Những tiến bộ liên quan đến vấn đề điều hành doanh nghiệp ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Điều hành doanh nghiệp tác động đến giá trị doanh nghiệp như thế nào Trường hợp ở Việt Nam (Trang 34)

doanh nghiệp

Trong bối cảnh thị trường chứng khoán ngày càng phát triển các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường ngày càng tăng và nhà đầu tư tham gia góp vốn vào các doanh nghiệp niêm yết cũng tăng r ất nhanh. Chính điều này đã làm cho những vấn đề về minh bạch thông tin, chất lượng của ban quản trị và ban điều hành của doanh nghiệp hay là lợi ích xung đột giữa những cổđông thiểu số và cổđông lớn rất được nhà đầu tư quan tâm. Chính vì vậy mà các doanh nghiệp niêm yết đều chịu sự điều chỉnh của các quy định vềđiều hành doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp năm 2005, Luật Chứng khoán năm 2006 và Quyết định 12 /2007/QĐ-BTC ngày 13 tháng 3 năm 2007 về việc

ban hành “Quy chế quản trị doanh nghiệp” áp dụng cho các doanh nghiệp niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán/ Trung tâm Giao dịch Chứng khoán (“Quyết định 12”) và Quyết định 15/2007/QĐ-BTC ngày 19 tháng 3 năm 2007 về việc ban hành Điều lệ mẫu áp dụng cho các doanh nghiệp niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán/ Trung tâm Giao dịch Chứng khoán (“Quyết định 15”). Mới đây Thông tư 09/2010/TT-BTC hướng dẫn về việc công bố thông tin trên thị trường chứng khoán (TTCK) thay thế Thông tư 38/2010/TT-BTC ngày 18/4/2007. Những quy định này rất cần thiết cho môi trường quản trị còn nhiều hạn chếở Việt Nam.( Nội dung của quyết định 12/2007/QĐ- BTC và Thông tư 09/2010/TT-BTC được tóm lược nội dung trong phụ lục D và E)

Đáng lưu ý hơn cả là những quy định trong quy chế điều hành doanh nghiệp, quy định những yêu cầu đểcó được một mô hình quản trị hiệu quả, bảo đảm quyền lợi cổ đông và đối xử xử công bằng cổ đông, những quy định để ban quản trị và ban điều hành hoạt động hiệu quả hơn. Trong thông tư 09/2010/TT-BTC về công bố thông tin đã quy đ ịnh rõ về cả hình thức, nội dung và thời hạn cho công bố thông tin và bên cạnh đó còn đưa ra những hình thức xử lí khi có vi phạm công bố thông tin.

2.3.2.2 Những tiến bộ trong quá trình triển khai điều hành doanh nghiệp ở các doanh nghiệp tại Việt Nam các doanh nghiệp tại Việt Nam

Khá nhiều doanh nghiệp niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán TP. HCM đã áp dụng việc điều hành doanh nghiệp theo những quy định tại Điều lệ mẫu do Bộ Tài chính ban hành. Một trong những điểm quan trọng liên quan đến vấn đề cơ cấu trong Điều lệ mẫu là quy định về việc HĐQT các doanh nghiệp niêm yết phải có thành viên độc lập không điều hành ít nhất bằng 1/3 tổng số thành viên hội đồng quản trị. Thực tế cho thấy, tại những doanh nghiệp áp dụng nghiêm túc quy định này, không chỉ việc minh bạch hoá thông tin được thực thi tốt hơn, mà hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng được định hướng một cách cân bằng và hiệu quảhơn.

Điển hình như trong khối doanh nghiệp ngành ngân hàng, HĐQT Ngân hàng Á châu (ACB), Tại Ngân hàng TMCP Sacombank đều có số lượng thành viên độc lập đúng theo quy định... Và chất lượng quản trị của những ngân hàng này đã được minh chứng bằng kết quả kinh doanh vượt trội so với nhóm ngân hàng thương mại còn lại. Hiện cổ phiếu của ACB và Sacombank là 2 loại thuộc hàng blue-chip trên sàn niêm yết. Cả 2

ngân hàng đang hướng đến mục tiêu trở thành những tập đoàn tài chính – ngân hàng hàng đầu Việt Nam.

Bên cạnh đó, cuộc thi bình chọn Báo cáo thường niên xuất sắc được tổ chức từ năm 2008 đã đem l ại những lợi ích tích cực cả cho công chúng và cho chính những doanh nghiệp tham gia vào cuộc bình chọn này.

