*/ Hiệp ước marid
Thoả ước madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hoá (1891-1979):
Thoả ước này được ký tại Madrid năm 1891, trong đó quy định việc đăng ký quốc tế nhãn hiệu tại Văn phòng quốc tế của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) ở Geneva. Theo Thoả ước này thì công dân của một nước thành viên của Thoả ước muốn bảo hộ một nhãn hiệu của mình tại nhiều nước thành viên khác, trước tiên phải đăng ký nhãn hiệu của mình tại Cơ quan Sở hữu công nghiệp quốc gia, sau đó thông qua Cơ quan Sở hữu công nghiệp quốc gia có thể nộp đơn đăng ký quốc tế cho Văn phòng quốc tế của WIPO. Văn phòng quốc tế sẽ công bố đơn đăng ký quốc tế và chỉ rõ những nước thành viên mà người nộp đơn yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu của mình (nước được chỉ định). Nước được chỉ định có thời gian 1 năm để xem xét chấp nhận hoặc từ chối bảo hộ nhãn hiệu trên lãnh thổ của mình. Nếu sau 1 năm nước được chỉ định không có ý kiến thì nhãn hiệu coi như được chấp nhận bảo hộ ở nước đó.
* Hiệp ước nhãn hiệu
Hiệp ước về Luật Nhãn hiệu (TLT), được thông qua ngày 27/10/1994, đã có hiệu lực ngày 1/8/1996. TLT được ban hành để đơn giản hóa các thủ tục xin cấp phép, đăng ký và hài hòa thủ tục đăng ký nhãn hiệu giữa các quốc gia khác nhau. TLT đã
hài hòa thủ tục của các cơ quan cấp phép đăng ký nhãn hiệu của các quốc gia khác nhau thông qua việc quy định những yêu cầu tối đa mà một bên tham gia có thể đưa ra.
TLT dành cho nhãn hiệu dịch vụ - dấu hiệu nhận biết đặc thù của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ để phân biệt với hàng hóa - quy chế “bình đẳng” với nhãn hiệu. Trước đây, nhiều nước dành quy chế pháp lý khác nhau cho nhãn hiệu hàng hóa và nhãn hiệu dịch vụ. TLT đã yêu cầu các quốc gia thành viên đăng ký nhãn hiệu dịch vụ và dành quy chế pháp lý tương tự như nhãn hiệu hàng hóa.
Một khía cạnh quan trọng khác của TLT là đem lại lợi ích cho chủ sở hữu nhãn hiệu là cấm các cơ quan cấp phép của các quốc gia thành viên yêu cầu xác thực các hồ sơ và chữ ký đối với các đơn thư xin đăng ký nhãn hiệu. Nhiều quốc gia yêu cầu bất kỳ chữ ký nào nộp kèm trong hồ sơ đăng ký nhãn hiệu cũng cần phải công chứng hoặc phải được hợp pháp hóa phù hợp với luật pháp của quốc gia đó. Theo quy định của TLT, trong hầu hết mọi trường hợp, không cần phải tuân thủ các thủ tục này nữa. Khía cạnh này cho phép người chủ sở hữu nhãn hiệu hoàn tất và nộp hồ sơ xin đăng ký nhãn hiệu nhanh hơn với chi phí thấp hơn.
Một lợi thế nữa của TLT là việc hài hòa thời hạn đăng kí nhãn hiệu ban đầu và gia hạn giữa các quốc gia thành viên: TLT quy định thời hạn đăng ký ban đầu là 10 năm, và có thêm 10 năm gia hạn.
Các đặc điểm chính khác của TLT còn bao gồm việc giới thiệu hệ thống ứng dụng đăng ký mục đích sử dụng (có bằng chứng chứng tỏ các nhãn hiệu này đã sử dụng trước khi đăng ký); hợp lý hóa thủ tục gia hạn; giảm thiểu những yêu cầu hoàn tất ngày nộp đơn đăng ký và đơn giản hóa thủ tục thay đổi tên và sở hữu hồ sơ và đăng ký nhãn hiệu.
Nói tóm lại, TLT nhằm tạo điều kiện thúc đẩy thương mại quốc tế: Điều đó có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với các cá nhân và các doanh nghiệp nhỏ đang tìm kiếm
công nghiệp và Ký hiệu địa lý WIPO (SCT) đang đàm phán các đề xuất sửa đổi TLT. Ủy ban này kiến nghị Đại hội đồng WIPO tổ chức một hội nghị ngoại giao từ ngày 13-31/3/2006 để xem xét việc thông qua TLT sửa đổi.
* Hiệp định thương mại song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ
Phần 3 của Hiệp định đề cập đến quyền SHTT trong đóViệt Nam cam kết thực hiện Hiệp định về Quyền Sở hữu Trí tuệ Liên quan đến Thương mại (TRIPs) của Tổ chức Thương mại Thế giới sau 18 tháng kể từ khi Hiệp định có hiệu lực. Hiệp định song phương về TRIPs này còn có những quy định cao hơn so với hiệp định TRIPs của WTO do còn có những cam kết của Việt Nam về bảo hộ tín hiệu vệ tinh trong vòng 30 tháng
2.2/ Quy trình xét duyệt và cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu hàng hóaa/ Quy trinh xét duyệt truyền thống a/ Quy trinh xét duyệt truyền thống
* Điều kiện để được đăng kí nhãn hiệu
Tổ chức hoặc cá nhân tiến hành hoạt động sản xuất,kinh doanh hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hoá hoặc dịch vụ do mình sản xuất hoặc kinh doanh;
Tổ chức hoặc cá nhân khác tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền nộp đơn đăng ký nhãn hiệu do mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm tương ứng và không phản đối việc nộp đơn nói trên;
Đối với nhãn hiệu tập thể,quyền nộp đơn thuộc về tổ chức,cá nhân đại diện cho tập thể các cá nhân hoặc chủ thể khác cùng tuân theo quy chế sử dụng nhãn
hiệu tương ứng.
