Tác động của LKSX quốc tế đến năng lực cạnh tranh của ngành CNĐT Việt Nam

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong ngành công nghiệp điện tử thông qua phương thức liên kết sản xuất quốc tế (Trang 62 - 69)

Chương II Thực trạng về năng lực cạnh tranh của ngành CNĐT Việt Nam và vấn đề LKSX quốc tế trong ngành

2.2.2.Tác động của LKSX quốc tế đến năng lực cạnh tranh của ngành CNĐT Việt Nam

Nam

* LKSX giúp các doanh nghiệp trong nước có thể mở rộng được quy mô sản xuất và khẳng định được thương hiệu riêng của mình, nâng cao được thị phần của trên thị trường CNĐT. Có thể đưa ra một số minh chứng như công ty điện tử Samsung Vina là công ty liên doanh giữa công ty cổ phần TIE và tập đoàn điện tử SamSung của Hàn Quốc năm 1996. Trước khi tiến hành LKSX, công ty TIE chỉ là một xí nghiệp chuyên lắp ráp sản phẩm Audio, Radio – cassette trực thuộc xưởng điện tử. Nhưng từ năm 1994 bắt đầu ký kết hợp đồng liên doanh với công ty điện tử SamSung Hàn Quốc thành lập công ty liên doanh SamSung Vina và đến năm 1996 bắt đầu đi vào hoạt động. Ngay từ khi đi vào hoạt động, trong năm 1996 công ty đã bắt đầu xuất xưởng chiếc tivi màu đầu tiên tại Việt Nam và đến năm 1997 xuất khẩu lô tivi màu đầu tiên sang Singapore, bắt đầu sản xuất đầu máy video (VCR) tại thị trường Việt Nam, tổng doanh thu lên đến 26 triệu USD, năng suất không ngừng tăng lên, đến năm 1995 năng suất đã tăng gấp 5 lần so với năm đầu tiên và bắt đầu sản xuất máy giặt tại thị trường Việt Nam…Đến năm 2004, Samsung Vina đứng đầu ba loại sản phẩm điện tử, thị phần tivi màn hình phẳng của Samsung Vina chiếm 22% ở Việt Nam, màn hình vi tính màu là 33% và màn hình tinh thể lỏng là 39%. Và cho đến hiện nay, Samsung Vina đã sản xuất và kinh doanh các mặt hàng nghe nhìn: tivi, máy giặt, tủ lạnh và máy điều hòa nhiệt độ, màn hình máy tính CRT, LCD, điện thoại di động, máy in, ổ đĩa cứng, ổ đĩa quang…nhà máy của Samsung Vina không chỉ sản xuất nhu cầu của thị trường trong nước mà còn xuất khẩu sản phẩm phục vụ cho thị trường châu Phi, Trung Đông và Philipin. Trong hơn 10 năm, doanh thu bán hàng của Samsung Vina tăng từ 9 triệu USD năm 96 đến 330 triệu USD, doanh thu xuất khẩu tăng từ 2 triệu USD lên 69 triệu USD. Trung bình, hàng năm Samsung Vina đã góp vào ngân sách Nhà nước 13 triệu USD. Như vậy, từ một xí nghiệp thuộc xưởng điện tử, sau khi tiến

hành liên doanh, Samsung Vina đã chiếm thị phần số một về tivi LCD, tivi màn hình phẳng và đứng thứ hai trên thị trường điện tử Việt Nam về điện thoại di động.

