Tổ chức hoạt động kinh doanh của Công ty

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty Đầu tư Xây dựng và Phát triển Công nghệ (Trang 35 - 40)

I. Tổng quan về công ty Đầu tư Xây dựng và Phát triển Công nghệ

1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty

1.2. Tổ chức hoạt động kinh doanh của Công ty

1.2.1. Tổ chức nhân sự và quản lý của Công ty Đầu tư Xây dựng và Phát triển Công nghệ.1

Tổ chức nhân sự và ban quản lý của công ty được tổ chức theo mô hình sau:

Trong đó:

- Ban giám đốc công ty: gồm Tổng giám đốc và 3 Phó Tổng giám đốc phụ trách 3 lĩnh vực cơ bản: Tư vấn – Khảo sát; Đầu tư – Xây dựng và Phát triển công nghệ.

Tổng giám đốc công ty là người đại diện cho Công ty trước pháp luật Nhà nước và cơ quan chủ quản cấp trên; là chủ tài khoản, có nhiệm vụ quản lý, điều hành và tổ chức mọi hoạt động của công ty theo điều lệ và pháp luật hiện hành; xây dựng cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý điều hành công ty; xây dựng các kế hoạch cho sản xuất kinh doanh… Tổng Giám đốc Công ty chịu sự lãnh đạo của tổ chức Đảng trong Công ty và Đảng ủy cấp trên, xây dụng và tạo điều kiện cho các tổ chức đoàn thể, quần chúng hoạt động vì sự phát triển của Công ty.

1 Quy chế tổ chức, quản lý hoạt động của Công ty.

BAN GIÁM ĐỐC Phòng Kế toán – Tài chính Phòng Tổ chức - Kế hoạch Phòng Kỹ thuật và ATVSLĐ Phòng Tổ chức Hành chính

Ba Phó Tổng giám đốc phụ trách các hoạt động trong 3 lĩnh vực: Tư vấn – Khảo sát – Thiết kế, Đầu tư – Xây dựng và Phát triển Công nghệ; chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc công ty và Pháp luật nhà nước về những công việc được phân công.

- Phòng Tổ chức – Hành chính:

Là phòng chuyên môn, nghiệp vụ tham mưu cho Ban Giám đốc Công ty và tổ chức quản lý, sử dụng lao động, thực hiện các chế độ chính sách đối với người lao động: Công tác định mức tiền lương, xét thưởng, kỷ luật, chuyển xếp lương các chế độ BHXH, BHYT,... theo quy định hiện hành của Nhà nước.

Nghiên cứu đề đạt tổ chức sắp xếp lực lượng CBCNV cho phù hợp yêu cầu SXKD, phương án đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng, điều động CBCNV; Phụ trách quản lý hành chính, quản trị, y tế, dịch vụ, quân sư, bảo vệ, phòng chống cháy nổ, lụt bão.

Phòng Tổ chức – Hành chính biên chế cơ cấu bao gồm: Trưởng phòng, một Phó phòng và cán bộ công nhân viên đủ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trên.

- Phòng Kế toán – Tài chính:

Là phòng chuyên môn nghiệp vụ tham mưu cho Ban Giám đốc Công ty về tổ chức chỉ đạo, thực hiện toàn bộ công tác hạch toán kế toán, kinh tế, thống kê theo pháp lệnh về kế toán thống kê, thuế và các chính sách chế độ hiện hành của Nhà nước, theo Quy chế về quản lý Tài chính và hạch toán của Công ty; Làm đúng vai trò là kiểm soát viên kinh tế - tài chính của Nhà nước tại công ty.

Chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ, kiểm tra, kiểm soát các đơn vị, bộ phận trong Công ty làm đúng, đủ, kịp thời các yêu cầu về quản lý Tài chính và hạch toán của Công ty.

Tham mưu cho Công ty khai thác hiệu quả các nguồn tài lực như vốn Nhà nước cấp, tài sản đất đai,… Xây dựng đội ngũ cán bộ, nhân viên nghiệp vụ từ phòng đến các đơn vị,… Trực tiếp dự thảo, tham mưu sửa đổi Quy chế về quản lý Tài chính và hạch toán.

