Rủi ro tín dụng của chi nhánh cũng được biểu hiện thông qua nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu sau:
Bảng 18: Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu tại Chi nhánh
Đơn vị: Triệu đồng
CHỈ TIÊU 2003 2004 2005
Nợ xấu 7 815 4 827 13 012
Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ (%) 0,9 0,6 1,2
(Nguồn: Phòng KH&NV chi nhánh NHĐT&PT tỉnh Hà Tây)
Nợ xấu của chi nhánh có xu hướng ngày càng tăng đặc biệt là năm 2005 (13 012 triệu đồng), điều này không tốt cho Ngân hàng. Sở dĩ tăng cao như vậy là do năm 2005 Chi nhánh áp dụng quyết định 493 do Ngân hàng Nhà Nước ban hành đã làm nợ xấu tăng cao như vậy (đây là khoản nợ có khả năng mất vốn của Ngân hàng). Tuy nhiên so với các Ngân hàng
khác thì tỷ lệ nợ xấu 1,2% là thấp. Điều này cho thấy chất lượng tín dụng của ngân hàng là tương đối tốt.
Trong mấy năm gần đây chi nhánh không phát sinh các khoản tổn thất tín dụng. Ngoài ra, Chi nhánh đã xử lý nợ xấu bằng quỹ dự phòng rủi ro năm 2004 là 8,3 tỷ và năm 2005 là 6,6 tỷ đồng. Đặc biệt năm 2005 chi nhánh không phát sinh các khoản nợ khoanh, nợ xóa và nợ chờ xử lý.
Qua các chỉ tiêu phân tích ở trên chúng ta thấy rằng chi nhánh đã làm rất tốt công tác cho vay và thu nợ làm giảm rủi ro tín dụng. Có thể thấy chi nhánh đã rất thành công trong công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của mình. Đây cũng là thành công mà nhiều ngân hàng mơ ước và chi nhánh NHĐT&PT tỉnh Hà Tây xứng đáng là chi nhánh ngân hàng hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao trong hệ thống NHĐT&PT Việt Nam. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần xem xét các nhân tố chính dẫn đến thực trạng nợ quá hạn như trên.