Hoàn thiện mô hình Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của DNNN để lành mạnh hoá tình hình tài chính của hệ thống NHTM

Một phần của tài liệu Cải cách ngân hàng thương mại việt nam (Trang 65 - 69)

II. một số giải pháp thúc đẩy hoạt động cải cách NHTM Việt Nam trong thời gian tớ

1.2.Hoàn thiện mô hình Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của DNNN để lành mạnh hoá tình hình tài chính của hệ thống NHTM

1. Giải pháp vĩ mô

1.2.Hoàn thiện mô hình Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của DNNN để lành mạnh hoá tình hình tài chính của hệ thống NHTM

DNNN để lành mạnh hoá tình hình tài chính của hệ thống NHTM

Theo Quyết định số 149/01/QĐ-TTg ngày 5/10/2001 phê duyệt đề án xử lý nợ tồn đọng của các NHTM, Thủ tớng Chính phủ đã nhấn mạnh việc xử lý nợ tồn đọng phải đợc tiến hành đồng thời với việc lành mạnh hoá tình hình tài chính của các DNNN. Thời gian qua, việc sử dụng các biện pháp hành chính, trực tiếp do các cơ quan quản lý Nhà nớc thực hiện đã không giải quyết đợc một cách căn bản tình trạng nợ quá hạn của các DNNN và làm chậm quá trình xử lý nợ của các NHTM. Chính vì vậy, để xử lý đồng bộ và dứt điểm nợ quá hạn và tài sản tồn đọng, cần phải có một tổ chức chuyên trách đảm nhận. Kinh nghiệm

các nớc cho thấy, công ty mua bán nợ là một mô hình có thể xử lý hiệu quả tình trạng nợ quá hạn và tài sản tồn đọng. Tuy nhiên, để áp dụng thành công mô hình này ở Việt Nam, vấn đề đặt ra là phải xây dựng đợc mô hình Công ty mua bán nợ phù hợp với điều kiện của nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trờng và việc xử lý nợ của các DNNN phải gắn với việc cơ cấu lại các khoản nợ đọng của hệ thống NHTM.

Thời gian qua, Cục tài chính doanh nghiệp đã xây dựng đề án Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của DNNN và hiện đang hoàn chỉnh để trình Chính phủ. Tuy nhiên, để đề án này đi vào thực tế cuộc sống và không lặp lại trờng hợp Công ty mua bán nợ của NHNN thì cần phải làm rõ, bổ sung và sửa đổi một số điểm cơ bản:

Về mục tiêu thành lập Công ty

Dựa trên đặc điểm tình trạng nợ quá hạn của nớc ta, cần phải xác định mục tiêu của Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của DNNN là lành mạnh hoá tình hình tài chính của các DNNN và thúc đẩy tiến trình lành mạnh hoá hoạt động của hệ thống NHTM.

Về mô hình hoạt động

Qua nghiên cứu kinh nghiệm nớc ngoài, trên cơ sở điều kiện Việt Nam thì mô hình phù hợp để xử lý hiệu quả nợ tồn đọng của hệ thống NHTM cũng nh của các DNNN là thành lập Công ty mua bán nợ của Chính phủ, hoạt động không vì mục đích sinh lời và uỷ quyền quản lý cho Bộ Tài chính vì:

+ Bộ Tài chính là cơ quan đại diện cho Nhà nớc với t cách là chủ sở hữu đối với vốn và tài sản của Nhà nớc tại các DNNN;

+ Bộ Tài chính là cơ quan quản lý Nhà nớc về tài chính đối với hoạt động của hệ thống NHTM.

+ Nguồn vốn hoạt động của Công ty mua bán nợ là do NSNN cấp.

Tuy nhiên, do NSNN còn hạn hẹp, một phần vốn hình thành từ vốn vay từ các tổ chức tài chính quốc tế nên hoạt động của công ty cần phải dựa trên nguyên tắc bảo toàn vốn.

Về môi trờng pháp lý cho hoạt động của công ty mua bán nợ

Để có thể sớm đa Công ty mua bán nợ vào hoạt động, Chính phủ cần nhanh chóng chỉ đạo Uỷ ban thờng vụ Quốc hội ban hành một Pháp lệnh về Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của các DNNN (sau một thời gian hoạt động sẽ ban hành thành Luật). Theo đó, Công ty mua bán nợ đợc trao một số quyền hạn đặc biệt nh quyền mua, bán, quản lý tài sản, quyết định giá mua, giá bán, mua những tài sản cha hoàn thiện về thủ tục để bán và hợp thức hoá quyền sở hữu đối với những tài sản đó. Tuy nhiên, việc trao quyền hạn cho công ty cũng phải có phạm vi, giới hạn nhất định. Những quyền hạn đặc biệt của công ty mua bán nợ vừa phải đảm bảo cho công ty xử lý nợ một cách hiệu quả, không để thất thoát vốn và tài sản, vừa duy trì đợc sự kiểm soát của cơ quan chức năng đối với toàn bộ hoạt động của công ty. Vì vậy, xây dựng một khuôn khổ pháp lý rõ ràng, phù hợp trong khuôn khổ pháp luật hiện hành, đảm bảo hoạt động hiệu quả là công việc quan trọng và khó khăn nhất trong việc chuẩn bị cho sự ra đời của Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của DNNN.

