(Nguồn: Báo cáo tổng kết NHCT VN)

Một phần của tài liệu Tăng cường hoạt động đầu tư của ngân hàng công thương Việt Nam trên thị trường chứng khoán (Trang 32 - 35)

Tốc độ tăng trưởng bình quân 3 năm từ 2004-2006 của đầu tư chứng khoán đạt 24,1%, trong đó năm 2006 đạt tốc độ tăng trưởng 26,57%/năm. Trong năm 2006, khi nguồn vốn huy động và dư nợ cho vay nền ninh tế tăng trưởng chậm lại rất nhiều so với năm 2005 thì dư đầu tư chứng khoán vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng khá cao.

Bảng 2.2. Tốc độ tăng trưởng của một số chỉ tiêu

Đơn vị: %

STT Chỉ tiêu 31/12/2004 31/12/2005 31/12/2006

1 Tốc độ tăng trưởng tổng tài sản 15.31% 24.77% 17.80% 2 Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay nền kinh tế 23.91% 18.28% 4.47% 3 Tốc độ tăng trưởng dư đầu tư chứng khoán 29.16% 16.92% 26.57% 4 Tốc độ tăng trưởng huy động vốn 14.69% 23.25% 2.94%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết NHCT VN)

Sự tăng trưởng của dư đầu tư chứng khoán nói chung là hợp lý, bởi lẽ khi dư

tăng trưởng tốt thì dư đầu tư chứng khoán phải tăng trưởng mạnh nhằm giảm bớt áp lực cho khối tín dụng, đồng thời vẫn đảm bảo được lợi nhuận nhất định từ việc đầu tư chứng khoán, mặc dù tỷ suất lợi nhuận nói chung khi đầu tư vào chứng khoán không thể cao bằng đầu tư vào hoạt động tín dụng. Tuy nhiên đầu tư vào chứng khoán, cụ thể là đầu tư vào trái phiếu sẽ có tính thanh khoản cao hơn đầu tư vào tín dụng. Số liệu qua các năm cho thấy hoạt động đầu tư chứng khoán đã có đựơc sự tăng trưởng tốt, hỗ trợ thật cần thiết khi tăng trưởng của hoạt động tín dụng bị chậm lại.

Tuy nhiên, trong cơ cấu hoạt động đầu tư chứng khoán của NHCTVN thì chứng khoán nợ chiếm tỷ trọng gần như tuyệt đối, chứng khoán vốn chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ, mức cao nhất chỉ đạt 0,40% trên tổng chứng khoán đầu tư. Đến 31/12/2006 số dư của chứng khoán vốn là 59,831 tỷ đồng, số dư của chứng khoán nợ là 15.079 tỷ đồng, tỷ trọng của chứng khoán nợ chiếm 99,60%, trong khi tỷ trọng của chứng khoán vốn chỉ chiếm 0,4%.

2.2.3.1. Chứng khoán nợ.

Như phần trên đã đề cập, chứng khoán nợ chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng đầu tư chứng khoán của NHCT VN.

Biểu đồ 2.2. Chứng khoán nợ từ năm 2003-2006

Đơn vị: triệu đồng (Nguồn: Báo cáo tổng kết NHCT VN)

Chứng khoán nợ đến cuối năm 2006 đạt lớn nhất từ trước đến nay, với số dư trên 15 079 tỷ đồng. Từ năm 2003 đến năm 2006, chứng khoán nợ tăng trưởng đều đặn, năm sau cao hơn năm trước.

Cơ cấu của chứng khoán nợ được đầu tư bao gồm: Tín phiếu và trái phiếu. Tín phiếu gồm tín phiếu kho bạc Nhà nước và tín phiếu Ngân hàng Nhà nước; trái phiếu

gồm trái phiếu Chính phủ, trái phiếu đặc biệt, trái phiếu của các Tổ chức tín dụng khác và trái phiếu doanh nghiệp....

Trong khi dư đầu tư vào tín phiếu có xu hướng giảm qua các năm thì dư đầu tư vào trái phiếu lại có xu hướng tăng mạnh. Đến cuối năm 2006, tổng dư đầu tư vào chứng khoán nợ của NHCT VN đạt 15.079 tỷ đồng, trong đó tín phiếu đạt 2.929 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 19,42% trên tổng chứng khoán nợ.

Biểu đồ 2.3. Cơ cấu chứng khoán nợ từ năm 2003-2006

Đơn vị: triệu đồng ( Nguồn: Báo cáo tổng kết NHCT VN)

Tín phiếu kho bạc nhà nước và tín phiếu Ngân hàng Nhà nước là một loại giấy tờ có giá ngắn hạn, thời hạn là 364 ngày, do Kho bạc Nhà nước hoặc Ngân hàng Nhà nước phát hành thông qua hình thức đấu thầu lãi suất. Tuỳ từng thời điểm trong năm và nhu cầu vốn của các NHTM mà lãi suất trúng thầu thay đổi. Thông thường vào thời điểm đầu năm dương lịch và gần tết âm lịch, các NHTM nói chung nằm trong tình trạng căng thẳng về vốn, do vậy lãi suất thường cao hơn. Ngược lại, lãi suất có xu hướng thấp dần về cuối năm. Mặc dù lãi suất của tín phiếu là thấp, thậm chí có những phiên lãi suất trúng thầu chỉ đạt 2%/năm, nhưng các NHTM, đặc biệt là các NHTM lớn vẫn phải duy trì một lượng tín phiếu nhất định nhằm đảm bảo tính thanh khoản cho Ngân hàng, hơn nữa trong những thời điểm căng thẳng về vốn tín phiếu được dùng để cầm cố vay vốn trên thị trường mở.

Trái phiếu đạt 12.151 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 80,58% trên tổng chứng khoán nợ. Bao gồm các loại sau:

Bảng 2.3. Các loại trái phiếu đầu tư

Đơn vị: triệu đồng

STT Chỉ tiêu 31/12/2003 31/12/2004 31/12/2005 31/12/2006

Một phần của tài liệu Tăng cường hoạt động đầu tư của ngân hàng công thương Việt Nam trên thị trường chứng khoán (Trang 32 - 35)