Một ví dụ nữa như công ty điện Tân Bình (VTB), với hai bàn tay trắng, chỉ trong một thời gian ngắn VTB đã có tới ba mặt bằng sản xuất với tổng diện tích trên 30.000m2 và 5 phân xưởng lắp ráp các sản phẩm điện tử dân dụng; 2 phân xưởng lắp ráp tivi màu mang nhãn hiệu JVC và Sony; 1 phân xưởng sản xuất radio, cassetts hiện đại; một phân xưởng lắp ráp máy giặt, 1 phân xưởng lắp ráp máy tính để bàn, máy tính xách tay, máy chủ. Năng lực sản xuất: LCD, TV monitor 10.000 cái/năm, tivi màu 120.000 cái/năm, audio 100.000 cái/năm, máy tính để bàn, máy tính xách tay, máy chủ 60.000 cái/năm; tủ lạnh 20.000 cái/năm; máy giặt 6.000 cái/năm…Đây thực sự là kết quả mà nhiều nhà sản xuất kinh doanh mong muốn. Tại sao VTB lại làm được như vậy? Sở dĩ có được thành công như vậy là do công ty điện tử VTB đã sớm nhận thức về tính khách quan của luồng đầu tư nước ngoài vào công nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp nước ngoài, VTB đã thực hiện chiến lược liên doanh, LK với các tập đoàn sản xuất điện tử lớn với bốn mục tiêu chiến lược cơ bản: mục tiêu tài chính, bảo toàn và phát triển vốn; học tập phương pháp quản lý tiên tiến; phát triển công nghệ sản xuất dưới nhiều hình thức khác nhau, đào tạo cán bộ kỹ thuật và cán bộ quản lý đặc biệt là các kỹ sư thiết kế. Đến năm 1994, liên doanh Sony Việt Nam ra đời với 200 cán bộ công nhân viên VTB chuyển sang làm nòng cốt cho công ty liên doanh. Hai năm đúc kết kinh nghiệm từ liên doanh Sony Việt Nam, đến năm 1996, VTB lại tiếp tục liên doanh với JVC Nhật Bản, thành lập liên doanh JVC Việt Nam, tiếp tục chuyển hơn 150 cán bộ công nhân viên sang làm việc tại liên doanh này. Nhờ đó mà hiện nay VTB đã phát triển ở quy mô lớn hơn, có những nhà xưởng hiện đại với những bí quyết về công nghệ tiên tiến đế sản xuất, lắp ráp các điện tử dân dụng

* Công nghệ và trang thiết bị đã dần dần được cải thiện và nâng cấp, ngành CNĐT Việt Nam có được những dây chuyền sản xuất tivi mày hoàn chỉnh với công suất 600.000 chiếc/năm, dây chuyền sản xuất lắp ráp máy VCD/DVD sản lượng 300.000

máy/năm. Ví dụ như công ty điện tử Tân Bình, nhờ tiến hành liên doanh với các doanh nghiệp JVC và Sony mà công nghệ không ngừng nâng cao nhờ đó mà sản phẩm không ngừng được cải tiến. Hiện tại, công ty đã sản xuất được sản phẩm tivi Lyra LCD chuẩn chất lượng hình ảnh WXGA ở chế độ quét liên tục, dễ dàng kết nối với máy tính, chức năng như một màn hình thông thường, giảm thiểu đến sức khỏe và mắt. Orion – Hanel liên doanh đầu tư dây chuyền sản xuất đèn hình mày 20 – 21 inch với công suất thiết kế 2,2 triệu sản phẩm/năm. Samsung Vina cũng đã được đầu tư dây chuyền lắp ráp công nghệ dán chíp bề mặt SMT theo đúng tiêu chuẩn quốc tế, sử dụng công nghệ đèn backlight edge thay thế cho đèn huỳnh quang ở các tivi LCD phổ thông hiện nay.

* Đội ngũ lao động, công nhân kỹ thuật có tay nghề cao dần dần được cải thiện. Các doanh nghiệp nước ngoài khi tiến hành liên doanh, LKSX trong ngành CNĐT, họ không chỉ tuyển dụng lao động sẵn có đã được đào tạo mà họ chủ động tham gia vào quá trình đào tạo lao động có chuyên môn phục vụ cho nhu cầu mở rộng phát triển sản xuất. Nhìn chung, tỷ lệ lao động được đào tạo lại trong các doanh nghiệp này cao hơn tỷ lệ chung của tất cả các loại hình doanh nghiệp khác. Họ thường bỏ ra những chi phí khá lớn cho công tác đào tạo. Ví dụ như công ty Viettronics đã tiến hành gửi lao động đi đào tạo ở nước ngoài, bình quân bỏ ra 3000USD/người, đào tạo trong nước 1.500USD/người.

