Nguyên nhân chủ quan:

Một phần của tài liệu Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Nam Hà Nội (Trang 57 - 58)

II Các chỉ tiêu tham chiếu

2.3.2.2.1.Nguyên nhân chủ quan:

Thứ nhất, NH ĐT&PT Nam Hà Nội chưa xây dựng được chính sách tín

dụng phù hợp đối với DNVVN.

Trước hết, chính sách khách hàng của Chi nhánh thiếu linh hoạt và thực hiện chưa hợp lí. Chính sách khách hàng của NH bao gồm các chính sách tiếp thị, phân loại khách hàng, tìm hiểu nhu cầu khách hàng và đa dạng hóa sản phẩm nhằm tối đa hóa lợi ích của khách hàng…Chi nhánh đã đẩy mạnh nghiên cứu thị trường, tích cực tiếp thị tới khách hàng nhưng chưa hiệu quả, nguyên nhân là chưa nắm bắt được nhu cầu của các đối tượng khách hàng khác nhau, chưa chú trọng vào việc đa dạng hóa các phương thức cho vay. Hiện nay NH ĐT&PT Nam Hà Nội mới chủ yếu cho vay trực tiếp từng lần, một số ít KH truyền thống thì cho vay theo hạn mức, các hình thức cho vay khác chưa phổ biến.

Chính sách lãi suất và phí suất tín dụng của Chi nhánh còn cứng nhắc. Việc áp dụng lãi suất và các loại phí còn mang nặng tính rập khuôn, chưa có quy định riêng cho từng đối tượng khách hàng, từng hình thức cho vay…Điều đó giảm bớt tính linh hoạt trong quan hệ với khách hàng, gây khó khăn cho việc mở rộng cho vay DNVVN.

Bên cạnh đó NH còn giữ tâm lí thụ động, chờ đợi KH đến với mình mà không chủ động tìm kiếm mở rộng đối tượng khách hàng. Hiện nay NH ĐT&PT Nam Hà Nội còn chú trọng cho vay theo các phương thức truyền thống, các dịch vụ cho vay tài trợ xuất nhập khẩu còn thấp, và chưa mạnh dạn tài trợ nhu cầu vốn trung dài hạn cho DN. Bên cạnh đó, công tác phổ biến kiến thức cho khách

hàng về ngân hàng và các quy định, thể lệ cho vay còn chưa được chú trọng. Điều này cản trở rất lớn việc mở rộng cho vay đối với DNVVN.

Thứ hai, trong quá trình thẩm định tín dụng, ngân hàng còn quá chú trọng

vào vấn đề TSĐB. Tuy nhiên, mức độ an toàn của khoản vay không nằm ở vấn đề TSĐB. Một món vay có TSĐB không hẳn đã an toàn và ngược lại. TSĐB cho thấy NH thu hồi được gì nếu rủi ro xảy đến với món vay. DNVVN có vốn kinh doanh thấp, nhỏ hơn 10 tỷ, do đó có thể nói TSĐB của các DN này có giá trị không cao, đặc biệt là không đáng kể với những dự án trung dài hạn. Mặt khắc, nguồn trả nợ chủ yếu của DN là nguồn thu từ dự án, do đó quan trọng nhất là việc thẩm định tính khả thi của dự án đầu tư chứ không nên quá đặt nặng vấn đề TSĐB.

Thứ ba, vấn đề thông tin tại Chi nhánh chưa thực sự hiệu quả. Để trợ giúp

cho quá trình thẩm định tín dụng, hệ thông thông tin là rất cần thiết. Tuy nhiên tại Chi nhánh chưa xây dựng được quy trình cũng như các bộ phận chuyên thu thập và xử lý thông tin. Do đó các thông tin về DN, thông tin nội bộ, các thông tin về ngành và chính sách vĩ mô chưa được cập nhật kịp thời, chưa đáp ứng được yêu cầu phục vụ công tác thẩm định và phát triển thị trường.

Một phần của tài liệu Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Nam Hà Nội (Trang 57 - 58)