Về chức năng và phạm vi hoạt động của công ty

Chức năng hoạt động: Xử lý nợ của các DNNN tại các NHTM là một công việc rất phức tạp, đòi hỏi phải nhanh, dứt điểm và có thời hạn. Vì vậy, với mô hình là tổ chức tài chính đặc biệt của Nhà nớc hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, Chính phủ cần tập trung hoạt động của công ty vào chức năng chính là xử lý nợ quá hạn và tài sản tồn đọng của DNNN. Mặt khác, cũng cần xác định các hoạt động mang tính dịch vụ của công ty là định hớng phát triển lâu dài khi công ty đã hoàn thành nhiệm vụ xử lý nợ của mình. Trong thời gian trớc mắt, các hoạt động chính của công ty cũng phải nhằm phục vụ cho chức năng chính là xử lý nợ, trong đó định giá là một khâu rất quan trọng trong hoạt động của công ty. Dựa trên cơ sở phân loại nợ và đánh giá rủi ro, công ty cần phải có biện pháp xử lý phù hợp đối với từng loại nợ nh sau:

+ Đối với các khoản nợ có tài sản đảm bảo: Công ty phải mua khoản nợ và tài sản đảm bảo, tối đa hoá giá trị trớc khi bán.

+ Đối với các khoản nợ không có tài sản đảm bảo: Công ty có thể tiến hành xử lý theo hai hớng: nhận uỷ thác của chủ nợ (NHTM); NHTM phải chấp nhận bán khoản nợ cho công ty với giá thấp hơn nhiều so với giá trị ban đầu của khoản nợ.

Về phạm vi hoạt động: Hiện nay, một số NHTM đã hình thành công ty mua bán nợ của mình. Vì vậy, để việc xử lý nợ đợc đồng bộ trong phạm vi nền kinh tế thì Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của DNNN nên xử lý các khoản nợ khó đòi của NHTM cho DNNN vay mà các công ty mua bán nợ của các NHTM không có khả năng xử lý.

Về nguồn vốn

Xử lý nợ tồn đọng của các DNNN đòi hỏi phải có nguồn tài chính lớn và tập trung. Tuy nhiên, do điều kiện Ngân sách còn hạn hẹp, theo kinh nghiệm của Trung Quốc, thì Công ty mua bán nợ có thể phát hành trái phiếu thời hạn 5-10 năm, có bảo đảm của Chính phủ và dùng trái phiếu mua lại khoản nợ quá hạn mà NHTM cho các DNNN vay, đặc biệt là các khoản cho DNNN vay theo chỉ định của Chính phủ và các khoản cho vay không có tài sản đảm bảo. Việc áp dụng biện pháp này có u điểm là giảm rủi ro trong hoạt động của công ty mua bán nợ, không gây căng thẳng ngay cho NSNN và nhanh chóng lành mạnh hoá tình hình tài chính của các NHTM.

Về định hớng phát triển

Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của DNNN hoạt động nhằm mục đích lành mạnh hóa tình hình tài chính, thúc đẩy nhanh tiến trình cơ cấu lại NHTM và DNNN. Vì vậy, thời gian hoạt động của Công ty với t cách là một tổ chức tài chính đặc biệt của Nhà nớc gắn liền với tiến trình cơ cấu lại hệ thống NHTM và DNNN. Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của DNNN nên hoạt động với t cách là một tổ chức tài chính đặc biệt của Nhà nớc trong vòng 5 năm. Sau đó, công ty sẽ chuyển hớng hoạt động sang hình thức DNNN hoạt động kinh doanh hoặc công ty cổ phần do Nhà nớc nắm cổ phần chi phối và tiến hành

một số hoạt động kinh doanh nh: định giá tài sản và doanh nghiệp, dịch vụ đòi nợ, môi giới mua bán nợ…

Xử lý nợ là một công việc khó khăn, phức tạp đặc biệt trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi và việc xử lý nợ tập trung vào các NHTM quốc doanh và DNNN. Chính vì vậy, việc hoàn thiện mô hình công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của các DNNN có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với tiến trình cải cách hệ thống NHTM Việt Nam.

Một phần của tài liệu Cải cách ngân hàng thương mại việt nam (Trang 65 - 69)