0
Tải bản đầy đủ (.docx) (86 trang)

Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng

Một phần của tài liệu MỞ RỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NAM HÀ NỘI (Trang 70 -73 )

II Các chỉ tiêu tham chiếu

3.2.4. Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng

Thẩm định cho vay bao gồm có thẩm định khách hàng, thẩm định về tính khả thi của dự án thông qua tìm hiểu ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh, khảo sát thị trường sản phẩm mà DN đang hướng tới.

Thứ nhất, thẩm định khách hàng bao gồm các điểm sau:

Thẩm định tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ khách hàng. Đây là yếu tố đầu tiên và cơ bản nhất trong quá trình thẩm định khách hàng. Trước hết, cán bộ thẩm định phải xem xét tư cách pháp lí của DN thông qua các giấy tờ liên quan như giấy phép đăng kí kinh doanh, xác nhận của chính quyền địa phương. Đồng

thời phải nắm được các quy định của pháp luật về những ngành nghề mà DN được phép tham gia sản xuất kinh doanh và các loại giấy tờ có liên quan. Ví dụ DN khai thác khoáng sản phải có giấy phép hoạt động khai thác mỏ, các giấy tờ gia hạn có chứng thực của các cơ quan có thẩm quyền. Thẩm định hồ sơ khách hàng là bước cơ bản đánh giá mức độ lành mạnh của DN.

Kiểm tra mục đích vay vốn của khách hàng. Đối với bất cứ khoản vay nào DN cũng phải có mục đích cụ thể. Ngân hàng sẽ xem xét mục đích sử dụng vốn vay có hợp pháp hay không, thiết thực hay không và khả năng thành công như thế nào. Đây cũng là căn cứ để ngân hàng theo dõi, đánh giá KH sau này và là cơ sở để giải quyết các khúc mắc giữa NH với DN trong quá trình giải ngân và thu hồi vốn.

Đánh giá năng lực tài chính của khách hàng chủ yếu dựa trên hệ thống sổ sách kế toán của DN và các báo cáo tài chính hàng kì. Công việc này đòi hỏi cán bộ thẩm định phải có nền tảng về kế toán, kiểm toán, thường xuyên cập nhật những quy định mới về hệ thống kế toán chuẩn. Từ đó mới đánh giá được tính chính xác, trung thực của những con số DN đưa lên.

Đánh giá đội ngủ quản lý của DN. Đây là một trong những yếu tố quan trọng nhất phản ánh tác phong, môi trường làm việc và uy tín của DN. Tuy nhiên một số cán bộ ngân hàng thường bỏ qua hoặc không đủ các mối quan hệ xã hội để đánh giá. Do vậy cần chú trọng hơn nữa sự hiểu biết về đội ngũ quản lí của DN.

Xác định giá trị TSĐB. Đây là một cơ sở để ngân hàng quyết định cho vay, đưa ra hạn mức cho vay, và là nguồn thu của ngân hàng nếu khách hàng mất khả năng trả nợ. Việc đưa ra được hạn mức cho vay chính xác phụ thuộc vào vấn đề xác định giá trị tài sản đảm bảo có chính xác hay không. Với các tài sản là bất

động sản, hoặc một số tài sản của các DN nhà nước chuyển đổi thành công ty cổ phần gặp nhiều bất cập trong công tác thẩm định. Trong quá trình này đòi hỏi cán bộ thẩm định phải nắm chắc các quy định về đảm bảo tiền vay của NHNN, NH ĐT&PT Việt Nam và các quy định có liên quan. Đồng thời cán bộ NH phải xin ý kiến chỉ đạo và phối hợp ra quyết định từ cấp trên nhằm đưa ra được đánh giá sát thực nhất.

Thứ hai, thẩm định dự án đầu tư, được xem là nội dung thẩm định mang

tính quyết định tới quá trình phê duyệt cho vay của ngân hàng, đặc biệt là các khoản vay trung dài hạn. Bao gồm:

Đánh giá nhu cầu thị trường. Thông qua mục đích sử dụng vốn vay, ngân hàng cần xem xét thị trường mà DN đang hướng tới có tiềm năng hay không. Để đánh giá được tiêu chí này, cán bộ NH phải tìm hiểu về ngành nghề DN hoạt động, các chỉ tiêu chung của ngành, xu hướng phát triển của ngành, và nhu cầu của thị trường đã bão hòa hay chưa? Đánh giá nhu cầu thị trường phụ thuộc vào sự chủ động của cán bộ ngân hàng, do đó NH ĐT&PT Nam Hà Nội cần chú ý khuyến khích và đào tạo tính chủ động, các phương pháp thu thập và xử lí thông tin về thị trường.

Đánh giá chiến lược và khả năng xâm nhập thị trường của sản phẩm. Khi đưa ra phương án sản xuất kinh doanh, DN phải có kế hoạch rõ ràng về từng bước sản xuất, quảng bá và phân phối sản phẩm. Thông qua đó, cán bộ NH phải xem xét tính hợp lí về mặt thời gian, cách thức, chiến lược. Đồng thời góp ý cho DN nhằm tăng thêm tính khả thi cho dự án.

Đánh giá công nghệ và khả năng cung cấp nguyên vật liệu trong cả kì sản xuất: Một trong những hạn chế của các DNVVN ở Việt Nam là không có kinh nghiệm về công nghệ, dẫn đến việc tiêu tốn tiền của nhưng công nghệ mua về

hoặc không phù hợp với tiềm năng của DN. Mặt khác, các yếu tố về nguyên liệu đầu vào cũng rất quan trọng, đảm bảo cho quá trình sản xuất diễn ra đúng tiến độ. Vì vậy, thông qua chiến lược sản phẩm và công suất của máy móc, thiết bị, cán bộ tín dụng phải tính toán xem khả năng cung cấp nguyên vật liệu đầu vào có đáp ứng được nhu cầu sản xuất hay không.

Thứ ba, thẩm định tài chính dự án: Là việc đánh giá hiệu quả tài chính của

dự án. Thông qua các chỉ tiêu tính toán cụ thể, NH sẽ xem xét tính chân thực của các số liệu và đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng. Trong việc thẩm định tài chính dự án, cán bộ NH phải chú trọng tới kế hoạch lưu chuyển tiền tệ, thời điểm và quy mô dòng tiền ra, vào của dự án. Đây là căn cứ để NH ra quyết định về phương thức cho vay, phương thức giải ngân và thu hồi vốn sao cho hợp lí.

Một phần của tài liệu MỞ RỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NAM HÀ NỘI (Trang 70 -73 )

×