Nguyên nhân từ phía doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Sở giao dịch Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Trang 57 - 59)

Như phân tích ở phần đặc điểm, những mặt hạn chế của DNN&V cũng là khó khăn khi doanh nghiệp tiếp cận với ngân hàng. Cụ thể:

- Khó khăn lớn nhất DNN&V là không đủ tài sản đảm bảo để vay vốn ngân hàng. Hầu hết các DNN&V cơ sở vật chất còn thiếu thốn, tình hình tài

chính chưa ổn định, vốn tự có thấp …nên chưa đủ tín nhiệm để ngân hàng áp dụng biện pháp cho vay không có tài sản bảo đảm. Vì vật, mặc dù có như cầu vay vốn nhưng nhiều doanh nghiệp không đủ tài sản thế chấp hoặc có tài sản nhưng lại thiếu giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hợp pháp tài sản đó.

- Trình độ quản lý tài chính thấp nên không đáp ứng được yêu cầu của Ngân hàng. Khi vay vốn ngân hàng yêu cầu khách hàng phải có kế hoạch sản xuất kinh doanh, điều này vượt quá năng lực của nhiều DNN&V, Ngân hàng yêu cầu báo cáo về mức độ tin cậy tín dụng, báo cáo tài chính của doanh nghiệp… nhưng báo cáo của hầu hết các DNN&V lại không đáng tin cậy.

Do chưa có kinh nghiệm và trình độ năng lực hạn chế nên các dự án của doanh nghiệp nhiều khi không tính toán đầy đủ, rõ ràng, chính xác các yếu tố như: chi phí đầu tư, theo công nghệ nào, thị trường nào, thời gian triển khai, hiệu quả của dự án ra sao… nên làm mất nhiều thời gian bổ sung, phê duyệt dự án, cũng như làm ảnh hưởng đến thời gian của ngân hàng trong việc kiểm tra, thẩm định dự án đầu tư hoặc phương án và ra quyết định đầu tư. Trên thực tế, khả năng lập dự án đấu tư hoặc phương án sản xuất của hầu hết các DNN&V còn yếu, mang tính hình thức nên không thuyết trình được tính khả thi để có thể vay vốn từ ngân hàng.

- Tình hình sản xuất kinh doanh của DNN&V thường không ổn định. Do khả năng hoạch định kinh doanh kém nên nhiều DNN&V không xác định đúng hướng kinh doanh, gây thất thoát tài sản dẫn đến thua lỗ, mất khả năng thanh toán tiền vay. Bên cạnh đó còn tồn tại một số doanh nghiệp làm ăn phi pháp, buôn lậu, lừa đảo, trong quá trình kinh doanh thường chiếm dụng vốn của các đối tác kinh doanh, đến khi mất khả năng thanh toán thì lừa đảo ngân hàng, giả mạo giấy tờ xin vay vốn rồi bỏ trốn…. Vì vậy đã tạo nên ấn tượng không tốt về đối tượng khách hàng ngày.

- DNN&V chưa thực hiện hoạt động kế toán thông kê một cách nghiêm túc và đúng pháp luật, công tác hạch toán kế toán chủ yếu dựa vào kinh nghiệm cá nhân, nhiều khi mang tính gia đình. Chế độ kiểm toán bắt buộc đã được vào áp dụng ở nhiều doanh nghiệp nhưng chưa có quy định bắt buộc kiểm toán đối với loại hình DNN&V. Trên thực tế DNN&V cũng không muốn sử dụng dịch vụ kiểm toán bởi tính chất nhỏ lẻ, công tác kế toán của DNN&V rất đơn giản, lại thường được quản lý theo kiểu gia đình, tin tưởng lẫn nhau, nên các doanh nghiệp không muốn bỏ ra chi phí lớn để thuê kiểm toán. Vì vậy tình hình sản xuất kinh doanh và tài chính của doanh nghiệp trên giấy tờ và thực tế có nhiều khoảng cách, không phản ánh chính xác tình trạng hiện có của doanh nghiệp. Điều này gây khó khăn và thiếu tin tưởng khi tiến hành thẩm định xét duyệt cho vay vốn.

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Sở giao dịch Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w