đã tạo dựng được uy tính và lòng tin với khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế.
2.1.2.2. Khó khăn.
Cạnh tranh giữa các Chi nhánh trong và ngoài hệ thống tiếp tục gay gắt cả về mạng lưới, lãi suất, công nghệ và lao động:
Các NHTM đồng loạt mở rộng mạng lưới hoạt động, ngay từ đầu năm có ngân hàng tăng lãi suất huy động cao hơn cho vay, thể hiện cạnh tranh không lành mạnh.
Hàng loạt ngân hàng có tiềm lực về tài chính, lao động đã nhanh chóng đổi mới công nghệ đưa ra nhiều tiện ích mới, mặc dù bước đầu sẽ thua lỗ.
Tuy vậy, nhờ sự quyết tâm của ban TGĐ, các phòng ban; Sự ủng hộ nhiệt tình của cấp ủy, chính quyền địa phương; Sự chia sẻ cảm thông của các chi nhánh làn anh làn chị trong và ngoài hệ thống; Cùng sự nỗ lực của cán bộ nhân viên chi nhánh Ngân hàng Công thương Sông Nhuệ với tinh thần vừa làm vừa học, khắc phục khó khăn, từng bước đưa hoạt động kinh doanh dần ổn định và bước đầu đã đạt được một số kết quả nhất định để khẳng định mình trên thương trường.
Có thể nói năm 2006 là năm mà chi nhánh tiếp tục đạt được mức tăng trưởng khá trong kinh doanh, ổn định về đời sống, phục vụ tốt cho sự phát triển kinh tế của tỉnh Hà Tây.
2.1.3. Tình hình hoạt động của chi nhánh Ngân Hàng Công Thương Sông Nhuệ. Sông Nhuệ.
Trong những năm hoạt động vừa qua chi nhánh đã không ngừng phát triển và trở thành một trong những chi nhánh hoạt động có hiệu quả. Với
mục tiêu trở thành một chi nhánh vững mạnh, chi nhánh đã tiến hành nhiều biện pháp để xây dựng, nâng cao hiệu quả hoạt động của chi nhánh.
Hoạt động chủ yếu của Chi nhánh đó là tìm kiếm khách hàng mới bằng việc thu hút nhiều loại khách hàng: Từ dân cư, doanh nghiệp, tổng công ty... cụ thể đến 31/12/06 đã có 145 doanh nghiệp có quan hệ giao dịch với chi nhánh, trong đó có 57 doanh nghiệp nhà nước, 88 doanh nghiệp ngoài quốc doanh và 9 tổ chức đoàn thể khác. Trong khách hàng của Chi nhánh có nhiều Tổng công ty 90 - 91 thuộc mọi thành phần kinh tế đang hoạt động có hiệu quả. Cùng với đó là việc đa dạng các hình thức huy động vốn, cho vay và thanh toán quốc tế (không nhiều), nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu của khách hàng đến với Ngân hàng.
Tuy nhiên, để cho kinh tế ngoài quốc doanh của tỉnh có bước phát triển mới, các cấp ngành phải có chính sách rõ ràng, nhất là thủ tục cấp phép và ưu tiên cơ sở hạ tầng. Cấp uỷ chính quyền càn dành nhiều thời gian hơn nữa tới sự phát triển kinh tế ngoài quốc doanh.
Nhìn chung uy tín và niềm tin của khách hàng với Chi nhánh đã được nâng lên một bước rõ rệt, nhiều khách hàng lớn đã chủ động chọn Chi nhánh là Ngân hàng phục vụ chính.
2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn.
Huy động vốn được xem là một trong những hoạt động quan trọng đối với Ngân hàng Thương mại nói chung và Chi nhánh Ngân hàng Công thương Sông Nhuệ nói riêng. Trong hơn mười năm qua, cùng với sự nỗ lực của tập thể lãnh đạo và cán bộ công nhân viên trong Chi nhánh cùng với sự chỉ đạo của Ngân hàng cấp trên, Chi nhánh đã tiến hành đa dạng hoá các hình thức huy động vốn và lãi xuất. Do vậy, nguồn vốn huy động được của Chi nhánh đã tăng trưởng mạnh sau hơn mười năm hoạt động. Nguồn huy động của Chi nhánh chủ yếu dưới các hình thức:
- Phát hành các công cụ nợ như: Kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi.
