Đẩy mạnh công tác huy động vốn cho đổi mới công nghệ Tăng tỷ suất lợ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH thương mại sản xuất màng mỏng bao bì Dũng Bình trên thị trường nội địa (Trang 56 - 61)

nhuận của các phân xưởng, tăng số vòng quay của vốn cho có hiệu quả hơn nữa.

- Tiếp tục vay vốn nhưng phải quay nhanh vòng quay của vốn lưu động để giảm bớt gánh nặng trong việc trả lãi vay.

- Thương lượng với các Công ty nước ngoài để được phép thanh toán theo phương thức trả chậm khi mua các thiết bị máy móc cũng như các bí quyết công nghệ của họ .khi mua cần kiểm tra kỹ lưỡng tránh nhập máy móc thiết bị lạc hậu không phù hợp.

- Có thể giảm 1 phần vốn lưu động cần thiết nghĩa là tăng nhanh vòng quay vốn lưu động bằng cách:

+Thiết lập các chỉ tiêu tốt hơn để đánh giá được mức tồn kho tốt nhất

+Phát triển thêm các nguồn cung cấp vật tư để đảm bảo việc giao hàng được nhanh hơn

+Cải tiến cách đặt hàng

+ Cải tiến chất lượng thông tin cung cấp cho các cơ sở cung ứng nguyên vật liệu

+Hiểu tốt hơn các đòi hỏi của các cơ sở cung ứng nguyên vật liệu

- Khi có cơ hội giảm nhu cầu kho tàng bến bãi , giảm nhu cầu vốn cố định và vốn đầu tư ngay cả khi có nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh.

3.2.2.3

3.2.2.3 Tăng cường quản lý chất lượng sản phẩm và dịch vụ

Quản lý chất lượng sản phẩm ngày càng trở thành yếu tố số 1 trong cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. Cùng với sự phát triển của kỹ thuật trong nền công nghiệp hiện đại, những yêu cầu chất lượng ngày càng trở nên đồng bộ hơn và ngày một cao hơn. Chúng đòi hỏi những chi tiết rất khắt khe với từng chi tiết của mỗi loại sản phẩm . Để có thể tồn ai được trong sự cạnh tranh gay gắt và quyết liệt của cơ chế thị trường hiện nay và phát triển được trên thương trường bắt buộc các doanh nghiệp phải nâng cao chất lượng sản phẩm của mình.

- Chất lượng sản phẩm nâng cao vị thế cũng như uy tín của doanh nghiệp trên thị trường tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển bền vững và lâu dài.

- Nâng cao chất lượng sản phẩm đồng nghĩa với nâng cao năng suất lao động nhờ tăng chất lượng sản phẩm sẽ dẫn đến giảm các chi phí ẩn trong quá trình sản xuất dẫn đến giảm giá thành, tăng lợi nhuận, nâng cao năng lực cạnh tranh , còn là biện pháp hữu hiệu kết hợp các loại lợi ích của doanh nghiệp , người tiêu dùng, xã hội, và người lao động.

3.2.2.4. Thực hiện đồng bộ các chính sách Marketing

Trong cơ chế thị truờng, khách hàng là nhân vật quan trọng quyết định sự thành bại của một Công ty trên trị trường. Nếu khách hàng ưa chuộng sản phẩm của Công ty thì Công ty ấy đứng vững còn ngược lại sẽ bị baị vong. Chính vì vậy các doanh nghiệp trên thị trường rất quan tâm đến vấn đề marketing như quảng cáo, dịch vụ sau bán hàng để lôi kéo khách hàng.

- Tiến hành tổ chức, theo dõi, thu thập thông tin có liên quan đến nhu cầu thị truờng về sản phẩm bao bì các loại, xác định thị trường tiềm ẩn, thị trường có khả năng thanh toán, thị trường tương lai, thị trường hiện tại

- Tiến hành phân tích và sử lý các loại thông tin về nhu cầu thị trường, phân tích số lượng sản phẩm tiêu thụ trên mỗi loại thị trường, tiêu thụ được nhiều hay ít tại sao chỉ tiêu thụ được bấy nhiêu. Phân tích khả năng thanh toán của từng thị trường, đối với thị trường hiện tại sản phẩm của Công ty có được thị trường chấp nhận cao hay không? Nếu ở giai đoạn suy thoái của sản phẩm thì phải có sản phẩm thay thế kế tiếp nếu không doanh nghiệp sẽ khó đứng vững. Tuy nhiên trước khi tung ra sản phẩm mới thì Công ty còn phải tính đến sự phù hợp với mục tiêu và tiềm năng của mình.

- Quyết định thông tin, từ việc phân tích và sử lý thông tin trên quyết định rõ nên tập trung vào thị trường nào? với số lượng tiêu thụ bao nhiêu? Đánh giá nhu cầu bao bì với từng loại thị trường, quyết định có đưa sản phẩm mới ra thị trường không thông qua việc phân tích phản ứng của khách hàng.

