ làm nhiệm vụ dẫn hướng các thành phần gây nên tải trọng trên chuyển động tương đối so với khung trong, ngoài ra nó còn đóng vai trò như một gối đỡ của dầm chính là khung trong.

- Con lăn khung ngoài sẽ chịu toàn bộ tải trọng do trọng lượng hàng nâng, bàn trựot, chạc và khung trong tác dụng lên. Tương tự trên, mỗi con lăn cũng đóng hai vai trò: dẫn hướng các thành phần gây tải trọng trên chuyển động tương đối so với khung ngoài và đóng vai trò của dầm chính là khung ngoài.

Với điều kiện làm việc như trên, con lăn cần phải được chế tạo từ loại thép chịu mài mòn tốt và có độ cứng thích hợp. Ta chọn vật liệu chế tạo là thép 50Γ thường hoá có [ ]σtx =7500(kG/cm2), độ cứng 190 ÷ 230 HB.

- Mục đích công nghệ: vai trục không lồi ra khỏi mặt đầu con lăn. - Giảm vật liệu chế tạo nên giảm được trọng lượng.

Đường kính phần khuyết được tính toán sao cho vừa đủ đảm bảo điều kiện bền tiếp xúc cũng như giảm được ma sát trượt tối đa. Theo kết quả tính toán kiểm tra bền con lăn chính ta có: Dk = 270 (mm).

Chiều sâu khuyết phải phù hợp với chiều rộng ổ đỡ đã tính chọn ta có: t1 = 10 (mm), t2 = 20,5 (mm).

Từ yêu cầu làm việc của chi tiết như sau: - Lăn trên bản cánh của thanh dẫn hướng. - Chịu tải trọng chính theo hướng tâm.

- Chịu tải trọng dọc trục xuất hiện khi khung nâng làm việc trên mặt đường nghiêng ngang góc β =30.

Ø200 Ø170

65

Ø270

t2 t1

Hình 1.1: Kết cấu con lăn.

- Đường kính con lăn bằng khoảng cách giữa hai bản cánh của thanh dẫn hướng. Từ kết quả đã tính toán, ta có : D = 270 (mm).

- Chiều rộng con lăn cũng từ kết quả đã tính kiểm tra bền khung nâng ở phần trước, ta có: b = 65 (mm).

- Theo chiều rộng của ổ đã tính chọn, ta có đường kính lỗ d = 170 (mm).

- Hai mặt đầu của con lăn được chế tạo khuyết một phần diện tích. Mục đích của phần khuyết này là:

* Giảm ma sát trượt phát sinh khi xuất hiện tải trọng dọc trục. * Siêu định vị.

* Mục đích công nghệ: vai trục không lồi ra khỏi mặt đầu con lăn. * Giảm vật liệu chế tạo do đó làm giảm trọng lượng.

Đưòng kính phần khuyết được tính toán sao cho vừa đủ đảm bảo điều kiện bền tiếp xúc cũng như giảm được ma sát trượt tối đa. Dkh = 200 (mm).

Chiều sâu khuyết phải phù hợp với chiều rộng ổ đỡ đã tính chọn nên ta có: t1 = 8 (mm), t2 = 5 (mm).

Một phần của tài liệu Quy trình công nghệ xếp dỡ container rông trên bãi (Trang 95 - 96)