II Các chỉ tiêu tham chiếu
2.2.2.3. Tình hình dư nợ cho vay DNVVN
Tổng dư nợ năm 2007 cao gấp 71,1 % so với năm 2006 , trong đó dư nợ cho vay DNVVN tăng lên vượt bậc, gấp 113,3 % so với năm 2006, vượt mức kế hoạch đề ra. Tuy nhiên tỷ trọng cho vay DNVVN chiếm 59,1 % trong tổng dư nợ là chưa cao.
* Cơ cấu dư nợ cho vay DNVVN theo hình thức sở hữu
Cùng với sự chuyển dịch của nền kinh tế thị trường, các DNNN ngày càng giảm do bị giải thể hoặc được sáp nhập, cổ phần hóa, và số lượng các DN ngoài quốc doanh ngày càng tăng. Do đó, các NHTM nói chung, NH ĐT& PT Nam Hà Nội nói riêng cũng dần thay đổi cơ cấu cho vay sao cho phù hợp với nhu cầu của XH. Tỷ trọng cho vay DN nhà nước giảm dần qua các năm, thay vào đó là mở rộng quy mô cho vay đối với các công ty cổ phần, công ty TNHH và các tổ chức kinh tế khác. Đây là điểm tích cực trong hoạt động cho vay của Chi nhánh trong năm qua.
Bảng 2.3: Cơ cấu dư nợ cho vay DNVVN theo thành phần kinh tế Loại hình sở hữu 2006 Tỷ trọng 2007 Tỷ trọng Tốc độ tăng trưởng Dư nợ DNVVN 205,65 100 % 438.55 100 % 113,25 % DN quốc doanh 106,44 51,76 % 182,88 41,7 % 71,9 % DN ngoài quốc doanh 99,21 48,24 % 255,67 58,3 % 157,7 %
(Nguồn: Phòng tín dụng chi nhánh NH ĐT&PT Nam Hà Nội)
Phương châm của Chi nhánh NH ĐT&PT Nam Hà Nội là đa dạng hóa đối tượng khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế. Qua bảng số liệu trên cho thấy, trong khi quy mô tín dụng được mở rộng với tốc độ nhanh chóng, thì tỷ trọng cho vay DNNN đến cuối năm 2007 chỉ còn 41,7 %. Dư nợ cho vay với các DN ngoài quốc doanh tăng lên đáng kể, đạt tốc độ tăng trưởng 157,7 %. Đây là xu hướng chuyển dịch cơ cấu đúng đắn, phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế xã hội.
* Cơ cấu dư nợ cho vay DNVVN theo ngành nghề kinh doanh
Cùng với việc đa dạng hóa cho vay DN thuộc các thành phần sở hữu khác nhau, NH ĐT&PT Nam Hà Nội còn thực hiện đa dạng hóa các ngành nghề kinh tế. Địa bàn quận Hoàng Mai có tốc độ đô thị hóa khá cao, các ngành xây dựng và thương mại, dịch vụ, xây lắp, xuất nhập khẩu…ngày càng gia tăng về số lượng cũng như chất lượng. Mỗi ngành nghề có những thuận lợi, khó khăn khác nhau, do đó nhu cầu vay vốn NH cũng rất đa dạng. Để đáp ứng những nhu cầu đó, NH đã mở rộng cho vay đối với nhiều ngành nghề khác nhau.
Ngành nghề 2006 trọngTỷ 2007 trọngTỷ trưởngTăng
Dư nợ DNVVN 205,65 100 % 438,55 100 % 113,25%
Xây lắp 39,89 19,4 % 58,76 13,4% 47,3 %
Cơ khí 32,08 15,6 % 49,1 11,2% 53,05 %
Thương mại & dịch vụ 61,08 29,7 % 150,42 34,3% 142,27% Xuất nhập khẩu 17,07 8,3 % 73,24 16,7% 329,06% Viễn thông 10,08 4,9 % 24,12 5,5% 139,28% Làng nghề 9,87 4,8 % 15,78 3,6% 59,88 % Vận tải 30,85 15 % 57,89 13,2% 87,65 % Các ngành nghề khác 4,73 2,3 % 9,2 2,1% 94,5 %
(Nguồn: Phòng tín dụng chi nhánh NH ĐT&PT Nam Hà Nội)
Như đã nêu ở trên, địa bàn quận Hoàng Mai phát triển mạnh về xây lắp, do đó các công ty xây lắp, cơ khí và viễn thông chiếm một phần tương đối lớn trong tổng dư nợ DNVVN. Các công ty này chủ yếu nhận thầu một số giai đoạn của các công trình lớn, sản xuất các loại máy cơ khí phục vụ nông, lâm, công nghiệp. Tuy nhiên tỷ trọng cho vay DN xây lắp và cơ khí vẫn còn ở mức tương đối cao, NH cần phải cân đối lại bằng cách thu hẹp cho vay đối với các DN này và mở rộng cho vay đối với các DN xuất nhập khẩu, thương mại và dịch vụ.
Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng dư nợ cho vay đối với DNVVN là ngành Thương mại và dịch vụ. Quận Hoàng Mai là quận mới phát triển, do đó các hoạt động này diễn ra khá sôi nổi. NH ĐT&PT Nam Hà Nội cũng đã thực hiện mở rộng và tiếp tục nâng cao hiệu quả cho vay đối với các DN thương mại- dịch vụ, tiến tới thực hiện chuyển đổi sang mô hình NH bán lẻ.
Bên cạnh đó, mở rộng cho vay phát triển các làng nghề thủ công mỹ nghệ và chế biến nông-lâm-thủy sản cũng là một thế mạnh của NHT ĐT&PT Nam Hà Nội. Tuy nhiên tỷ trọng này đang có xu hướng giảm dần, đến năm 2007 chỉ còn 3,6 % do các ngành kinh tế mới tiếp tục chiếm ưu thế trên địa bàn.
Cho vay xuất nhập khẩu đã tăng lên đáng kể, nhưng vẫn đang chiếm một tỷ trọng tương đối khiêm tốn trong dư nợ cho vay DNVVN. Trong những năm tới Chi nhánh tiếp tục chuyển dịch cơ cấu cho vay từ giảm dần các DN xây lắp sang gia tăng cho vay các DN xuất nhập khẩu. Đó là định hướng nhằm chuyển dịch cơ cấu cho vay theo hướng hợp lí hơn.
* Cơ cấu dư nợ cho vay DNVVN theo thời hạn nợ
Bảng 2.5: Phân loại dư nợ cho vay DNVVN theo thời hạn nợ
Chỉ tiêu 2006 Tỷ trọng 2007 Tỷ trọng Tốc độ tăng trưởng Dư nợ DNVVN 205,65 100 % 438,55 100% 113,25 % Dư nợ ngắn hạn 198,9 72,4 % 313,55 71,5% 57,6 % Dư nợ trung, dài
hạn
56,75 27,6 % 125 28,5% 120 %
(Nguồn: Phòng tín dụng chi nhánh NH ĐT&PT Nam Hà Nội)
Nhìn vào bảng trên ta thấy, dư nợ ngắn hạn và dư nợ trung, dài hạn đều tăng qua các năm và dư nợ ngắn hạn vẫn giữ vị trí chủ đạo. Tốc độ tăng trưởng của dư nợ ngắn hạn năm 2007 đạt 57,6 %, tuy nhiên tỷ trọng trên tổng dư nợ thì có xu hướng giảm nhẹ do dư nợ trung dài hạn có tốc độ gia tăng vượt trội hơn, đạt 120 % so với năm 2006.
Tỷ trọng cho vay trung, dài hạn mặc dù đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ về quy mô, tạo điều kiện cho các DNVVN có điều kiện tham gia vào các dự án lớn
và có vòng quay vốn lâu dài. Tuy nhiên tỷ trọng dư nợ cho vay trung dài hạn trong dư nợ cho vay DNVVN vẫn tương đối thấp. Mặt khác hạn mức của mỗi khoản vay trung dài hạn thường lớn, cho thấy số lượng các DNVVN được cấp tín dụng trung dài hạn là rất ít.
* Cơ cấu dư nợ cho vay DNVVN theo TSĐB
Bảng 2.6: Phân loại dư nợ cho vay DNVVN theo TSĐB
Chỉ tiêu 2006 Tỷ trọng 2007 Tỷ trọng Tốc độ tăng trưởng Dư nợ DNVVN 205,65 100 % 438,55 100 % 123,2 % Dư nợ có TSĐB 130,38 63,4 % 265,32 60,5 % 103,5 % Dư nợ không có TSĐB 75,27 36,6 % 173,23 39,5 % 130 %
(Nguồn: Phòng tín dụng chi nhánh NH ĐT&PT Nam Hà Nội)
Qua số liệu tổng hợp đến thời điểm 31/12/2007, dư nợ có TSĐB của các DNVVN là 60,5 %.