Để hạn chế rủi ro tín dụng, việc phân tích khách hàng là hết sức cần thiết, trên cơ sở đó ngân hàng sẽ có chính sách tín dụng cụ thể áp dụng đối với từng đối tượng khách hàng.
* Đối với khách hàng là doanh nghiệp:
Phân tích khách hàng bao giờ cũng là công việc quan trọng của cán bộ tín dụng. Khi có nhu cầu vay vốn khách hàng phải xuất trình các tài liệu liên quan đến năng lực pháp lý, đến khả năng tài chính, và quan trọng nhất là kế hoạch kinh doanh của mình. Phân tích khách hàng thường xuyên và chủ động ở đây đòi hỏi cán bộ tín dụng phải theo dõi tình hình khách hàng trước, trong và sau khi cấp vốn vay. Cán bộ tín dụng cần phải thực hiện nghiêm túc các qui trình nghiệp vụ, không nên chỉ tin vào thông tin khách hàng cung cấp. Cán bộ tín dụng phải cập nhật thông tin về khách hàng thường xuyên và đánh giá thông tin thu được có mức chính xác là bao nhiêu. Nhất là sau khi đã giải ngân cho khách hàng, cán bộ tín dụng phải có trách nhiệm thường xuyên theo dõi, kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay. Phân tích chủ động ở đây đòi hỏi cán bộ tín dụng phải tìm kiếm các thông tin mà không bao giờ khách hàng muốn cung cấp cho ngân hàng. Cán bộ
tín dụng không quá phụ thuộc vào các thông tin mà khách hàng cung cấp. Để thực hiện được việc phân tích thường xuyên và chủ động Ngân hàng cần chuyên môn hóa khâu cho vay. Cụ thể ngân hàng cần tách bạch rõ các bộ phận Tín dụng - Thẩm định - Quản lý giải ngân:
+ Bộ phận tín dụng có trách nhiệm thu thập thông tin, lập hồ sơ về các dự án để cung cấp cho bộ phận thẩm định. Công tác này làm tốt là tiền đề cho các bộ phận sau có thể hoàn thành tốt.
+ Bộ phận thẩm định có trách nhiệm thẩm định dự án, đánh giá tính khả thi của dự án, phân tích tín rủi ro của dự án dặc biệt là phân tích thị trường đầu ra và đầu vào.
+ Bộ phận giải ngân làm công tác giải ngân và theo dõi sau cho vay. Việc phân tích, đánh giá khách hàng nên thực hiện định kỳ trên cơ sở quyết toán của doanh nghiệp. Nội dung phân tích cần đi sâu: phân tích kết quả thực hiện doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp, nếu doanh thu và lợi nhuận càng lớn thì thể hiện doanh nghiệp càng có điều kiện mở rộng sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm, khả năng sử dụng vốn vay có hiệu quả. Phân tích khách hàng phải được bố trí một số hoặc tổ chuyên môn có trách nhiệm, có trình độ kỹ năng nghiệp vụ ngân hàng và có kiến thức về kinh tế, tài chính cũng như kinh nghiệm thực tế và được áp dụng các phương tiện, kỹ thuật nghiệp vụ tiên tiến để thẩm định và phân tích một cách chính xác nhằm đưa ra các quyết định đúng đắn.
* Đối với cho vay tiêu dùng:
Hiện tại nghiệp vụ cho vay tiêu dùng chưa được chi nhánh chú ý. Nguyên nhân một phần là vì thu nhập của người dân trên địa bàn chưa ổn định nên chi nhánh dễ gặp rủi ro trong khi cho vay. Tuy nhiên trong phương hướng của chi nhánh thì cho vay tiêu dùng được chú trọng. Vì ưu điểm khi cho vay tiêu dùng là lãi suất cho vay cao, chi nhánh có thu nhập
cao. Do vậy, ngay từ bây giờ chi nhánh cần nhanh chóng đưa ra một qui trình cụ thể áp dụng đối với nghiệp vụ cho vay tiêu dùng. Đối với các khách hàng là cá nhân vay vốn với mục đích vay tiêu dùng thì NHĐT&PTVN đã có công văn hướng dẫn cụ thể: công văn số 1342/CVTDDV3 hướng dẫn tạm thời cho vay hỗ trợ nhu cầu về nhà ở, số 1057/CV-PCCĐ về việc cho vay đối với CBCNV
Tuy có văn bản hướng dẫn tạo hành lang pháp lý cho chi nhánh hoạt động, trong hai văn bản đã qui định tạm thời cho vay đối với đối tượng thuộc tỉnh Hà Tây là không nên. Với xu hướng hội nhập như hiện nay, nên để cán bộ tín dụng quyết định có cho vay hay không đối với các đối tượng không nằm trên địa bàn tỉnh Hà Tây. Vì sẽ rất dễ bỏ qua những khách hàng tốt nhưng không nằm trên địa bàn tỉnh, đặc biệt như chi nhánh có trụ sở không cách thủ đô Hà Nội quá 10 cây số.
Chi nhánh cũng nên có hệ thống chấm điểm tín dụng đối với khách hàng vay tiêu dùng để cán bộ dễ dàng hơn trong quá trình cho vay.
Hệ thống chấm điểm tín dụng nên phải thường xuyên thay đổi để không rơi vào tình trạng không cân xứng về thông tin.