Minh bạch thông tin không đem lại lợi nhuận trực tiếp cho doanh nghiệp, nhưng nó làm doanh nghiệp trở nên hấp dẫn trong mắt nhà đầu tư làm cho nhà đầu tư có niềm tin vào doanh nghiệp. Nên mục tiêu của cuộc bình chọn là chọn ra các doanh nghiệp có sự thể hiện báo cáo thường niên chuyên nghiệp, minh bạch, chuẩn mực và cung cấp đầy đủ thông tin nhất cho nhà đầu tư. Hay nói cách khác, tiêu chí chấm giải dựa vào cách thức mà doanh nghiệp công khai thông tin chứ không dựa vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tốt hay xấu. Cuộc bình chọn này là động lực để cho các doanh nghiệp chú trọng vào việc trình bày báo cáo thư ờng niên nhiều hơn, bên cạnh đó khi bắt đầu có chương trình tham gia cuộc bình chọn, ban tổ chức cũng đã có những hướng dẫn cụ thể doanh nghiệp cách làm báo cáo thường niên như thế nào cho hiệu quả. Đến năm 2009, sau một năm thực hiện cuộc bình chọn lần đầu tiên thì theo nhận xét của ban tổ chức một số doanh nghiệp đã có những bước cải thiện đáng kể trong nội dung và hình thức, trình bày rất đẹp mắt dễ theo dõi và cũng rõ ràng trong việc trình bày các báo cáo tài chính và những mục tiêu định hướng của doanh nghiệp.

Đứng về phía các doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp đã nổ lực triển khai mô hình quản trị theo quy định và điều này đã đem lại hiệu quả rõ rệt trong kinh doanh.

2.3.2 Những mặt còn hạn chế liên quan đến vấn đề điều hành doanh nghiệp ở Việt Nam Việt Nam

2.3.2.1 Những mặt còn hạn chế trong khung pháp lý

Khung pháp lý chưa đ ầy đủ khiến cho việc thực hiện các quy định về điều hành doanh nghiệp tại các doanh nghiệp niêm yết hiện nay chưa cụ thể, thiếu đồng bộ và mang nặng tính hình thức. Thực trạng này đã và đang gây ra nhi ều bất cập cho cả doanh nghiệp và cổđông.

Do những quy định về tỷ lệ biểu quyết không phù hợp với thực tế nên nhiều cuộc đại hội cổ đông đã không kết thúc thành công làm cho tốn kém rất nhiều chi phí. Theo quy định của Luật Doanh nghiệp, muốn tổ chức đại hội đồng cổ đông thì phải

đáp ứng tối thiểu 65% cổ phần có quyền biểu quyết dự họp, trường hợp lấy ý kiến bằng văn bản tối thiểu 75%.

Ngoài ra tổ chức đại hội đồng cổđông thường niên thì không được lấy ý kiến bằng văn bản, buộc phải tổ chức đại hội. Ngoài ra những vấn đề như sửa đổi điều lệ, bổ sung điều lệ, bầu thành viên HĐQT đều không được lấy ý kiến bằng văn bản. Với quy định này, trong thời gian qua rất nhiều doanh nghiệp không tổ chức được đại hội cổ đông, có doanh nghiệp phải tổ chức tới lần thứ 2, thậm chí thứ 3 mới thành công do tỷ lệ biểu quyết không đạt theo quy định. Nhiều cổ đông nắm giữ ít cổ phần không quan tâm tham dự và cũng không thực hiện quyền của mình đến nơi đến chốn.

Trong vấn đề các thành viên HĐQT độc lập thì theo Quyết định 12 về Quy chế điều hành doanh nghiệp áp dụng cho doanh nghiệp niêm yết và Quyết định 15 vềĐiều lệ mẫu áp dụng cho doanh nghiệp niêm yết, tính độc lập của thành viên HĐQT được thể hiện bằng quy định tối thiểu 1/3 tổng số thành viên HĐQT là độc lập không điều hành; hạn chế thành viên HĐQT kiêm nhiệm chức vụ trong bộ máy điều hành. Điều này nhằm mục đích ngăn ngừa các xung đột lợi ích trong doanh nghiệp. Nhưng so sánh với các tiêu chí về quản trị của doanh nghiệp Việt Nam với Malaysia, Singapore, Trung Quốc, tiêu chí về thành viên HĐQT độc lập tại Việt Nam còn thiếu cụ thể, nhiệm kỳ dài (theo nhiệm kỳ 5 năm, trong khi các nước khác là thường niên), vai trò trách nhiệm của thành viên HĐQT cũng không đư ợc xác định rõ ràng,...vì vậy mà thành viên HĐQT độc lập ở Việt Nam vẫn chưa phát huy hết vai trò của mình.

Thêm vào đó việc minh bạch và công bố thông tin ở Việt Nam còn hạn chế và còn nhiều cản trở do nhiều yếu tố, cả trong môi trường pháp luật. Ví dụ, chính sách thuếchưa rõ ràng và phụ thuộc quá nhiều vào các quyết định chủ quan của cán bộ thuế cũng có thể làm cho doanh nghiệp khó có thể minh bạch hóa tất cả các giao dịch của mình.

