CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

Một phần của tài liệu Tăng cường hoạt động đầu tư của ngân hàng công thương Việt Nam trên thị trường chứng khoán (Trang 27 - 32)

2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của NHCT VN

Trong những năm qua NHCT VN đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trong hoạt động kinh doanh, điều này thể hiện ở sự tăng trưởng của một loạt các chỉ tiêu như quy mô tổng tài sản, dư nợ cho vay nền kinh tế, dư đầu tư chứng khoán, tổng vốn huy động, vốn chủ sở hữu. Chi tiết như sau :

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của NHCT VN

Đơn vị: triệu đồng

STT Chỉ tiêu 31/12/2004 31/12/2005 31/12/2006 31/12/2007

1 Tổng tài sản 93 270 804 116 373 386 137 089 698 166 112 971 2 Dư nợ cho vay nền kinh tế 64 159 522 75 885 674 79 276 813 101 282 048 3 Dư đầu tư chứng khoán 10 230 410 12 522 039 15 139 069 37 404 891 4 Vốn huy động 81 596 865 100 571 938 103 524 307 149 296 374

5 Vốn chủ sở hữu 4 908 773 5 071 631 5 604 626 10 646 529

6 Lợi nhuận sau thuế 206 869 403 177 573 713 1 149 442

(Nguồn: Báo cáo tổng kết NHCT VN)

Tổng tài sản đến cuối năm 2007 đạt 166.113 tỷ đồng, tăng 21,2% so với đầu năm, đạt mức cao nhất từ năm 2003 đến nay.

Dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 101.282 tỷ đồng tại cuối năm 2007, tăng 27,76% so với đầu năm. Năm 2007 là năm NHCT VN có tốc độ tăng trưởng tín dụng thấp.

Dư đầu tư chứng khoán đạt 37.404 tỷ đồng vào 31/12/2007, tăng 147% so với đầu năm, chiếm tỷ trọng 22,51% trên tổng tài sản.

Vốn huy động đến 31/12/2007 đạt 149.296 tỷ đồng, tăng 44,21% so với đầu năm. Vốn chủ sở hữu đạt 10.646 tỷ đồng vào cuối năm 2007, tăng 89,97% so với đầu năm.

Lợi nhuận sau thuế năm 2007 đạt 1.149 tỷ đồng, tăng 100,27% so với năm 2006.

2.2. Thực trạng hoạt động đầu tư chứng khoán của NHCT VN

2.2.1 Cơ sở pháp lý về hoạt động đầu tư của NHTM trên TTCK tại Việt Nam

Hiện nay, ở Việt Nam các NHTM VN thực hiện theo mô hình đa năng một phần, các NHTM không được trực tiếp kinh doanh chứng khoán. Để thực hiện hoạt động kinh doanh chứng khoán hay bảo hiểm, cho thuê tài chính... các NHTM phải thành lập các Công ty dưới hình thức là TNHH 1 thành viên, công ty cổ phần, công ty liên doanh. Tuy nhiên hoạt động kinh doanh chứng khoán được đề cập ở đây bao gồm 2 nghiệp vụ, nghiệp vụ môi giới và bảo lãnh phát hành cổ phiếu. Các nghiệp vụ khác vẫn được cung cấp bởi cả NHTM và Công ty chứng khoán.

Tùy theo quy mô về vốn và chiến lược phát triển của từng CTCK mà CTCK có thể thực hiện một vài loại hình nghiệp vụ hoặc tất cả các loại hình nghiệp vụ theo quy định của pháp luật. Theo quy định tại điều 18, Nghị định số 14/2007/NĐ - CP ngày 19/01/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán, vốn pháp định tối thiểu để thực hiện tất cả các loại hình kinh doanh đối với một CTCK là 300 tỷ đồng. Các CTCK trực thuộc ngân hàng thương mại Nhà nước với ưu thế về vốn rất lớn thường được thành lập với đủ loại hình kinh doanh theo quy định. Một số CTCK cổ phần hoặc CTCK trực thuộc ngân hàng thương mại cổ phần do hạn chế về vốn nên khi thành

lập chỉ thực hiện một vài loại hình kinh doanh như: CTCK Đại Việt, CTCK Mê Kông, CTCK Đệ Nhất...