Bảng 1: Tình hình huy động vốn của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Sông Nhuệ:
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm
2006
Chênh lệch
Tuyệt đối Tương đối
Tổng nguồn vốn huy động
1.273.600 2.036.000 + 762.400 + 59,86%
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Chi nhánh Ngân hàng Công thương Sông Nhuệ năm 2005 – 2006)
Sau hơn mười năm đi vào hoạt động, Chi nhánh đã có những đóng góp đáng kể trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Thông qua công tác huy động vốn có hiệu quả cao, đã đáp ứng được phần nào nhu cầu về vốn phục vụ cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước ta hiện nay.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác huy động vốn, Chi nhánh đã nâng cao được hiệu quả của công tác huy động vốn. So với năm 2005 thì tốc độ tăng trưởng trong năm 2006 đạt 59,86%. So với chỉ tiêu được giao trong đề án phát triển kinh doanh trong địa bàn, tốc độ tăng trưởng về nguồn vốn đạt 407% .
Bằng các biện pháp, chính sách cụ thể, nguồn vốn của Chi nhánh ngày càng tăng với khối lượng vốn năm sau cao hơn hẳn năm trước. Trong hai năm hoạt động tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh đã không ngừng tăng trưởng với cơ cấu phong phú, hình thức huy động ngày càng đa dạng. Đến cuối năm 2006, thì tổng nguồn vốn huy động được là 2.036.000 triệu đồng tăng 59.86% so với năm 2005. Kết quả này đã góp phần không nhỏ vào việc mở rộng hoạt động kinh doanh, tăng lợi nhuận cũng như thị phần hoạt động của Chi nhánh.
Như vậy, trong hai năm qua công tác huy động vốn của Chi nhánh đã đạt được những kết quả khá tốt đặc biệt là trong điều kiện cạnh tranh gay gắt về lãi suất huy động giữa các ngân hàng hiện nay.
Đây có thể coi là thành công trong công tác quản lý và sử dụng hiệu quả các công cụ nợ, cũng như việc huy động vốn nhàn rỗi trên thị trường dể đưa vào đầu tư một cách có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu về vốn cho đầu tư của thị trường hiện nay.
2.1.3.2. Hoạt động sử dụng vốn.
Hoạt động kinh doanh mang lại lợi nhuận chủ yếu cho Chi nhánh là hoạt động cho vay. Lợi nhuận mang lại từ hoạt động cho vay thường chiếm tỷ lệ cao. Nguồn vốn huy động chủ yếu cho các thành phần kinh tế, phần vốn không sử dụng hết thường được ngân hàng điều chuyển để điều hoà cho các chi nhánh khác thiếu vốn. Sau đây là kết quả hoạt động cho vay trong hai năm vừa qua của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Sông Nhuệ:
Bảng 2: Tình hình sử dụng vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Sông Nhuệ:
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Chênh lệch
Tuyệt đối Tương đối
Tổng dư nợ 200.000 620.000 420.000 210%
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Chi nhánh Ngân hàng Công thương Sông Nhuệ năm 2005 – 2006)
Từ thực tế trên ta thấy việc sử dụng vốn tại Chi nhánh tăng khá cao, mức tăng về cho vay đạt 420.000 triệu đồng, tương ứng với tốc độ tăng trưởng về cho vay năm 2006 đạt 210% so với năm 2005. So với chỉ tiêu đề án phát triển kinh doanh trên địa bàn về tốc độ tăng trưởng về dư nợ đạt 214.6%. Điều này chứng tỏ khả năng và tiềm lực trong công tác sử dụng hiệu quả và tối đa nguồn vốn huy động được để cho vay với nền kinh tế mà dư nợ cho vay ở đây chủ yếu là các doanh nghiệp nhà nước (chiếm tới
51.6% tổng dư nợ vào năm 2006), các loại hình doanh nghiệp khác chiếm tới 42.8% tổng dư nợ, phần còn lại là cho vay hộ sản xuất và tư nhân cá thể.
Chất lượng tín dụng tại Chi nhánh tính đến thời điểm này được coi là tương đối tốt, chưa phát sinh nợ quá hạn. Đây có thể coi là tín hiệu tốt của thị trường với công tác cho vay của ngân hàng đồng thời cũng là cơ sở để
Chi nhánh phát huy hơn nữa công tác huy động vốn nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu vốn với nền kinh tế.
Trong kết cấu nguồn vốn huy động của Ngân hàng thì nguồn vốn dài hạn thường chiếm tỷ trọng khá cao gần 40% tổng vốn huy động. Đây là một điều kiện tương đối thuận lợi để từ đó Ngân hàng có thể tăng số lượng dư nợ trung và dài hạn. Tuy nhiên để tăng số dư nợ trung và dài hạn thì chi nhánh và cán bộ tín dụng cần tăng cường hoạt động thẩm định chặt chẽ các dự án cần sử dụng vốn trung và dài hạn.