Các hàm sử dụng trong chương trình mô phỏng

Một phần của tài liệu phân tích phương pháp biến đổi cosin rời rạc để nén ảnh trong truyền hình kỹ thuật số (Trang 47 - 48)

TRONG QUÁ TRÌNH NÉN ẢNH SỐ 3.1 Mô tả quá trình mô phỏng

3.2.1Các hàm sử dụng trong chương trình mô phỏng

+ Trong MATLAB, để tính DCT-2D của một ảnh nào đó, người ta dùng hàm dct2 với cú pháp sau đây:

>> C = dct2(f)

% Hàm này cho kết quả tính DCT-2D của ảnh f. Ma trận lối ra C là ma trận mà mỗi thành phần là các hệ số biến đổi cosine rời rạc của ma trận ảnh f. Nó có cùng kích thước như f.

>> C = dct2(f,m,n)

% Hàm này là điền thêm mxn số không vào f trước khi tính DCT-2D. Nếu mxn nhỏ hơn số chiều tương ứng của f thì dct2 sẽ cắt ma trận f.

+ Để đọc ảnh f trong môi trường Matlab, người ta dùng hàm imread với cú pháp sau:

>> f = imread (‘tên file’)

Cách đơn giản nhất để đọc một ảnh từ một thư mục riêng là bao gồm cả đường dẫn đến thư mục đó.

+ Để biết độ lớn của một ảnh, ta dùng lệnh size. Lệnh này cũng cho biết độ lớn của một ma trận. Hàm này đặc biệt hữu ích trong khi lập trình để xác định một cách tự động kích thước của một ảnh; trong trường hợp này người ta dùng lệnh: >> [ m,n]=size;

Lệnh này cho biết số hạng m và số cột N trong một ảnh.

+ Để biết thêm thông tin chứa trong một ảnh ta dùng lệnh whos f sẽ cho tên, kích thước, số byte, lớp của ảnh.

+ Để hiển thị ảnh, ta dùng hàm imshow với cú pháp >> imshow(f,G)

Trong đó f là ma trận ảnh, G là số mức. Nếu không viết G, thì mặc định là 256 mức hoặc khi ta dùng:

>> imshow(f,[ ])

Dạng hiển thị này rất thích hợp để hiển thị các ảnh có vùng động lực thấp hoặc các ảnh có cùng giá trị âm và dương.

+ Để hiển thị một ảnh khác ta dùng lệnh >> figure

Một phần của tài liệu phân tích phương pháp biến đổi cosin rời rạc để nén ảnh trong truyền hình kỹ thuật số (Trang 47 - 48)