Kiến nghị đối với Ngân Hàng Công Thương Việt Nam.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn và hoàn thiện kế toán huy động vốn tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Sông Nhuệ (Trang 71 - 74)

a. Cơ cấu nguồn vốn hoạt động của Chi nhánh.

3.3.3.Kiến nghị đối với Ngân Hàng Công Thương Việt Nam.

Ngân hàng Công Thương Việt Nam là cơ quan quản lý trực tiếp Ngân hàng Công Thương Sông Nhuệ để giúp Ngân hàng Công Thương Sông Nhuệ thuận lợi hơn trong kế hoạch kinh doanh của mình, xứng đáng là Ngân hàng thủ đô, tôi xin có các kiến nghị sau:

+ Đề nghị NHCT Việt Nam cần đầu tư thích đáng cho việc nghiên cứu những vấn đề chiến lược kinh doanh lâu dài của toàn hệ thống. Sớm đưa ra các dự báo khoa học hỗ trợ và tạo mọi điều kiện cho Chi nhánh chủ động hơn trong kinh doanh. Trong trường hợp phải xử lý những yêu cầu cấp bách cần có cơ chế thỏa đáng đảm bảo công bằng giữa các chi nhánh (vấn đề lãi suất điều vốn).

+ NHCT Việt Nam cần nghiên cứu tận dụng vị thế của Hội sở chính tìm kiếm những dự án lớn, dành quyền ngân hàng đầu mối trong cho vay hợp vốn để tạo điều kiện cho chi nhánh phát triển khách hàng.

+ NHCT Việt Nam sớm hoàn thành việc ban hành quy định về chi hoa hồng cho tập thể và cá nhân có đóng góp trong hoạt động kinh doanh.

+ Sớm có văn bản hướng dẫn, xử lý cho vay đối với các doanh nghiệp đang được cổ phần hoá.

+ Có chế độ thưởng phạt hợp lý đối với bộ phận làm công tác huy động vốn trong các thời kỳ huy động kỳ phiếu, trái phiêú.

KẾT LUẬN

Mỗi nền kinh tế vận hành và phát triển đều dựa trên các yêu tố sản xuất bao gồm ; lao động, vốn, đất đai và công nghệ, công tác quản lý; trong đó, vốn là yếu tố cực kỳ quan trọng cho sự phát triển kinh tế xã hội. Trong cơ chế thị trường, tiền tệ trở thành nguồn vốn quan trọng nhất bởi các quan hệ kinh tế lúc này đã được tiền tệ hoá. Nguồn tiền tệ có thể có từ nước ngoài nhưng laị vấp phải vấn đề cạnh tranh với các nước khác, nền kinh tế sẽ bị phụ thuộc và để lại gánh nặng nợ cho tương lai. Chính vì lẽ đó, Đảng và nhà nước đã chủ trương “ phát huy nội lực bên trong, nguồn vốn trong nước đóng vai trò quyết định, nguồn vốn nước ngoài giữ vai trò quan trọng”. Và một trong những biện pháp tăng cường khai thác triệt để nguồn vốn trong nước và tìm ra giải pháp hữu hiệu nhằm thu hút vốn nhàn rỗi trong dân cư của các NHTM, tăng nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế, phát huy thế mạnh thanh toán không dùng tiền mặt của hệ thống ngân hàng.

Trong thời gian tới, để tiếp tục đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng tăng của các thành phần kinh tế, Chi nhánh cũng cần có sự giúp đỡ của các cơ quan chức năng trong việc tạo lập môi trường kinh tế vĩ mô thuận lợi, để Chi nhánh thực hiện tốt nhiệm vụ cung ứng vốn đầu tư sản xuất kinh doanh phát triển.

Hoàn thành bản khoá luận này em mong muốn góp một phần nhỏ bé của mình vào việc nâng cao chất lượng công tác huy động vốn đối với sự phát triển của NHTM nói chung và của Chi nhánh Ngân Hàng Công Thương Sông Nhuệ nói riêng. Tuy nhiên bản khoá luận này sẽ không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế nhất định. Do đó, em rất mong nhận được

ý kiến đóng góp của thầy cô cùng các cô chú, anh chị tại Chi nhánh, để bản khoá luận được hoàn chỉnh hơn và phát huy được hiệu quả thiết thực.

Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của cô giáo giảng viên- Thạc sỹ: Trịnh Hồng Hạnh, và các cô chú, anh chị tai phòng kế toán ngân quỹ Chi nhánh Ngân Hàng Công Thương Sông Nhuệ đã giúp đỡ em trong quá trình thu thập số liệu để em có thể hoàn thành bản khoá luận này.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn và hoàn thiện kế toán huy động vốn tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Sông Nhuệ (Trang 71 - 74)