III. Kiến nghị
2. Với bản thân Công ty
Với quá trình hội nhập toàn cầu, cạnh tranh gay gắt nếu các doanh nghiệp không tự tìm cho mình một chỗ đứng vững vàng thì e rằng doanh nghiệp đó khó mà tồn tại lâu dài. Muốn như vậy, các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Công ty Đầu tư Xây dựng và Phát triển Công nghệ nói riêng phải luôn luôn hoàn thiện Công ty về mọi mặt với mục tiêu nâng cao hiệu quả sản xuất – kinh doanh. Sau đây là một số kiến nghị của tác giả bài viết đối với Công ty Đầu tư Xây dựng và Phát triển Công nghệ:
- Nhân lực là cơ sở, tiền đề cho sự phát triển của Công ty. Vì vậy, đẩy mạnh công tác đào tạo, cử người ra nước ngoài đào tạo nhằm tiếp thu những công nghệ mới, phương pháp sản xuất quản lý mới,... để về phát triển Công ty. Phải có chính sách giữ người giỏi ở lại với Công ty. Có một đội ngũ nhân lực tinh nhuệ sẽ giúp cho Công ty nâng cao sức mạnh, vị thế trên thị trường.
- Phát huy hơn nữa vai trò của các tổ chức đoàn thể, phát động các phong trào sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất,… Qua đây góp phần tạo môi trường làm việc sôi nổi, đoàn kết, gắn bó giữa các cán bộ công nhân viên trong đơn vị. Từ đó sẽ tạo ra môi trường làm việc tốt, phát huy tính
sáng tạo, năng động trong đội ngũ người lao động. Đây là nguồn gốc của việc tạo nên sự khác biệt, nâng cao năng lực cạnh tranh; hình thành rõ nét văn hóa doanh nghiệp - yếu tố rất quan trọng trong quá trình hội nhập,cạnh tranh.
- Nâng cao năng lực giám sát của hệ thống kiểm soát nội bộ để quản lý hàng tồn kho hợp lý. Không ngừng khai thác tốt và phát huy lợi thế về năng lực sản xuất, đảm bảo chất lượng sản phẩm và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, đồng thời cần có chiến lược bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ môi trường. Xúc tiến việc ký kết các hợp đồng có giá trị lớn, hiệu quả. Nghiên cứu cải tiến một số tiêu chuẩn để đáp ứng một số yêu cầu về khảo sát chất lượng thi công công trình.
- Xây dựng cơ cấu vốn hợp lý, cân đối giữa TSCĐ và TSLĐ. Trong năm tới Công ty cần đẩy mạnh công tác thu hồi các khoản phải thu, tránh để tình trạng khách hàng nợ quá nhiều làm giảm khả năng thanh toán của công ty. Đối với hàng tồn kho cần có các dự toán chính xác hơn nữa.
- Cần khai thác triệt để công suất sử dụng của các TSCĐ, áp dụng khoa học công nghệ cao nhằm tăng năng suất lao động. Quản lý chặt chẽ các khâu của quá trình sử dụng vốn như: xác định nhu cầu vốn, tình hình phân bổ vốn,...
Đây chỉ là những kiến nghị ở tầm vi mô song nó thực sự có ý nghĩa rất quan trọng đối với Công ty. Thực hiện tốt những điều trên, nhất định hiệu quả sử dụng vốn của Công ty sẽ được cải thiện, hiệu quả sản xuất kinh doanh sẽ được nâng lên nhanh chóng.
KẾT LUẬN
Với quá trình hội nhập hiện nay, sử dụng vốn hiệu quả nhằm bảo toàn và phát triển vốn trong các DN hiện nay đang là vấn đề hết sức cấp bách, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với mỗi DN Việt Nam nói chung và đối với các DNNN nói riêng. Từ thực tế cho thấy ở các DNNN việc sử dụng vốn chưa thực sự đem lại hiệu quả. Do vậy các DNNN cần phải có sự quyết tâm sử dụng đúng mục đích nguồn vốn NSNN cấp, đa dạng hóa các nguồn vốn vay trước khi có quyết định cổ phần hóa.
Đối với công ty Đầu tư Xây dựng và Phát triển Công nghệ, là một DNNN với quy mô không lớn, trình độ khoa học công nghệ cũng như trình độ quản lý còn nhiều hạn chế. Do vậy, Công ty đang gặp không ít khó khăn bởi áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt của cơ chế thị trường. Việc tìm ra giải pháp để công ty sử dụng có hiệu quả hơn nữa những nguồn lực sẵn có mang ý nghĩa rất quan trọng. Sau thời gian tiếp xúc thực tế tại Công ty, được sự giúp đỡ tận tình của kế toán trưởng phòng Kế toán – Tài chính, cô Nguyễn Thúy Soạn cùng các cô chú trong toàn thể công ty đã cung cấp cho em những số liệu xác thực để em có thể hoàn thành bài viết này. Em không hi vọng những giải pháp của mình đưa ra có thể đem lại hiệu quả trực tiếp, tức thời nhưng em mong rằng nó sẽ phần nào giúp Công ty cải thiện tình hình sử dụng vốn trong thời gian tới.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn cô giáo TS.Đỗ Hải Hà, cô Nguyễn Thúy Soạn đã tận tình chỉ bảo em trong suốt quá trình thực tập cũng như hoàn thành bài viết này.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Hiệu quả và quản lý dự án Nhà nước – PGS.TS. Mai Văn Bưu - NXB Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội – 2001.