Ngoài những bất cập do những quy định và môi trường pháp lý đem lại thì chính bản thân nhiều doanh nghiệp cũng không thể tuân theo các quy định về điều hành doanh nghiệp nên các vấn đề khó khăn mà doanh nghiệp thường hay mắc phải về quản trị hiện nay chính là việc HĐQT chưa thực hiện tốt vai trò và chức năng của mình; không minh bạch thông tin; giao dịch với các bên liên quan và xung đột về lợi ích tiềm ẩn; Ban kiểm soát(BKS) chưa thực hiện tốt vai tṛò chức năng của mình.

Vì chưa có những quy định cụ thể nên việc áp dụng điều lệ mẫu và quy chế quản trị của các doanh nghiệp chỉ là hình thức, bởi đa phần là chép lại nguyên xi mà không có bất kỳ sự cụ thể hóa hoặc không căn cứ theo đặc điểm đặc thù của từng doanh nghiệp. Rất nhiều doanh nghiệp có điều lệ giống nhau.

2.3.2.2 Những yếu kém trong điều hành doanh nghiệp ở các doanh nghiệp tại Việt Nam tại Việt Nam

2.3.2.2.1 Những vấn đề liên quan đến cổ đông

Chính những bất cập trong Luật doanh nghiệp và điều lệ doanh nghiệp, cơ chế của ban hội đồng quản trị, minh bạch thông tin và BKS bị hạn chế quyền lực đã làm cho quyền cổ đông thiểu số đã không đư ợc bảo vệ trong thời gian qua. Cụ thể là những quy định trong luật cũng không đủ chặt chẽ để trở thành khung pháp lý đ ể bảo vệ cổđông và các doanh nghiệp cũng lợi dụng những thiếu sót đó để không thực hiện các quyền lợi theo quy định cho các cổ đông thiểu số, khi các cổ đông lớn có những động thái thâu tóm hay thực hiện lợi dụng bất cân xứng thông tin để thực hiện những giao dịch vì lợi ích cá nhân và gây thiệt hại cho cổđông thiểu số.

Một số những bất cập về quy định trong Luật doanh nghiệp về bảo vệ cổ đông thiểu số là trong tiết c, khoản 3 Điều 104 Luật Doanh nghiệp quy định: “c) Việc biểu quyết bầu thành viên HĐQT và BKS phải thực hiện theo phương thức bầu dồn phiếu, theo đó mỗi cổ đông có tổng số phiếu biểu quyết tương ứng với tổng số cổ phần sở hữu nhân với sốthành viên được bầu của HĐQT hoặc BKS và cổđông có quyền dồn hết tổng số phiếu bầu của mình cho một hoặc một số ứng cử viên”. Nhưng cho đến nay, chưa có văn bản chính thức nào hướng dẫn về phương pháp “cộng dồn phiếu” theo quy định trên. Vì vậy, một số doanh nghiệp cổ phần đã sáng tạo và đưa ra quy định: xác định số phiếu biểu quyết quy đổi theo tỷ lệ vốn. Chẳng hạn, trong điều lệ doanh nghiệp quy định, mỗi phiếu biểu quyết đại diện cho 10% vốn góp. Một cổđông chiếm 70% số vốn điều lệ đương nhiên có bảy phiếu biểu quyết, cổ đông chỉ chiếm 10% vốn điều lệ thì đương nhiên chỉ được tính là 01 phiếu.

Bên cạnh đó Luật Doanh nghiệp chưa cho phép cổ đông thiểu số nếu không đồng ý với quyết định của HĐQT hay ban giám đốc điều hành thì đư ợc kiện ra tòa. Trong khi ở nước ngoài luật lại cho phép điều này. Khi không hài lòng, cổđông có thể kiến nghị với BKS thực hiện điều này điều kia. Nếu BKS không thực hiện thì cổđông kiện

ra tòa. Luật nước ngoài bảo vệ rất tốt những cổ đông thiểu số. Vì thế hội đồng điều hành doanh nghiệp rất ngại thưa kiện nên đối xử rất sòng phẳng, công khai, minh bạch với cổđông. Trong khi đó ởnước ta, như đã trình bày ban giám sát nhiều khi trở thành công cụ của ông tổng giám đốc.

Tình trạng các doanh nghiệp không bảo đảm quyền lợi của cổ đông thiểu số đang rất phổ biến tại Việt Nam. Tính đến thời điểm nay thì trong các kỳ Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) tiếng nói của cổ đông thiểu số gần không có. Sự có mặt của các cổ đông nhỏ lẻ gần như chỉ đểđủcơ cấu, không thể hiện được quyền của mình trong mọi vấn đề hoạt động của doanh nghiệp mà mình góp vốn. Hầu hết, tại các ĐHĐCĐ, chủ yếu là thông qua những nội dung mà HĐQT đã chuẩn bị sẵn. Điều này thể hiện rõ nét hơn ở doanh nghiệp có phần vốn nhà nước chiếm quá nửa hay những doanh nghiệp có cơ cấu mức sở hữu tập trung cao vào một số cổđông lớn.

