Tình hình hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch.

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Sở giao dịch Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Trang 35 - 38)

Từ khi thành lập đến nay, kết quả tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch luôn có chất lượng và có tốc độ tăng trường ổn định, bền vững qua các năm. Thành tích đó được ghi nhận bằng danh hiệu đơn vị lá cờ đầu của hệ thống NHNN&PTNTViệt Nam và được Chủ tịch nước trao tặng huân chương lao động Hạng Ba năm 2007.

Tính từ năm 2002 đến nay, qua 07 năm, nguồn vốn huy động tại Sở giao dịch NHNN&PTNTViệt Nam tăng trưởng bình quân 38 % năm; dư nợ tăng trưởng bình quân 72% năm.

Sở giao dịch luôn là đơn vị đi đầu của toàn hệ thống NHNN&PTNTViệt Nam về ứng dụng công nghệ và phát triển khai sản phầm, tiện ích mới, đã và đang là đối tác tin cậy của đông đảo khách hàng, các tổ chức kinh tế lớn và cá nhân, hộ gia đình. 2.1.3.1 Nguồn vốn huy động Bảng 1: Nguồn vốn huy động Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2005

(Số tiền) Số tiền Tăng trưởng Số tiền Tăng trưởng BQ qua các năm Tổng số vốn huy động 6.488 8.221 127% 10.99 0 134% 56%

Phân theo loại tiền

- Bằng VNĐ 5.236 6.463 123% 9.012 139% 57%

- Bằng ngoại tệ quy đổi 1.252 1.758 140% 1.978 113% 53%

Theo thành phần kinh tế

- Huy động từ dân cư 1.823 2.487 136% 2.859 115% 52%

- Tiền gửi các TCKT 4.541 5.565 123% 7.960 143% 58%

- Tiền gửi, tiền vay các TCTD

124 168 135% 171 102% 46%

Phân loại theo thời gian

- Tiền gửi < 12 tháng 3.043 3.964 130% 6.359 160% 70%

- Tiền gửi > 12 tháng 3.445 4.257 124% 4.631 109% 45%

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2007, Mục tiêu, giải pháp hoạt động kinh doanh năm 2008 của Sở giao dịch NHNN&PTNTViệt Nam – Hà nội, 1/2008.

Nguồn vốn huy động tăng nhanh cả về quy mô và tốc độ: từ 6.488 tỷ đồng năm 2005 lên tới 10.990 tỷ đồng năm 2007, tăng 4.502 tỷ đồng, với tốc độ tăng bình quân hàng năm là 56%. So với năm 1999 – năm Sở giao dịch chính thức đi vào hoạt động - tổng nguồn vốn huy động tăng 19,5 lần (năm 1999 là 564 tỷ đồng).

Nguồn vốn huy động được chủ yếu từ dân cư và các tổ chức kinh tế, vì đây là nguồn vốn ổn định, bền vững. Việc nhận tiền gửi, tiền vay đối với các tổ chức tín dụng thường chỉ thực hiện khi nguồn vốn không đủ đáp ứng nhu cầu cho vay và không phải là nguồn vốn ổn định vì vậy nguồn vốn này thường chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn (năm 2005: 1,9%; năm 2006: 2,04%; năm 2007: 1,55%)

Nguồn vốn huy động có thời hạn từ 12 tháng trở lên tăng trưởng liên tục qua các năm và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng nguồn vốn: năm 2005 là 3.445 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 53%, năm 2006 là 4.257 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 51,7%, tăng 124% so với năm trước, năm 2007 là 4.631 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 42,1%, tăng 109% so với năm trước. Theo quy định tại văn bản số 2140/NHNN&PTNT-KHTH này 1/6/2005 và văn bản số 156/NHNN&PTNT-HĐQT-KHTH này 3/6/2005 thì nguồn vốn này có ưu thế lớn là không phải dự trữ thanh toán và dự trữ bắt buộc nên được sử dụng 100% để cho vay. Chính vì vậy Sở giao dịch đặc biệt quan tâm huy động nguồn vốn này nhằm tạo sự ổn định và nâng cao tỷ lệ sử dụng vốn, đồng thời có điều kiện mở rộng cho vay trung, dài hạn.

Để có kết quả trên, Sở giao dịch đã áp dụng nhiều biện pháp để tăng nguồn vốn huy động như:

- Điều hành tốt lãi suất huy động theo định hướng kinh doanh chung của Sở giao dịch, gia tăng cơ cấu nguồn vốn rẻ bằng cách mở rộng khách hàng tiền gửi của tổ chức, tăng cường nguồn tiền của dân cư bằng chính sách lãi suất, phí giao dịch, khuyến mãi. Trong năm đã 05 lần điều chỉnh lãi suất huy động VND và USD phù hợp với thị trường; Tăng cường thông tin rộng rãi trên các báo, đài truyền hình, in tờ rơi quản cáo để tuyên truyền tới các tổ chức và dân cư về các sản phẩm huy động vốn và tiện ích của Sở giao dịch (mười lăm loại tờ rơi giới thiệu sản phẩm dịch vụ đang triển khai)

- Triển khai thực hiện nối mạng thanh toán điện tử với các TCTD, doanh nghiệp trên địa bàn như ngân hàng An Bình, Ngân hàng CP Quốc tế, HSBC, đang triển khai kết nối thanh toán với Viettel…, nâng cấp chương trình nối mạng thanh toán điện tử với Kho bạc nhà nước để tập trung các khoản thanh toán, tranh thủ các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi.

- Tăng cường tiếp cận và khai thác các khách hàng có tích lũy vốn lớn như VIETSOV PETRO, các dự án ODA, Quỹ tích lũy trả nợ nước ngoài Bộ Tài Chính, Viettel, Công ly Quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Bảo Việt… Triển khai tốt dịch vụ trả lương qua tài khoản. Kết quả huy động được 12 triệu USD và hơn 700 tỷ vốn không kỳ hạn.

Tóm lại, với hình thức huy động vốn phong phú và linh hoạt đã làm cho nguồn vốn huy động tăng trưởng mạnh trong những năm qua, tạo điều kiện cho Sở giao dịch chủ động mở rộng hoạt động đầu tư, cho vay và các hoạt động khác có hiệu quả hơn. Đến 31/12/07 bình quân nguồn vốn đạt 89.3 tỷ đồng/cán bộ

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Sở giao dịch Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w