Với cơ quan Nhà nước

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty Đầu tư Xây dựng và Phát triển Công nghệ (Trang 75 - 77)

III. Kiến nghị

1. Với cơ quan Nhà nước

Những nhận định chung cho thấy, đến nay hệ thống cơ chế chính sách và khung pháp luật cho hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước đã được hình

thành tương đối đầy đủ. Tuy nhiên, cơ chế, chính sách còn nhiều bất cập, chưa đồng bộ... đã trực tiếp ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu lực quản lý của Nhà nước đối với doanh nghiệp Nhà nước nói chung và hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Nhà nước nói riêng. Vì vậy, kiến nghị đề ra đối với các cơ quan Nhà nước trong thời gian tới là cần nhấn mạnh yếu tố thị trường trong cơ chế quản lý các công ty Nhà nước. Cụ thể:

- Phải tạo cho công ty Nhà nước các quyền và nghĩa vụ trên thương trường là bình đẳng với các doanh nghiệp, để tiến tới một mặt bằng về pháp lý và điều kiện kinh doanh chủ yếu cho các loại hình doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế; gắn doanh nghiệp với thị trường; xoá bao cấp; doanh nghiệp phải thực sự cạnh tranh bình đẳng trên thị trường, tự chịu trách nhiệm trong sản xuất, kinh doanh; tạo động lực phát triển và nâng cao hiệu quả. Nhấn mạnh yếu tố cạnh tranh và nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp, bao gồm nghĩa vụ đổi mới, hiện đại hoá công nghệ và phương thức quản lý để nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh.

- Thực hiện cơ chế tuyển chọn, sử dụng lao động và trả lương, thưởng theo yêu cầu và hiệu quả kinh doanh, kể cả đối với tổng giám đốc (giám đốc), phó tổng giám đốc (phó giám đốc), kế toán trưởng. Chuyển sang cơ chế ký hợp đồng với giám đốc, tổng giám đốc; không coi giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng là viên chức Nhà nước mà có thể ký hợp đồng lao động và có thể thuê cả người nước ngoài làm giám đốc. Điều này sẽ kích thích sự nỗ lực cá nhân của ban lãnh đạo cho việc phát triển công ty ngày một lớn mạnh.

- Quy định nghĩa vụ thực hiện chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn Nhà nước đầu tư của công ty Nhà nước và đánh giá công ty Nhà nước theo chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn Nhà nước đầu tư, đặc biệt nhấn mạnh doanh nghiệp có nghĩa vụ kinh doanh có lãi, sử dụng có hiệu quả vốn Nhà nước đầu tư tại

công ty, đảm bảo chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn Nhà nước đầu tư do chủ sở hữu giao. Cuối cùng là việc tạo động lực cho doanh nghiệp thông qua cơ chế phân chia lợi nhuận sau thuế tuỳ thuộc mức độ, khả năng huy động và sử dụng vốn theo cơ chế thị trường.

Song song với giải pháp kiến nghị trên là việc Nhà nước nên sớm quyết định cho phép công ty Đầu tư Xây dựng và Phát triển Công nghệ được thực hiện cổ phần hóa, chuyển đổi sang hình thức sở hữu hỗn hợp, tạo điều kiện cho công ty phát triển mạnh mẽ, đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty Đầu tư Xây dựng và Phát triển Công nghệ (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w