2. Giáo trình Quản trị kinh doanh – PGS.TS. Nguyễn Thành Độ - TS. Nguyễ Ngọc Huyền. NXB Lao động – Xã hội. Hà Nội, 2004.
3. Giáo trình Quản trị kinh doanh thương mại – Tập 2. PGS.TS. Hoàng Minh Đường; PGS.TS. Nguyễn Thừa Lộc. NXB Lao động – Xã hội. Hà Nội, 2005.
4. Giáo trình Khoa học Quản lý – Tập 2. TS. Đoàn Thị Thu Hà – TS. Nguyễn Thị Ngọc Huyền. NXB Khoa học và Kỹ thuật. Hà Nội, 2002.
5. Tài chính doanh nghiệp – PGS.TS. Lưu Thị Hương – PGS.TS. Vũ Duy Hào. NXB Lao động – Hà Nội, 2004.
6. Harold T.Amrine – John A.Ritchey – Colin L.Moodie – Joseph
F.Kmec. Tổ chức sản xuất và quản trị doanh nghiệp. NXB Thống Kê – Hà Nội, 1995.
7. Paul A.Samuelson – William D.Nordhaus. Kinh tế học – tập 1. NXB Chính trị Quốc gia – Hà Nội, 1997.
8. David Begg – Kinh tế học. NXB Thống kê – Hà Nội, 2007.
9. GS.TS. Trương Ngọc Lâm – Dương Đăng Chinh. Tài chính học – NXB Tài chính – Hà Nội, 1998.
10. Nguyễn Công Nghiệp, Phùng Thị Đoan – Bảo toàn và phát triển vốn. NXB Thống kê. Hà Nội, 1992.
11. PGS.TS. Thái Bá Cẩn – Quản lý tài chính trong lĩnh vực đầu tư xây dựng – NXB Tài chính – Hà Nội, 2003.
12.Trương Văn Bân – Bàn về cải cách toàn diện DNNN – NXB Chính trị Quốc gia – Hà Nội, 1996.
13.PTS. Ngô Thế Chi – Đọc và phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp – NXB Tài chính – Hà Nội, 1996.
14.PTS. Nguyễn Văn Công, Trần Quý Liên – Phân tích báo cáo tài chính và hoạt động kinh doanh – NXB Thống kê – Hà Nội, 1996.
15. Josette Peyrard – Phân tích tài chính doanh nghiệp – NXB Thống Kê – Hà Nội, 1997.
16.Vốn – web: www.bachkhoatoanthu.gov.vn.
17. Cơ chế quản lý đối với công ty Nhà nước – Thời báo tài chính 14/6/04 – web: www.mof.gov.vn
18. Nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng vốn trong các DNNN hiện nay – Nguyễn Thị Hà. Tạp chí Tài chính doanh nghiệp số 12/2007. Trang 25 – 26.
19.Các báo cáo tài chính của Công ty Đầu tư Xây dựng và Phát triển Công nghệ các năm 2005, 2006, 2007.
MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ... 1 DANH MỤC BẢNG BIỂU ... 2 LỜI MỞ ĐẦU ... 3 CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VỐN ... 5
I. Vốn và vai trò của vốn đối với doanh nghiệp ... 5
1. Khái niệm và đặc trưng cơ bản của vốn. ... 5
1.1. Khái niệm vốn. ... 5
1.2. Đặc trưng cơ bản của vốn. ... 7
2. Phân loại vốn ... 10
2.1. Giác độ pháp luật: ... 10
2.2. Giác độ hình thành vốn. ... 11
2.3. Giác độ chu chuyển vốn kinh doanh. ... 12
2.4. Căn cứ vào một số chỉ tiêu khác. ... 12
3. Vai trò và chức năng của vốn. ... 13
II. Hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp. ... 14
1. Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn. ... 14
2. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn. ... 16
2.1. Nhân tố khách quan. ... 16
2.2. Nhân tố chủ quan ... 17
3.1. Số vòng quay toàn bộ vốn kinh doanh. ... 18
3.2. Hiệu quả sử dụng vốn cố định. ... 19
3.3. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động. ... 20
3.4. Hiệu quả sử dụng VLĐ tính theo lợi nhuận. ... 21
III. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn. ... 21
1. Mục tiêu phân tích hiệu quả sử dụng vốn. ... 21
2. Phương pháp phân tích hiệu quả sử dụng vốn. ... 22
2.1. Phương pháp so sánh: ... 23
2.2. Phương pháp phân tích tỷ lệ: ... 23
3. Nội dung phân tích hiệu quả sử dụng vốn. ... 24
3.1. Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn trong doanh nghiệp. ... 24
3.2. Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh. ... 26
3.3. Phân tích kết cấu tài sản và nguồn vốn trong BCĐKT. ... 28
3.4 Phân tích các nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn. ... 28
CHƯƠNG II THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ ... 30
I. Tổng quan về công ty Đầu tư Xây dựng và Phát triển Công nghệ. ... 30
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty. ... 30
1.1. Lịch sử phát triển của công ty. ... 30
1.2. Tổ chức hoạt động kinh doanh của Công ty. ... 35
1.3. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. ... 40
1.5. Quy định sử dụng vốn của Công ty. ... 42
2. Tình hình tài chính, sản xuất kinh doanh của Công ty. ... 43
II. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn của Công ty. ... 52
1. Tình hình sử dụng vốn của Công ty. ... 52
2. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của Công ty. ... 61
3. Nguyên nhân của những tồn tại trong việc sử dụng vốn của Công ty .. 65
CHƯƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ.
... 69
I. Phương hướng sử dụng vốn của công ty trong thời gian tới ... 69
II. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty. ... 72
III. Kiến nghị. ... 75
1. Với cơ quan Nhà nước. ... 75
2. Với bản thân Công ty. ... 77
KẾT LUẬN ... 79