Xu hướng phát triển của ngành CNĐT Việt Nam trong thời gian tớ

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong ngành công nghiệp điện tử thông qua phương thức liên kết sản xuất quốc tế (Trang 74 - 76)

Chương III Giải pháp tăng cường liên kết sản xuất quốc tế nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành CNĐT Việt Nam

3.1.1.Xu hướng phát triển của ngành CNĐT Việt Nam trong thời gian tớ

* Xu hướng phát triển sản phẩm: Các sản phẩm được dự báo sẽ tăng trưởng mạnh bao gồm các thiết bị kỹ thuật số tăng 15-18%, thiết bị viễn thông, đặc biệt là điện thoại di động sẽ tăng từ 12-15%, máy vi tính, nhất là máy tính xách tay có mức tăng 10-12%.

Chuyển dịch cơ cấu sản phẩm theo hướng phát triển điện tử chuyên dụng bao gồm sản xuất linh kiện, phụ tùng và sản phẩm phụ trợ cho tin học, viễn thông, điện tử y tế, điện tử công nghiệp, cơ điện tử, đo lường và tự động hóa. Đối với các sản phẩm điện tử chuyên dụng và phụ tùng, linh kiện, các doanh nghiệp cần có biện pháp nâng cao chất lượng và tăng cường tính năng sản phẩm để đạt giá trị gia tăng cao. Nhóm sản phẩm điện tử dân dụng sẽ áp dụng các biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành, cải thiện mẫu mã để tăng thị phần và thị trường trong nước.

Bảng 3.1. Cơ cấu sản phẩm điện tử năm 2010

Sản phẩm Tỷ trọng %

Thiết bị điện tử dân dụng 16,6

Thiết bị tin học 9,5

Thiết bị thông tin liên lạc 15,1 Thiết bị điện tử công nghiệp và chuyên dụng

9,2 Dịch vụ tin học và phần mềm 8,8% Dịch vụ điện tử công nghiệp và

chuyên dụng

6,1%

Linh phụ kiện điện tử 36,8

Nguồn; định hướng chiến lược phát triển ngành CNĐT – tin học Việt Nam – Bộ Công Nghiệp

- Xu hướng xuất khẩu: theo ý kiến chuyên gia, khả năng xuất khẩu hàng điện tử trong tương lai chủ yếu vẫn phụ thuộc vào chiến lược xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hiện này đang có sản phẩm xuất khẩu.

Ngoài việc tiến hành liên doanh, LK với các nhà đầu tư truyền thống ở Châu Á, Asean như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Philipin…vào các dự án mà họ có kinh nghiệm, cần phải chuyển hướng sang các đối tác Tây Âu, Bắc Âu, Bắc Mỹ nhằm tranh thủ tiềm lực vốn, công nghệ, kỹ thuật hiện đại. Có kế hoạch vận động các tập đoàn, công ty lớn vào Việt Nam, đồng thời chú ý đến các công ty có quy mô vừa và nhỏ nhưng công nghệ hiện đại.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong ngành công nghiệp điện tử thông qua phương thức liên kết sản xuất quốc tế (Trang 74 - 76)