Đánh giá, kết luận * Về hệ thống luật pháp

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với sở hữu trí tuệ nhãn hiệu hàng hóa của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam (National office of intellectual property of Viêt Nam) tại địa bàn Hà Nội (Trang 50 - 53)

- Cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu,Đăng bạ

2.5/Đánh giá, kết luận * Về hệ thống luật pháp

c/ Hệ thống nộp đơn điện tử phi trực tuyến

2.5/Đánh giá, kết luận * Về hệ thống luật pháp

* Về hệ thống luật pháp

Để luật đi vào đời sống cần có những Thông tư, Nghị định hướng dẫn thi hành luật. Như vậy đôi khi các văn bản do Bộ, ngành soạn thảo thường ảnh hưởng lớn đến

thi bằng Nghị định, thông tư, hơn thế nữa nghị định thông tư thường do cá nhân soạn thảo, khó tránh được ý kiến chủ quan. Và đây cũng là kẽ hở để nhiều cá nhân quản lý và có những hành động theo lợi ích cá nhân, dễ nảy sinh các hành vi tham nhũng.

Bên cạnh đớ Luật chưa đi sâu vào được trong cuộc sống do tính thiếu thực tiễn và khả năng áp dụng của các đạo Luật Việt Nam nói chung và Luật SHTT nói riêng. Nếu là những người am hiểu luật, có hoạt động trong các lĩnh vực đó thì các từ, ngữ, cụm từ ngữ họ nắm rất rõ nhưng luật SHTT là một đạo luật rất mới mẻ dù nó đã có từ năm 2005, nhưng với đa số người dân Việt Nam nó vẫn còn là một trong những đạo luật rắc rối, giải thích các thuật ngữ còn chưa cặn kẽ, dễ gây hiểu lầm đối với cả người thực thi chứ chưa nói gì đến người dân.

Trong Luật SHTT tuy có quy định chi tiết các cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động quản lý nhãn hiệu hàng hóa xong nó vẫn đang là phiền hà bởi chính quy định không rõ ràng, chưa thực sự phân tách được quyền hạn của các cơ quan này làm cho hiệu quả thực thi còn kém như hiện nay.

* Về hoạt động quản lý nhãn hiệu của Cục Sở hữu trí tuệ

Không thể phủ nhận những thành tựu mà Cục Sở hữu trí tuệ đã đạt được trong suốt chặng đường phát triển hơn 25 năm vừa qua. Cục Sở hữu trí tuệ đã tiếp nhận, xử lý và cấp văn bằng bảo hộ cho hàng trăm ngàn nhãn hiệu, mang lại giá trị thực tiễn to lớn về kinh tế và quản lý cho xã hội. Tuy nhiên đứng trước những khó khăn chung và thách thức của giai đoạn phát triển mới mà hoạt động quản lý của Cục Sở hữu trí tuệ không tránh khỏi những vấn đề còn làm chưa tốt, chưa hiệu quả và thậm chí còn yếu kém.

Thứ nhất, thời gian tiếp nhận cho đến khi cấp giấy chứng nhận còn quá dài. Để thẩm định xong hình thức mất một tháng, sau đó là mất 6 tháng để thẩm định nội dung. Trừ phi là những nhãn hiệu nổi tiếng có vòng đời dài còn hầu hết nhãn hiệu đều có vòng đời ngắn, nhanh chóng bị thay thế. Nếu đợi chờ được thậm định xong trong thời gian lâu như vậy thì sẽ gây rất nhiều khó khăn về sản xuất, cạnh tranh và tính

sống còn đối với sản phẩm của doanh nghiệp. Nếu có thể thì tiến hành thẩm định nội dung và hình thức chỉ qua một cửa, một khâu và tận dụng công nghệ cũng như thư viện thông tin để đẩy nhanh khâu thẩm định.

Thứ hai, hoạt động thanh tra, kiểm tra còn làm chưa mạnh, chưa sâu sát thực tế và còn thiếu nhiều chế tài hỗ trợ cho hoạt động này. Mỗi khi tiến hành thanh tra kiểm tra một cơ sở, một doanh nghiệp, ngay chính người đi thanh tra kiểm tra còn lúng túng nói gì đến các doanh nghiệp.

Thứ ba, sự phối hợp giữa Cục và các cơ quan chức năng khác vẫn còn nhiều bất cập, điều này có thể hiểu một phần do hệ thống tổ chức của Nhà Nước Việt Nam còn chưa phù hợp, mỗi cơ quan lại có những quy định, quy tắc cũng như đặc thù khác nhau làm cho mỗi khi có sự phối hợp giữa họ thì lại càng nảy sinh sự rắc rối và rườm rà. Hiện nay, ở Việt Nam có tới 6 cơ quan thực thi quyền sở hữu trí tuệ và đã có sự phân công chức năng, nhiệm vụ của từng ngành nhưng vẫn tồn tại thực tế là năng lực của các cán bộ hiện vừa yếu lại vừa thiếu. Các ngành chức năng hoạt động chưa thực sự hiệu quả, chồng chéo, sự phối hợp còn hạn chế. Nhiều cơ quan tham gia nhưng mỗi cơ quan lại áp dụng những trình tự thủ tục về sở hữu trí tuệ khác nhau. Chưa có quy định thống nhất của Chính phủ nên các doanh nghiệp khi bị xâm hại đến giải quyết tại các cơ quan chức năng bị đòi hỏi nhiều thủ tục gây phiền hà.

Thứ tư, hệ thống quản lý thông tin nhãn hiệu hàng hóa còn bộc lộ một số bất cập như hệ thống tra cứu chưa nhanh, cách phân loại còn cồng kềnh hay điển hình những tiêu chuẩn để xác định và quản lý nhãn hiệu còn chưa tốt vd như nhãn hiệu VN contro và vinacontro gây ra sự tranh chấp giữa hai cơ quan này vì nó lại được cùng một nơi cấp, giống nhau cả về con dấu…

Kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về SHTT nhãn hiệu hàng hóa

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với sở hữu trí tuệ nhãn hiệu hàng hóa của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam (National office of intellectual property of Viêt Nam) tại địa bàn Hà Nội (Trang 50 - 53)