* Hành lang pháp lý cho hoạt động CVTD còn chưa đầy đủ.
Do hoạt động CVTD là hoạt động mới tại Việt Nam nên cho đến thời điểm hiện nay vẫn chưa có một văn bản quy phạm pháp luật nào mang tính thống nhất ,cụ thể về hoạt động CVTD nên các ngân hàng chưa yên tâm đầu tư, phát triển nó một cách mạng mẽ, vì lo sợ cơ chế, chính sách có sự thay đổi. Hơn nữa, các văn bản luật của nước ta còn rất chồng chéo, không đồng nhất với nhau. Vì thế mà hiện nay các ngân hàng thực hiện việc CVTD này chỉ căn cứ vào các quyết định, nghị định, hướng dẫn chung về nghiệp vụ cho vay để thực hiện nghiệp vụ CVTD.
*Khoảng cách giàu nghèo ngày càng nới rộng.
Như ta đã biết nền kinh tế tăng trưởng liên tục trong các năm qua, thu nhập của người dân ngày càng được cải thiện, tạo điều kiện nâng cao mức sống của người dân.Tuy vậy, mức thu nhập tăng lên không đáng đồng đều giữa các tần lớp dân cư ( tầng lớp có thu nhập cao hiện nay chỉ chiếm 2% dân số), làm cho khoảng cách giàu nghèo vẫn không rút ngắn được mà còn có khả năng bị nới rộng hơn. Hoạt động CVTD của SGD1 thì lại chủ yếu tập trung vào nhóm các khách hàng có thu nhập cao, có nguồn tài chính ổn định, đảm bảo khả năng trả nợ cho ngân hàng, nên quy mô CVTD cũng bị hạn chế.
* Môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt trong thị trường CVTD.
Cùng với sự kiện Việt Nam là thành viên chính thức của tổ chức WTO thì thị trường Tài chính-Ngân hàng của Việt Nam trở thành thị trường đầy tiềm năng không chỉ với các ngân hàng trong nước mà với cả các ngân hàng nước ngoài. Những ngân hàng này có nguồn vốn lớn, trình độ quản lý cao và công nghệ tiên tiến đang thực sự trở thành thách thức to lớn đối với các ngân hàng Việt Nam. Điều này làm cho các ngân hàng cổ phần lớn và các ngân hàng quốc doanh lớn của Việt Nam không ngừng cải tiến, đưa ra các sản phẩm CVTD mới đáp ứng nhu cầu của khách hàng, chính sự cạnh tranh gay gắt này đã hạn chế việc mở rộng thị phần của SGD1 trên thị trường CVTD.