Xu hướng phát triển CVTD trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay tiêu dùng tại Sở giao dịch Ngân hàng Công thương Việt Nam (Trang 65 - 67)

Đẩy mạnh CVTD là xu hướng tất yếu, là điều kiện khách quan trong điều kiện nền kinh tế thị trường , đồng thời nó cũng là chiến lược , là mục tiêu và là thị trường đầy tiềm năng của các NHTM Việt Nam. Có thể nói , trong hơn 10 năm trở lại đây, Việt Nam là nước có nền kinh tế đang phát triển với tốc độ cao, cao nhất khu vực Đông Nam Á.Trong 5 năm qua,GDP đạt bình quân gần 8%, đời sống nhân dân ngày càn được cải thiện mạnh mẽ .Dân số trên 85 triệu người là điều kiện vô cùng thuận lợi, là thị trường “khổng lồ” để CVTD phát triển . Một số các tập đoàn lớn của nước ngoài như Metro cash Carry, Visa international…đã nghiên cứu và đưa ra các thông tin về nhu cầu tiêu dùng của người tiêu dùng và dự đoán trong tương lai. Có thể nói , đó là bức tranh tương đối toàn cảnh của người tiêu dùng Việt Nam .Theo kết quả điều tra của tập đoàn AC Nielsen thì tỷ lệ hộ gia đình có thu nhập trên 3 triệu đồng / tháng ở khu vực thành thị tại 36 thành phố lớn trong cả nước đã tăng từ 36% năm 2002 đã tăng lên 63% vào năm 2005 và đến năm 2007 đạt khoảng 75% . Đồng thời ,mức chi tiêu của các hộ gia đình cũng tăng theo, nếu như năm 2002, tỷ lệ hộ gia đình có mức chi tiêu hàng tháng trên 1 triệu đồng là 15,9% thì đã tăng lên 40% trong năm 2005 và hiện nay khoảng 62%. Như vậy có thể thấy tiềm năng về lĩnh vực CVTD là rất rộng lớn, đang mở ra cho hoạt động của các ngân hàng thương mại . Trước mắt, cần tập trung đầu tư vào một số lĩnh vực:

Do đặc điểm của người Á Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng, với quan niệm “ An cư rồi mới lạc nghiệp” nên việc mua đất ,mua nhà, sửa chữa nhà là công việc trọng đại trong đời người . Theo qui hoạch tổng thể định hướng cho phát triển đô thị đến năm 2020 thì dân số đô thị sẽ chiếm khoảng 45% dân số cả nước, như vậy sức ép về nhà ở càng lớn, nhất là 2 thành phố lớn Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh. Do đó, các NHTM cần tổ chức các các cuộc điều tra xã hội rộng rãi để nắm bắt nhu cầu thực sự của người dân, từ đó xây dựng chiến lược khách hàng và đề ra các giải pháp để mở rộng cho vay với mục đích mua, xây dựng hoặc sửa chữa lớn nhà để đáp ứng nhu cầu về nhà ở cuả người dân.

*Hai là,cho vay qua thẻ:

Thị trường thẻ ở Việt Nam đang phát triển với tốc độ “chóng mặt”, doanh số sử dụng thẻ tăng lên tương ứng .Song số lượng thẻ phát hành và tỷ trọng thanh toán qua thẻ ( không dùng tiền mặt) hiện còn quá nhỏ bé với tiềm năng và so với các nước trong khu vực cũng như quốc tế. Ngoài ra, Việt Nam là một nước đang phát triển nên đời sống của nhân dân ngày một nâng cao, nhu cầu về học tập ,chữa bệnh, đi du lịch ở nước ngoài ngay càng nhiều, đó là thị trường rất hấp dẫn để các NHTM mở rộng tín dụng bằng việc cho vay qua thẻ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của cá nhân.

* Ba là,Cho vay tiêu dùng thông thường:

Với mức sống ngày càng được nâng cao thì nhu cầu tiêu dùng của người dân ngày càng lớn như: mua phương tiện phục vụ đi lại, mua những đồ dùng tiện nghi …Song trên thực tế,chỉ có một số ngân hàng thực hiện cho vay phục vụ các nhu cầu của người dân, song cũng chỉ tập trung ở các thành phố lớn như: Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Đà nẵng…và cũng chủ yếu là cho vay đối với cán bộ ,công nhân viên chức nhà nước với mức cho vay tương đối thấp so với nhu cầu ,các đối tượng khác hầu như chưa tiếp cận được với vốn

ngân hàng .Trong những năm gần đây, khi các ngân hàng triển khai CVTD, số lượng khách hàng có nhu cầu đến ngân hàng để liên hệ vay đều vượt mức dự đoán của ngân hàng, hầu hết các ngân hàng này đều quá tải. Qua đó cho thấy, tiềm năng để phát triển CVTD thông thườngng là rất lớn, vì vậy trong thời gian tới các ngân hàng cần có các chính sách và chiến lược cụ thể để đấp ứng được nhu cầu của nhân dân.

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay tiêu dùng tại Sở giao dịch Ngân hàng Công thương Việt Nam (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w