Bảng 2.12. Lao động được đào tạo trong một số loại hình doanh nghiệp trong ngành CNĐT Việt Nam (% so với tổng số lao động đang làm việc)

Đơn vị: % Loại hình doanh nghiệp Tỷ lệ lao động được đào tạo Hình thức đào tạo Đào tạo mới Đào tạo lại Đào tạo nâng cao

Doanh nghiệp liên doanh 14,42 27,35 0,8 71,85

Doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa

29,5 19,72 7,5 72,78

Chung các doanh nghiệp 10,69 49 6,7 44,3

Nguồn: Viện Kế hoạch lao động và các vấn đề Xã hội

Các doanh nghiệp liên doanh trong ngành CNĐT, đặc biệt là các doanh nghiệp Nhật Bản rất chú trọng đào tạo lao động. Trong quá trình hoạt động tại Việt Nam, các doanh nghiệp này đã thành lập các trung tâm đào tạo và tổ chức các cuộc thi tay nghề kỹ thuật viên, chương trình đào tạo kỹ thuật viên theo từng nhóm, đào tạo kiến thức kỹ thuật theo tiêu chuẩn quốc tế, khuyến khích khả năng sáng tạo cá nhân, đề cao tinh thần làm việc tập thể, ngoài ra các doanh nghiệp này còn tiến hành cử lao động Việt Nam đang làm việc trong công ty sang các chi nhánh nước ngoài bồi dưỡng, mời các giáo sư đại học cùng phối hợp nghiên cứu, điều tra thị trường và qua cuộc phối hợp này những cán bộ, công nhân người Việt Nam dần dần tự hoàn thiện các kỹ năng độc lập trong công việc mà không cần đến sự giúp đỡ của các chuyên gia Nhật Bản.

Hay như công ty Panasonic Việt Nam đã tiến hành hợp tác với Đại học Bách Khoa Hà Nội nhằm đào tạo kỹ sư phần mềm, các kỹ sư chất lượng cao phục vụ cho quá trình đầu tư dài ở Việt Nam. Công ty SamSung Vina, hiện nay có 800 nhân viên luôn được trang bị phương tiện làm việc hiện đại nhất, được tham gia vào các khóa đào tạo tiên tiến nhất ở cả trong và ngoài nước. Kể từ năm 2001, công ty Samsung Vina đã áp dụng chính sách đào tạo nhân tài cho công ty bằng việc sử dụng công cụ OTVR (organization talent vitality review). Với công cụ này, những nhân viên nòng

cốt luôn có cơ hội rộng mở cho việc đào tạo để nắm giữ các vị trí lãnh đạo cao cấp trong công ty. Ngoài ra, Samsung Vina còn có chương trình trao đổi kỹ sư và kỹ thuật viên ra nước ngoài nhằm nâng cao tay nghề và trau dồi kiến thức trong khu vực. Chính vì vậy những chính sách lấy con người là trung tâm của sự phát triển, đội ngũ nhân viên của Samsung Vina đã rất gắn bó với công ty, rất nhiều người trong số họ đã gắn bó với Samsung Vina kể từ những ngày đầu thành lập.