Quyền nộp đơn,kể cả đơn đã nộp,có thể được chuyển giao cho cá nhân hoặc các chủ thể khác thông qua văn bản chuyển giao quyền nộp đơn.
* Hồ sơ đơn đăng ký nhãn hiệu
Tờ khai yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (Tờ khai), làm theo Mẫu do Cục Sở hữu trí tuệ ban hành;
Quy chế sử dụng nhãn hiệu, nếu nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ là nhãn hiệu tập thể; Mẫu nhãn hiệu;
Tài liệu xác nhận quyền nộp đơn hợp pháp, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền nộp đơn của người khác (Chứng nhận thừa kế,Chứng nhận hoặc Thoả thuận chuyển giao quyền nộp đơn,kể cả đơn đã nộp,Hợp đồng giao việc hoặc Hợp đồng lao động,...);
Giấy uỷ quyền,nếu cần;
Bản sao đơn đầu tiên hoặc Giấy chứng nhận trưng bày triển lãm,nếu trong đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên theo Điều ước quốc tế,gồm một (1) bản;
Tài liệu xác nhận về xuất xứ,giải thưởng,huy chương,nếu trên nhãn hiệu có chứa đựng các thông tin đó;
Chứng từ nộp phí nộp đơn. Bản gốc Giấy uỷ quyền;
Bản sao đơn đầu tiên hoặc Giấy chứng nhận trưng bày triển lãm,nếu trong đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên theo Điều ước quốc tế,kể cả bản dịch ra tiếng Việt. - Phần mô tả nhãn hiệu trong Tờ khai phải làm rõ khả năng phân biệt của nhãn
hiệu,trong đó phải chỉ rõ từng yếu tố cấu thành của nhãn hiệu và ý nghĩa tổng thể của nhãn hiệu. Nếu nhãn hiệu có chứa từ ngữ không phải là tiếng Việt,thì phải ghi rõ cách phát âm (phiên âm ra tiếng Việt) và nếu từ ngữ đó có nghĩa,thì phải dịch nghĩa ra tiếng Việt.
- Nếu các chữ,từ ngữ yêu cầu bảo hộ được trình bày dưới dạng hình hoạ như là yếu tố phân biệt của nhãn hiệu,thì phải mô tả dạng hình hoạ của các chữ,từ ngữ đó.
- Nếu nhãn hiệu có chứa chữ số không phải là chữ số ả-rập hoặc chữ số La mã, thì phải dịch ra chữ số ả-rập.
- Nếu nhãn hiệu gồm nhiều phần tách biệt nhau nhưng được sử dụng đồng thời trên một sản phẩm, thì phải nêu rõ vị trí gắn từng phần của nhãn hiệu đó trên sản phẩm hoặc bao bì đựng sản phẩm.
- Danh mục hàng hoá và dịch vụ mang nhãn hiệu trong Tờ khai phải phù hợp với phân nhóm theo Bảng Phân loại Quốc tế về hàng hoá và dịch vụ (Ni-xơ 9).
- Mẫu nhãn hiệu gắn trong Tờ khai cũng như các Mẫu nhãn hiệu khác được trình bày rõ ràng với kích thước không được vượt quá khuôn khổ (80 x 80) mm,và khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất không được nhỏ hơn 15 mm.
- Nếu yêu cầu bảo hộ màu sắc,thì Mẫu nhãn hiệu phải được trình bày đúng màu sắc cần bảo hộ.
- Nếu không yêu cầu bảo hộ màu sắc, thì tất cả các Mẫu nhãn hiệu đều phải được trình bày dưới dạng đen trắng.
* Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu
- Đơn đăng ký nhãn hiệu được nộp trực tiếp hoặc gửi tới Cục Sở hữu trí tuệ. - Địa chỉ của Cục Sở hữu trí tuệ:
Cục Sở hữu trí tuệ, 386 Nguyễn Trãi,Thanh Xuân, Hà Nội Tài khoản: 920.90.006 Kho bạc Nhà nước Thanh Xuân
- Tổ chức,cá nhân Việt Nam có quyền tự mình nộp đơn đăng ký nhãn hiệu, hoặc có thể (không bắt buộc) thông qua dịch vụ trung gian của một Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp, thay mặt mình làm và nộp đơn.
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài không thường trú hoặc không có đại diện hợp pháp,không có cơ sở kinh doanh thực thụ ở Việt Nam nộp đơn thông qua việc uỷ quyền cho Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp.
-Lệ phí đăng ký nhãn hiệu có thể được nộp bằng tiền mặt, séc chuyển khoản hoặc uỷ nhiệm chi cho Cơ quan đăng ký nhãn hiệu.
* Quá trình thẩm định đơn nhãn hiệu - Thẩm định hình thức
Đơn yêu cầu cấp Giáy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá phải được xét nghiệm hình thức nhằm xác định xem đơn có đáp ứng các yêu cầu của đơn hợp lệ hay không. Nếu đơn đáp ứng các yêu cầu của đơn hợp lệ,thì Cục Sở hữu trí tuệ xác nhận ngày nộp đơn hợp lệ, số đơn hợp lệ, ngày ưu tiên của đơn và thông báo cho người nộp đơn quyết định chấp nhận đơn.
Các yêu cầu của đơn hợp lệ gồm có: Các yêu cầu chung, các yêu cầu cụ thể về hình thức và yêu cầu về tính thống nhất của đơn sở hữu công nghiệp.
Thời hạn xét nghiệm hình thức là 01 tháng kể từ ngày đơn đến Cục Sở hữu Trí tuệ.