Ra chiến lược giá bỏ thầu linh hoạt

Một phần của tài liệu Xác định giá dự thầu ở Công ty Cổ phần xây dựng giao thông và thương mại 124 (Trang 58 - 60)

Hiện nay, công tác đấu thầu đóng một vai trò quan trọng trong việc giành thế chủ động, sự cạnh tranh giữa các nhà thầu dần chuyển sang cạnh tranh về giá là chủ yếu, với cường độ cạnh tranh ngày càng gay gắt. Để thắng thầu doanh nghiệp phải xây dựng được chiến lược giá dự thầu linh hoạt với nhiều phương án giá khác nhau. Căn cứ đề ra chiến lược về giá là: năng lực thi công của doanh nghiệp, mục tiêu tham gia đấu thầu, tình hình sản xuất kinh doanh hiện tại, quy mô và đặc điểm của dự án, phong tục tập quán, điều kiện địa hình địa chất, khí tượng thuỷ văn của địa phương nơi có dự án được thi công, cũng như năng lực, mục tiêu tham gia đấu thầu của các đối thủ cạnh tranh chủ yếu.

Một mức giá dự thầu cứng nhắc, không tính toán cụ thể đến tình hình sản xuất kinh doanh hiện tại, không so sánh, xem xét năng lực của Công ty với các đối thủ cạnh tranh có thể khiến Công ty bỏ qua nhiều cơ hội tham gia dự thầu, hoặc làm giảm hiệu quả của công tác dự thầu.

Muốn xây dựng một chiến lược giá bỏ thầu linh hoạt, Công ty phải căn cứ trên cơ sở tính toán giá dự thầu hợp lý, cùng với nắm chắc các thông tin về thị trường, về đối thủ cạnh tranh.

Công ty cần xác định mục tiêu đấu thầu cụ thể cho mình đối với từng giai đoạn và đối với từng gói thầu. Cụ thể, mục tiêu đó là để tìm kiếm lợi nhuận, duy trì công ăn việc làm cho người lao động hay để mở ra thị trường mới. Trên cơ sở mục tiêu đó, kết hợp với việc xem xét, đánh giá tiềm lực về

nguồn lao động, khả năng về vốn, thiết bị máy móc…nhà thầu có chính sách định giá khác nhau trong việc quyết định giá bỏ thầu.

+ Công ty đưa ra mức giá dự thầu cao đảm bảo đạt được mức lãi dự kiến theo kế hoạch. Phương án này được áp dụng trơng trường hợp các đối thủ cạnh tranh chủ yếu không mạnh hoặc công ty đang dẫn đầu về công nghệ, kỹ thuật và đảm bảo chất lượng công trình.

+ Công ty chấp nhận mức lãi thấp hoặc thậm chí không có lãi trong trường hợp có nhiều đối thủ cạnh tranh mạnh hoặc để đảm bảo việc làm cho người lao động.

+ Công ty có thể chấp nhận chịu lỗ trong trường hợp không có công trình nào với mục đích giải quyết việc làm cho người lao động và có thể bù đắp một phần chi phí cố định để chờ cơ hội kinh doanh.

Công ty phải luôn chủ động cập nhật thông tin về các đối thủ tranh thầu trực tiếp với Công ty, để làm cơ sở cho bộ phận lập giá dự thầu xây dựng mức giá và lựa chọn các chiến lược tranh thầu thích hợp. Để đảm bảo khả năng thắng thầu cao, trước hết và cần thiết, Công ty phải xây dựng cho mình chiến lược tranh thầu cụ thể đối với mỗi công trình thực hiện, sau đó, đưa ra một mức giá dự thầu hợp lý dựa trên những kết quả thu được từ việc phân tích các thông tin về đối thủ tranh thầu trực tiếp. Để áp dụng biện pháp này một cách hiệu quả nhất, Công ty cần chú ý một số điểm sau:

- Khi có quá đông các nhà thầu tham gia tranh thầu, việc đánh giá hết khả năng của các nhà thầu là rất khó khăn và không khả thi. Trường hợp đó, Công ty cần xác định được đâu là đối thủ tranh thầu trực tiếp, để từ đó tập trung đi sâu vào việc phân tích các nhà thầu này nhằm thu được kết quả chính xác về năng lực của họ, từ đó, đưa ra mức giá tranh thầu thích hợp.

- Trường hợp cạnh tranh là gay gắt và việc đưa ra mức giá là quá khó khăn, Công ty có thể tính toán đến các biện pháp khác như thực hiện đẩy nhanh tiến độ (đương nhiên phải tính toán kỹ lưỡng trên cơ sở các biện pháp thi công cụ thể đã lựa chọn, phải so sánh các chi phí phát sinh để sao cho chi phí nhỏ nhất mà vẫn đảm bảo chất lượng công trình), bởi vì khi mức giá đưa ra giữa các nhà thầu chênh lệch không nhiều, bên mời thầu lại ưu tiên và đánh giá cao những nhà thầu nào có thời hạn thi công ngắn hơn.

Một phần của tài liệu Xác định giá dự thầu ở Công ty Cổ phần xây dựng giao thông và thương mại 124 (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w