Qua những phân tích trên, chúng ta có thể thấy được phần nào đó tầm quan trọng của việc LKSX quốc tế đối với ngành CNĐT Việt Nam, tuy nhiên, hoạt động LKSX trong ngành vẫn còn tồn tại một số vấn đề sau:

Thứ nhất, tham gia vào chuỗi LKSX toàn cầu có tính tất yếu khách quan. Dù muốn hay không, các doanh nghiệp điện tử Việt Nam vẫn phải hội nhập và tham gia vào chuỗi LKSX quốc tế. Phân công lao động quốc tế sẽ định vị chức năng của mỗi quốc gia, mỗi ngành và mỗi doanh nghiệp trong chuỗi từ đó sẽ có được những chiến lược, định hướng phát triển cụ thể cho từng quốc gia, từng ngành, từng doanh nghiệp. Sự xuất hiện của vài tập đoàn điện tử lớn ở Việt Nam gần đây cho chúng ta thấy rõ hiệu ứng lan tỏa của “xuất khẩu sản xuất” của các nước phát triển. Như vậy, các doanh nghiệp điện tử trong nước cần nhanh chóng nâng cao nhận thức về LKSX quốc tế để lựa chọn cho mình hướng đi thích hợp.

Thứ hai, các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp Việt Nam nên lựa chọn hình thức LK nào?

LKSX quốc tế có thể được thực hiện theo nhiều kênh khác nhau. Các doanh nghiệp có thể LK theo quy trình công nghệ, cũng có thể theo từng bộ phận (LK tài chính, LK nhân lực, LK quản lý, LK thị trường…). Đối với các doanh nghiệp sản xuất điện tử Việt Nam, bài toán lựa chọn LK đang đặt ra hai đáp án:

- Một là, các doanh nghiệp trong ngành LK với các doanh nghiệp nước ngoài để sản xuất linh kiện, chi tiết hay còn gọi là thượng nguồn sản phẩm. Lưu ý rằng với tính đặc thù về sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, các sản phẩm thượng nguồn của

ngành điện tử chia làm hai loại cơ bản: linh kiện, chi tiết công nghệ cao (tinh vi) và linh kiện, chi tiết công nghệ thấp hơn. Theo hình thức này, các doanh nghiệp Việt Nam được định vị ở đâu trong chuỗi LK và chuỗi giá trị? Gần đây, có nhiều tranh cãi ở cả cấp quản lý nhà nước và cấp chuyên gia về việc ngành điện tử Việt Nam nên hay không nên đầu tư sản xuất các sản phẩm thượng nguồn công nghệ cao để cạnh tranh với các nước đi trước. Theo tác giả, điện tử Việt Nam sẽ vô cùng khó thực hiện được điều này bởi ba lý do cơ bản sau:

+ Để sản xuất ra linh kiện, chi tiết công nghệ cao như Bo mạch điện tử, mạch bán dẫn (IC), chíp, các phụ kiện siêu nhỏ cho tivi, máy tính…các doanh nghiệp trong nước cần sự chuyển giao công nghệ thực sự từ các doanh nghiệp nước ngoài. Tuy nhiên, thực tiễn lại không như vậy. Các doanh nghiệp nước ngoài chỉ cung cấp khuôn mẫu cho từng hợp đồng mà không cung cấp các bản vẽ kỹ thuật và chuyển giao bí quyết của khuôn mẫu đó.

+ Về phía Việt Nam, chúng ta phải xây dựng một “hạ tầng phần mềm” đạt tiêu chuẩn gồm: đội ngũ nhân lực trình độ cao, có một lượng nhà khoa học tầm cỡ, và đặc biệt Nhà nước phải đẩu tư một lượng vốn khá lớn…

+ Với sức mạnh hiện có của các “cường quốc điện tử” liệu chúng ta có đủ năng lực cạnh tranh?

Như vậy, thực hiện LK, chúng ta phải chấp nhận sản xuất linh kiện, chi tiết có hàm lượng công nghệ thấp hơn, đơn giản hơn và tất nhiên giá trị gia tăng cũng thấp tương đối.

