Những thành tích đạt được trong những năm qua

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH thương mại sản xuất màng mỏng bao bì Dũng Bình trên thị trường nội địa (Trang 48 - 50)

III. Khả năng sinh lờ

2.4.1. Những thành tích đạt được trong những năm qua

Khả năng cạnh tranh của Công ty ngày càng được nâng cao, do Công ty luôn chú trọng đến nhu cầu của khách hàng, cũng như Công ty không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, ổn định giá bán trong nhiều năm qua. Chính vì vậy màt hị trường tiêu thụ của công ty ngày càng được mở rộng: Năm 2002, Công ty mới ký được hợp đồng sản xuất với một số doanh

nghiệp nhỏ ở Hà Nội. Hiện nay, Công ty cung cấp bao bì cho các nhà máy, xí nghiệp lương thực – thực phẩm như Công ty điện cơ Thống Nhất, Cty bánh kẹo Hải Hà, xí nghiệp chế biến nguyên liệu thuốc lá, Nhà in ngân hàng 1, Cty cổ phần in bưu điện…. Khách hàng mở rộng ra cảc thị trường các tỉnh Bắc Binh, Hà Tây

Thành tựu đó có được là nhờ vào sự nỗ lực của ban lãnh đạo và tập thể cán bộ công nhân viên Công ty trong việc đổi mới hoàn thiện công nghệ không ngừng, áp dụng công nghệ sản xuất hiện đại năng suất cao. Kết quả là, thời gian sản xuất được rút ngắn, chi phí sản xuất được tiết kiệm dẫn tới hạ giá thành và chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao.

Như chúng ta đã biết, kết quả kinh doanh của một doanh nghiệp phụ thuộc vào nhiều quyết đinh khác nhau của nhà quản lý. Đánh giá kết quả hoạt động của kinh doanh của doanh nghiệp, bởi thế, liên quan đến việc phân tích các tác động kinh tế – tài chính của tất cả các quyết định đó và được thông qua phương thức so sánh. Việc phân tích và đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh dựa trên cơ sở các dữ liệu tài chính được phản ánh trên các báo cáo tài chính được lập theo những nguyên tắc kế toán chung. Các báo cáo tài chính này là các “ phong vũ biểu” phản ánh một cách thường xuyên kết quả của việc đầu tư hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính của doanh nghiệp.

Khi đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp em thấy có một số quan điểm sau cần phải xác định :

- Trong qua trình kinh doanh và quản trị kinh doanh, doanh nghiệp nào cũng dùng đến các con số, các tỉ số. Các con số là cái “ hàn thử biểu” Phản ánh sức khoẻ của doanh nghiệp.

- Mỗi con số đều có vị trí rất quan trong vì nó phản ánh một mặt nào đó của thực trạng hoạt động của doanh nghiệp. Song, từng con số lại không nói lên toàn bộ cục diện hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Trong kinh doanh và quản trị kinh doanh, vấn đề then chốt không phải là sưu tầm các số liệu mà là để phất hiện ra như những ẩn số đang giấu mình sau những con số đó.

- Cần chú ý đến những mối liên kết nội tại trong kinh doanh để xác lập mối quan hệ giữa các con số đó.

- Các con số là tượng trưng cho các hoạt động thực tế trong kinh doanh, nó không phải là công việc kinh doanh và quản trị kinh doanh mà chỉ là hình ảnh của công việc đó.

- Cần xác định rõ mục tiêu đánh giá và phân tích tài chính để có phương pháp phân tích phù hợp hiệu quả.

- Các con số không phải là tiêu chuẩn tuyệt đối mà nó giúp ta chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu, những thay đổi trong kinh doanh, từ đó ta có biện pháp tốt hơn cho tương lai.

- Và cuối cùng, những kết quả thu được qua phân tích đánh giá chỉ là tương đối. Do vậy các nhà quản trị phải luôn cẩn trọng trong khi sử lý dữ liệu.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH thương mại sản xuất màng mỏng bao bì Dũng Bình trên thị trường nội địa (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w