Cần có chính sách cụ thể về CVTD.

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay tiêu dùng tại Sở giao dịch Ngân hàng Công thương Việt Nam (Trang 70 - 73)

B- Nhiêm vụ cụ thể:

3.3.1: Cần có chính sách cụ thể về CVTD.

Trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay thì để tồn tại và chiến thắng thì việc vạch ra một mục tiêu dài hạn là vô cùng cần thiết, nó sẽ đưa ra chiến lược kinh doanh hiệu quả hơn.Do đó, để mở rộng CVTD trong những năm tới SGD1 cần phải có chính sách cụ thể về CVTD sao cho chính sách này vừa hợp với nhu cầu thực tế, vừa phù hợp với điều kiện riêng của đơn vị .Trong chính sách cụ thể này cần phải chú ý đến 1 số điểm sau: - Tăng tỷ lệ cho vay/ giá trị TSBĐ:

Đối với những khách hàng có khả năng trả nợ tốt ,những nhu cầu vay để mua, sửa nhà; vay để mua ôtô hay các tài sản có giá trị lớn khác .Nếu giữ mức cho vay tối đa là 70% giá trị phương án xin vay như hiện nay thì trong nhiều trường hợp sẽ chưa đáp ứng được nhu cầu xin vay của khách hàng . Để tăng khả năng cạnh tranh trong thời gian tới ngân hàng nên xem xét tới tỷ lệ này ,thay đổi linh hoạt đối với nhu cầu của khách hàng ( các khách hàng có khả năng trả nợ tốt ); có thể nâng mức cho vay tối đa lên 75-80% giá trị phưong án xin vay đối với các khách hàng có khả năng trả nợ tốt .

- Gia tăng CVTD trung và dài hạn:

Cơ cấu CVTD phân theo thời hạn tín dụng hiện nay tại SGD1 là CVTD ngắn hạn chiếm đa số ( chiếm khoảng 70-80% Tổng dư nợ CVTD). Tuy cơ cấu này vừa có thể đảm bảo được lợi nhuận cho ngân hàng, lại vừa có thể hạn chế được rủi ro tín dụng cho các khoản cho vay. Nhưng với xu hướng ngày nay, khi mà mức sống của người dân ngày càng cao thì nhu cầu vay ngân hàng trong trung và dài hạn để mua nhà,mua ôtô hay mua các tài sản lớn khác; vay để hỗ trợ du học … của người dân ngày càng tăng .Nếu ngân hàng có những chính sách phù hợp về thời hạn vay vốn, về mức cho vay tối đa; thủ tục vay đơn giản hoặc thực hiện tốt chiến lược Marketing đến từng đối tượng khách hàng này thì ngân hàng sẽ có thêm một lượng khách hàng rất lớn. Nhờ đó, qui mô cho vay và mức lợi nhuận thu được sẽ tăng cao; Tốc độ tăng trưởng của CVTD tăng lên nhanh chóng; đưa hoạt động CVTD trở thành một trong những hình thức cho vay chính, chủ đạo của SGD1.

- Cải tiến chất lượng dịch vụ:

SGD1 cần ứng dụng các công nghệ hiện đại .Một mặt giúp cho thời gian giao dịch nhanh, chính xác và mặt khác giúp cho SGD1 có thể bắt kịp về công nghệ ,kỹ thuật với các ngân hàng trong nước và trên thế giớ.Bên cạnh đó, việc thực hiện các thủ tục hành chính đơn giản, nhanh gọn nhưng vẫn

đảm bảo được quy trình cho vay sẽ tiết kiệm được thời gian của cả ngân hàng và khách hàng .