Tuỳ thuộc vào mô hình tổ chức của NHTM mà hoạt động đầu tư chứng khoán được tổ chức khác nhau, hoặc là trực tiếp hoặc là gián tiếp. Hoạt động đầu tư trực tiếp được thực hiện thông qua việc thành lập các tổ chức đầu tư chuyên biệt như: Phòng Đầu tư chứng khoán. Đầu tư gián tiếp thực hiện thông qua uỷ thác đầu tư qua các tổ chức đầu tư khác: Công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, công ty chứng khoán

Hiện nay theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng thì:

Điều 69: “Tổ chức tín dụng được dùng vốn điều lệ và quỹ dự trữ để góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp và của các tổ chức tín dụng khác theo quy định của pháp luật’’.

Điều 80: “Mức góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng trong một doanh nghiệp, tổng mức góp vốn, mua cổ phần trong tất cả các doanh nghiệp không được vượt quá mức tối đa do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định đối với từng loại hình tổ chức tín dụng’’.

Điều 70: “Tổ chức tín dụng được tham gia thị trường tiền tệ do Ngân hàng nhà nước tổ chức, bao gồm thị trường đấu giá tín phiếu kho bạc, thị trường nội tệ và ngoại tệ liên ngân hàng, thị trường giấy tờ có giá khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước’’. Thị trường tiền tệ là thị trường vốn ngắn hạn, nơi mua, bán ngắn hạn các giấy tờ có giá, bao gồm tín phiếu kho bạc, tín phiếu Ngân hàng Nhà nước, chứng chỉ tiền gửi và các giấy tờ có giá khác.

Tại Quyết định 457/2005-NHNN ngày 19/4/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định:

Mức đầu tư vào một khoản đầu tư thương mại của tổ chức tín dụng tối đa không được vượt quá 11% vốn điều lệ của doanh nghiệp, quỹ đầu tư hoặc 11% giá trị dự án đầu tư.

Tổng mức đầu tư trong tất cả các khoản đầu tư thương mại của tổ chức tín dụng không được vượt quá 40% vốn điều lệ và quỹ dự trữ của tổ chức tín dụng.

Trong kết cấu bảng cân đối tài sản của một ngân hàng thương mại, mục đầu tư bao gồm 2 khoản:

- Trái phiếu và giấy tờ có giá khác. - Hùn vốn, mua cổ phần.

Như vậy có thể thấy rõ rằng: Việc góp vốn, mua cổ phần là hình thức của hoạt động đầu tư, nhưng được giới hạn trong khuôn khổ vốn tham gia là vốn điều lệ và quỹ dự trữ, khi đã sử dụng nguồn vốn điều lệ và quỹ dự trữ thì phải tuân thủ về mức góp vốn, mua cổ phần theo quy định tại điều 80 của Luật các tổ chức tín dụng. Còn việc tham gia trên thị trường tiền tệ, tuy điều 70 của Luật không quy định rõ nguồn để tham gia thị trường tiền tệ, nhưng được hiểu là lấy nguồn từ quỹ kinh doanh, không phải từ vốn điều lệ và quỹ dự trữ của tổ chức tín dụng.

Hiểu và quán triệt những nội dung trên sẽ giúp cho các nhà hoạch định chính sách có những bước đi vững vàng, chuẩn xác, vừa đảm bảo thực hiện đúng các quy định của Chính phủ, của Ngân hàng Nhà nước, vừa tạo được thế chủ động trong hoạt động đầu tư chứng khoán, đảm bảo an toàn vốn, tài sản và hiệu quả.