- Hai là, các doanh nghiệp trong nước LK với các doanh nghiệp nước ngoài để phát triển hạ nguồn tức là sản xuất sản phẩm tiêu dùng cuối cùng. Đây là hình thức đã được một số doanh nghiệp phát triển như đã phân tích ở trên. Theo phương thức này, các doanh nghiệp trong nước có thể sản xuất ngay sau khi có tín hiệu từ thị trường. Có nghĩa là chúng ta phải chấp nhận trở thành “phân xưởng” điện tử của Thế giới.

Thứ ba, cơ chế, chính sách của Nhà nước chưa có quy định cụ thể, rõ ràng liên quan đến việc thúc đẩy các mối LKSX. Hiện nay, hệ thống luật pháp, chính sách về luật đầu tư của nước ta vẫn đang trong quá trình hoàn thiện nên thiếu tính ổn định, chưa đảm bảo tính rõ ràng và thiếu tính dự báo trước. Chính sự ổn định của luật pháp chưa cao đã gây ra sự lo ngại trong giới kinh doanh trong và ngoài nước. Một số văn bản liên quan đến đầu tư nước ngoài thay đổi nhiều, có trường hợp chưa tính đến lợi ích chính đáng của nhà đầu tư nên làm đảo lộn phương án kinh doanh, gây thiệt hại cho các nhà đầu tư nước ngoài vào ngành CNĐT Việt Nam.

Thứ tư, năng lực LK của các DN điện tử Việt Nam còn hạn chế. Việc LK giữa các doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp nước ngoài trong sản xuất các ngành công nghiệp hỗ trợ trong ngành CNĐT không chỉ có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh nội bộ ngành mà còn là điều kiện tốt để tận dụng các lợi thế cạnh tranh trong khu vực. Tuy nhiên, sức cạnh tranh của các cơ sở sản xuất công nghiệp hỗ trợ Việt Nam còn thấp, sự LK kinh doanh giữa các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp FDI còn yếu, không chuyên nghiệp, thậm chí nhiều doanh nghiệp cạnh tranh không lành mạnh. Các mối LK theo ngành dọc gần như chỉ bó hẹp trong các mối quan hệ. Ở Việt Nam, chủ yếu quan tâm đến giải quyết vấn đề về mặt bằng sản xuất hơn là quan tâm đến việc tạo ra chuỗi giá trị thông qua sự LK giữa các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp nước ngoài.

Thứ năm, các doanh nghiệp khi có nhu cầu tìm kiếm sự LK nhưng lại thiếu thông tin về đối tác đôi khi không đầy đủ hoặc thông tin không đủ tin cậy. Việc lựa chọn các đối tác trong nước của các doanh nghiệp nước ngoài trong ngành CNĐT thường thông qua nhiều kênh khác nhau như: Thông qua môi giới của các công ty trung gian hoặc các công ty tư vấn các đối tác liên doanh lớn đều có sự thăm dò thị trường thông qua hệ thống các “vệ tinh” xoay quanh hỗ trợ các công ty nhỏ, những người môi giới hoặc một số trường hợp là những người quen biết về công ty nước ngoài đặc biệt là Việt Kiều. Đây hoàn toàn là nguồn thông tin không đáng tin cậy và (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

chính xác vì thực tế họ không có khả năng thể đánh giá, thẩm định được mức độ tin cậy, độ chính xác của các công ty này, không thể đánh giá được nguồn vốn, khả năng kinh doanh, năng lực, trình độ quản lý…của các đối tác đó một cách chính xác.

Ngoài ra còn có các kênh thông tin như: thông qua giới thiệu các cơ quan chính phủ khi có dịp đàm phán, hội chợ về thương mại, thông qua quảng cáo, chào hàng hoặc các ẩn phẩm…đây là những kênh thông tin phổ biến tuy nhiên không phải ngành nào, doanh nghiệp nào cũng tổ chức những hình thức quảng cáo, hội chợ như vậy.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong ngành công nghiệp điện tử thông qua phương thức liên kết sản xuất quốc tế (Trang 62 - 69)