3.3.2: Hoàn thiện quy trình cho vay:

Hiện nay, NHCT Việt Nam cũng đã có tài liệu công văn hướng dẫn thực hiện quy trình CVTD. Qui trình này bao gồm các bước như : tiếp nhận hồ sơ, thẩm định ,trình duyệt,quyết định cho vay,giải ngân ,thu nợ.Các bước trong quy trình nghiệp vụ vày thường được áp dụng chung cho toàn hệ thống, các chi nhánh phải thực hiện và tuân thủ trong hoạt động cấp tín dụng. Nhưng vì mỗi chi nhánh ngân hàng lại có địa bàn hoạt động khác nhau với những điều kiện kinh tế, văn hoá khác nhau nên mặc dù có công văn hướng dẫn thì việc thực hiện hoạt động cấp tín dụng tại ngân hàng đó vẫn gặp phải các khó khăn. Chính vì vậy, để tạo điều kiện thuận lợi cho CBTD, ngân hàng nên lập một quy trình cho vay riêng nhưng phải dựa trên quy trình cho vay tiêu dùng của NHCT Việt Nam.

Trong quy trình cho vay hiện nay của NHCT Việt Nam có qui định : Sau thời gian nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ và thông tin cần thiết của khách hàng ,thì CBTD phải tiến hành thẩm định, trình phê duyệt và thông báo phê duyệt hay không phê duyệt cũng mất thời gian khá dài, 5 ngày đối với cho vay ngắn hạn và 10 ngày đối với cho vay dài hạn . Điều này sẽ làm giảm tính cạnh tranh của SGD1-NHCT Việt Nam nói riêng và NHCT Việt Nam nói chung so với các ngân hàng khác ,gây mất thời gian lẫn cơ hội của khách hàng. Vì thế, SGD1 phải rút ngắn thời gian cho vay để tạo sự tiện lợi cho khách hàng bằng cách giảm thiểu các thủ tục không cần thiết ;giảm thiểu thời gian lập hồ sơ; thẩm định tài sản đảm bảo và xét duyệt cho vay của ban tín dụng. Để thực hiện được quy trình này nhanh chóng, chính xác cần phải có sự phối hợp đồng bộ giữa phòng tín dụng cá nhân, phòng thẩm định tài sản đảm bảo và xét duyệt cho vay của Ban tín dụng ; Bên cạnh đó ngân hàng

có thể sử dụng công nghệ hiện đại để thực hiện quy trình nghiệp vụ theo hướng tự động hoá. Khách hàng chỉ cần gửi nhu cầu cũng như các giấy tờ cần thiết cho ngân hàng mà không phải đến ngân hàng thông qua hệ thống tự động. Các dữ liệu về khách hàng và kết hợp với hệ thống chấm điểm tín dụng để ra quyết định cho vay và sẽ cung cấp dịch vụ tự động, điều này sẽ rút ngắn thời gian của ngân hàng và cả khách hàng. Tuy nhiên, việc giảm thiểu thời gian, đơn giản hoá thủ tục phải đảm bảo chặt chẽ theo quy trình nghiệp vụ để đảm bảo an toàn cho khoản vay.

Trong quy trình nghiệp vụ CVTD, CBTD của SGD1 cần chú trọng đến công tác kiểm tra sau khi giải ngân vốn. Bởi vì, đặc điểm của các món vay tín dụng thường phát sinh không thường xuyên ,do vậy công tác kiểm tra sau khi giải ngân không chỉ nhằm mục đích truyền thống là kiểm tra tính trung thực trong việc sử dụng vốn vay theo đề xuất khi vay mà còn đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng cũng như phát hiện nhu cầu mới của khách hàng .Mở rộng khách hàng mới bằng việc khai thác khách hàng cũ là một việc nên làm . Đồng thời việc thường xuyên thăm hỏi khách hàng sẽ là một kênh thông tin phản hồi rất chính xác về chất lượng và vị thế của sản phẩm của SGD1. Các thông tin này sẽ giúp cho việc cải thiện chất lượng dịch vụ được tốt hơn và làm cơ sở để mở rộng hoạt động CVTD tại đơn vị.

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay tiêu dùng tại Sở giao dịch Ngân hàng Công thương Việt Nam (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w