2.2.2. Tổ chức hoạt động đầu tư chứng khoán của Ngân hàng Công thương Việt Nam. Nam.

Hiện nay, NHCT VN thực hiện đầu tư chứng khoán bằng cách trực tiếp qua Phòng đầu tư-Hội sở chính hoặc gián tiếp qua Công ty chứng khoán NHCT.

Quy trình đầu tư, tổ chức hoạt động đầu tư chứng khoán tại NHCT VN nhìn chung được thực hiện theo các bước sau:

Bước1 : Xây dựng kế hoạch, chiến lược đầu tư

Trong giai đoạn này, NHCT VN phải phân tích và xây dựng kế hoạch, chiến lược đầu tư trên cơ sở trên cơ sở nguồn vốn cũng như tiềm lực tài chính của mình. Bên cạnh

đó, mục đích đầu tư được xác định là để hưởng cổ tức, trỏi tức, đảm bảo thanh khoản, hưởng chênh lệch giá hay thâu tóm sáp nhập doanh nghiệp...

Bước 2 : Khai thác, tìm kiếm cơ hội đầu tư

Trên cơ sở kế hoạch, chiến lược đầu tư, Phòng Đầu tư sẽ triển khai tìm kiếm các nguồn hàng, dựa vào các cơ hội đầu tư trên thị trường theo mục tiêu đã định.

Bước 3: Phân tích, đánh giá chất lượng cơ hội đầu tư

Phòng Đầu tư tiến hành thẩm định, đánh giá chất lượng của các khoản đầu tư. Kết quả của giai đoạn này sẽ là những kết luận cụ thể về việc có nên đầu tư hay không và đầu tư với số lượng, giá cả bao nhiêu là hợp lý. Đối với các khoản đầu tư trái phiếu, chỉ cần có sự phê duyệt của Phó Tổng Giám đốc phụ trách, nhưng đối với các khoản đầu tư vào cổ phiếu cần có sự phê duyệt của Tổng Giám đốc và HĐQT của NHCT VN, trong một số trường hợp cần có sự chấp thuận của NHNN.

Bước 4 : Thực hiện đầu tư

Sau khi đã đánh giá, phân tích các cơ hội đầu tư, Phòng Đầu tư sẽ triển khai thực hiện các hoạt động giao dịch mua, bán chứng khoán. Cơ chế giao dịch sẽ tuân theo các quy định của pháp luật và các chuẩn mực chung trong ngành. Việc chuyển tiền, thanh toán cho các giao dịch này được thực hiện bởi Phòng thanh quyết toán vốn kinh doanh.

Bước 5 : Quản lý đầu tư và thu hồi vốn

Phòng đầu tư có trách nhiệm theo dõi các khoản đầu tư, đánh giá tình hình và thực hiện những hoán đổi cần thiết, hợp lý. Sau khi thu hồi vốn, Phòng đầu tư sẽ tổng kết, đánh giá lại tình hình thực hiện và lại tiếp tục chu kỳ mới. Định kỳ sáu tháng hoặc một năm, Phòng Đầu tư thực hiện việc phân tích tình hình hoạt động và tài chính của các đơn vị mà NHCT VN có mua cổ phần, từ đó đề xuất giải pháp đối với các khoản đầu tư này.

2.2.3. Quy mô hoạt động đầu tư chứng khoán

Số dư đầu tư chứng khoán qua các năm đã không ngừng tăng lên, đến 31/12/2006 số dư đầu tư chứng khoán của NHCT VN đạt 15.139,069 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 11,04% trên tổng tài sản và đây mức cao nhất từ năm 2003 tới nay.

Biểu đồ 2.1: Số dư đầu tư chứng khoán từ năm 2003-2006

Một phần của tài liệu Tăng cường hoạt động đầu tư của ngân hàng công thương Việt Nam trên thị trường chứng khoán (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w