Với mô hình tập trung sở hữu thuộc về tư nhân hay Nhà nước, quyền lực sẽ rơi vào một nhóm người, và những ty có mô hình như thế thì hầu hết các cổđông lớn đều tìm cách khai thác một cách triệt để lợi nhuận cho mình, bất chấp thiệt hại thuộc về ai. Những thực trạng nổi bật về lạm quyền của cổ đông lớn là tự đặt cho mình cái quyền tự quyết trong việc trực tiếp bổ nhiệm đại diện của mình làm thành viên hội đồng quản trị; trực tiếp quyết định tăng vốn điều lệ hoặc điều chuyển, sử dụng tài sản của doanh nghiệp phục vụ cho lợi ích riêng của mình hoặc cho doanh nghiệp con khác; hoặc đã sử dụng vị thế là cổ đông đa số biểu quyết dành cho mình quyền mua nhiều hơn với giá ưu đãi khi doanh nghiệp phát hành thêm cổ phần mới...

Việc lạm quyền của cổđông lớn kéo dài một mặt vì nhiều cổđông nhỏ lẻdo chưa hiểu hoặc ít quan tâm đến quyền lợi của mình nên đã phó thác phần vốn của mình cho doanh nghiệp, miễn sao giá cổ phiếu tăng trưởng theo thời gian và cổ tức được chia tăng hàng năm. .

Dựa vào điểm yếu này, không ít doanh nghiệp khi muốn thay đổi một số nội dung trong điều lệ hoạt động hoặc kế hoạch kinh doanh, Chủ tịch HĐQT chỉthăm dò thái độ đồng tình của các cổđông lớn mà bỏ qua các cổđông nhỏ.

Nhưng đến mùa đại hội năm nay cả khi các cổ đông bắt đầu tham gia vào góp ý kiến hay phản đối ý kiến của HĐQT nhưng không phải ở cu ộc họp nào cổ đông bên ngoài cũng giành ưu thế. Cụ thể là trường hợp các Doanh nghiệp cổ phần Vận tải Xăng dầu

(VIPCO), Doanh nghiệp cổ phần Bê tông Xuân Mai, Doanh nghiệp cổ phần VITACO khi phát hành thêm cổ phiếu đã có sự phân biệt đối xử giữa cổ đông lớn và cổ đông nhỏ về giá phát hành và tỷ lệ quyền mua cổ phiếu. Mặc dù vậy, phương án phát hành cổ phiếu mới vẫn được thông qua tại Đại hội đồng cổđông, do cổđông thiểu số không có đủ tỷ lệ biểu quyết để bác bỏ.

Trường hợp lợi dụng ưu thế về bất cân xứng thông tin như thương vụ bà Nguyễn Thị Kim Phượng thực hiện với cổ phiếu VTV. Ngày 3/2/2010, bà Phượng chào mua công khai 1,3 triệu cổ phiếu VTV tại HNX với mục đích tăng tỷ lệ nắm giữ. Giá cổ phiếu vào thời điểm này khoảng 40.000 đồng.Đến ngày 24/3, khi lệnh chào mua đã bị hủy do giá cổ phiếu tăng cao quá 30%, bà Phượng bất ngờ bán ra toàn bộ số cổ phiếu đang nắm giữ (không hề thông báo). Khi thông tin được biết thì hàng loạt cổ đông thiểu số bị thiệt hại nặng nề vì giá cổ phiếu lúc đó giảm quá nhanh.

Hay trường hợp tự cho mình những đặc quyền như tình huống 11 thành viên hội đồng điều hành doanh nghiệp FPT góp vốn vào doanh nghiệp con mà không thông báo với các cổđông thiểu số. Vì hầu hết các thành viên HĐQT của doanh nghiệp này đều tham gia điều hành.

2.3.2.2.2 Những vấn đề liên quan đến ban quản trị, ban điều hành và ban kiểm soát

Một tồn tại khá phổ biến biểu hiện cho hiện tượng chỉ tuân thủ quy định theo hình thức đó là vấn đề vềtính độc lập của thành viên hội đồng quản trị. Những bất cập trong vấn đề này dẫn đến hậu quả là việc công bố thông tin của thành viên HĐQTchưa chủđộng, chậm hoặc không công bố thông tin, và những quyền lợi của cổ đông thiểu

Một phần của tài liệu Điều hành doanh nghiệp tác động đến giá trị doanh nghiệp như thế nào Trường hợp ở Việt Nam (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)