Cơ cấu: gồm 1 Kế toán trưởng, 1 phó Kế toán trưởng và các cán bộ công nhân viên có nghiệp vụ đủ đáp ứng nhiệm vụ được giao phó.

- Phòng Kinh tế – Kế hoạch:

Là phòng chuyên môn nghiệp vụ tham mưu cho Ban Giám đốc Công ty về công tác kế hoạch, thống kê báo cáo theo quy định Nhà nước; xây dựng các chỉ tiêu Kinh tế – Kế hoạch phù hợp năng lực của công ty, đảm bảo tính hiện thực và hiệu quả. Nghiên cứu xu thế phát triển của xã hội và định hướng của Đảng và nhà nước, cùng các thiết chế luật pháp để xác định hướng đi cho công ty trong những năm và kỳ kế hoạch tới; đảm bảo sự ổn định, phát triển vững chắc cho công ty, đồng thời nâng cao thu nhập, việc làm cho người lao động.

Là đơn vị trực tiếp quản lý, biên tập, nâng cấpvà cấp phát hồ sơ năng lực của Công ty nhằm quảng bá, phát triển thương hiệu, khai thác công việc. Chủ trì công tác đấu thầu của Công ty: lập hồ sơ mời thầu,tư vấn cho các nhà thầu,…; soạn thảo các loại hợp đồng Kinh tế. Nghiên cứu, lập phương án đầu tư, khai thác quản lý các nguồn tài lực cho Công ty. Trực tiếp đề xuất, lập phương án xây dựng, cải tạo, duy trì, quản lý thi công cùng phòng Tổ chức – Hành chính để đảm bảo cho trụ sở Công ty khang trang, môi trường xanh, sạch, an toàn trật tự.

- Phòng Kỹ thuật và An toàn vệ sinh lao động:

Là phòng chuyên môn nghiệp vụ tham mưu giúp Ban giám đốc tổ chức, triển khai, đôn đốc kiểm tra, nghiệm thu chất lượng kỹ thuật, mỹ thuật, biện pháp, tiến độ thi công các công trình của công ty theo thiết kế dự toán và quy phạm hiện hành của Nhà nước. Thực hiện công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ, bão lụt trong toàn công ty.

Về quản lý chất lượng công trình, phòng là đơn vị trực tiếp quản lý cập nhật các Thông tư, Nghị định, các tiêu chuẩn quy phạm kỹ thuật,… trong vấn đề quản lý chất lượng công trình xây dựng. Về công tác An toàn – Vệ sinh lao động, phòng trực tiếp biên soạn tài liệu tập huấn về công tác Kỹ thuật, An toàn – Vệ sinh lao động, bảo vệ môi trường; chủ trì, lập hồ sơ đăng ký, triển khai thực hiện xây dựng công trình chất lượng cao của Công ty; dự thảo, xây dựng quy chế về khai thác, thực hiện các hợp đồng Kinh tế.

1.2.2. Tổ chức sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

6

Trong đó các xí nghiệp thành viên là những đơn vị trực tiếp sản xuất kinh doanh trực thuộc công ty, có Ban Giám đốc xí nghiệp, kế toán nghiệp vụ và cán bộ công nhân viên đủ điều kiện hoàn thành nhiệm vụ công ty giao trên cơ sở quy chế về tổ chức và hoạt động của các xí nghiệp thành viên thuộc công ty.

Các tổ, đội sản xuất là bộ phận sản xuất, kinh doanh trực tiếp tại các xí nghiệp thành viên, chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc xí nghiệp thành viên và sự chỉ đạo, hướng dẫn của Ban Giám đốc công ty.

BAN QUẢN Xí nghiệp cơ điện lạnh công trình xí nghiệp 1 xí nghiệp 2 xí nghiệp 3 xí nghiệp 5 xí nghiệp 6 xí nghiệp 4 xí nghiệp 7 Trung tâm tư vấn thiết kế icd

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty Đầu tư Xây dựng và Phát triển Công nghệ (Trang 35 - 40)