- Ngoài ra phải thường xuyên phân tích, đánh giá đối thủ cạnh tranh để biết được khả năng cạnh tranh của Công ty so với các đối thủ, xác định nhóm các đối thủ cạnh tranh thực tế và tiềm ẩn, đối thủ cạnh tranh chính của Công ty, vì đối thủ cạnh tranh thực tế và tiềm ẩn thường lớn hơn nhiều, Công ty phải tránh mắc” bệnh cận thị về đối thủ cạnh tranh “ đối thủ cạnh tranh ngầm có khả năng “chôn vùi “ hơn các đối thủ cạnh tranh hiện tại. Số lượng đối thủ cạnh tranh và đối thủ chính của Công ty, tìm điểm mạnh, điểm yếu của họ ? Xác định thị phần của Công ty, xem xét họ hơn ta ở điểm nào, yếu hơn ta ở điểm nào đồng thời phải biết ai là người đứng vị chí số 1 trong nghành và họ thành công là dựa vào đâu.

3.2.2.5. Nâng cao chất lượng đội ngũ lao động

Nâng cao chất lượng đội ngũ lao động sẽ đảm cho nguồn lực của doanh nghiệp có thể thích ứng và theo sát kịp thời sự tiến hoá và phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ, đảm bảo doanh nghiệp có 1 lực lượng lao động giỏi, hoàn thành thắng lợi các mục tiêu. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi thế giới đang tiến tới 1 phương thức sản xuất mới, hùng hậu hơn so với trước đây, phương thức của kỷ nguyên : “ Điện tử-tin học-sản xuất theo chương trình hoá - rôbốt hoá - vật liệu mới ”. Nếu chúng ta không đầu tư cho lực lượng lao động có tay nghề cao hơn thì sẽ thấy ngay rằng xã hội có nhiều người thất nghiệp, người lao động không được đào tạo, không có trình độ thì dù hệ thống máy móc thiết bị có tinh vi đến đâu đi nữa cũng trở thành vô nghĩa.

Đội ngũ lao động có nhiều kinh nghiệm, có đội ngũ lao động trẻ, tuy nhiên với chủ trương dần dần đổi mới thiết bị cũ bằng thiết bị mới, hiện đại của Công ty nói chung và của phân xưởng sản xuất nói riêng thì kinh nghiệm và sức khoẻ thôi chưa đủ mà phải có trình độ kỹ thuật và chuyên môn để làm chủ công nghệ hiện đại, có kỹ năng vận hành máy móc thiết bị, có trình độ quản lý giỏi. Do đó, để đảm bảo việc đầu tư đổi mới thiết bị có hiệu quả thì Công ty cần thiết có kế hoạch đào tạo, phát triển đội ngũ lao động để nâng cao chất lượng đội ngũ lao động. Do đó Công ty chịu trách nhiệm đứng ra tạo 1 bầu không khí tin tưởng, bầu không khí thi đua với các bộ công nhân viên để họ yên tâm học hành tích cực nâng cao trình độ cho bản thân, để đạt được điều đó Công ty cần phải:

+ Nhấn mạnh đến đào tạo và giáo dục công nhân

+Phát triển đội ngũ lãnh đạo không chính thức từ bên trong công nhân +Ủng hộ và công nhân những cố gắng của công nhân

+Cố gắng biến nơi làm việc thành nơi theo đuổi mục tiêu của cuộc sống của công nhân

+ Tạo mối liên lạc tốt giữa giám sát viên và công nhân +Đưa kỷ luật vào phân xưởng

Người phụ trách đào tạo và ban lãnh đạo cần xác định rõ mục tiêu đào tạo, để tập trung đào tạo theo hướng đó

Đối với các bộ công nhân viên được đào tạo phải nhận rõ vai trò trách nhiệm của mình trong chương trình đào tạo của Công ty.

KẾT LUẬN (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cạnh tranh là một quy luật phổ biến và tất yếu của nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, cạnh tranh không phải là sự huỷ diệt “ cá lớn nuốt cá bé “ mà ta nên hiểu rằng đó chỉ là sự thay thế các doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả bằng các doanh nghiệp kinh doanh tốt hơn để ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường. Vì thế cạnh tranh được coi là động lực phát triển nền kinh tế của mỗi quốc gia cũng như mỗi doanh nghiệp, nó đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn luôn tự hoàn thiện mình, phát huy các thế mạnh để tận dụng cơ hội thị trường, hạn chế các điểm yếu và đứng vững trước những nguy cơ tiềm ẩn của thị trường.

Hiện nay, Công ty TNHH thương mại Sản xuất màng mỏng bao bì Dũng Bình đang được xem là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Thực ra, đó chỉ là những hiệu quả trước mắt. Trên thực tế công ty có đầy đủ các điều kiện để có thể đạt được hiệu quả cao hơn thế nhưng thị phần của Công ty còn thấp. Nguyên nhân là do quy mô sản xuất hiện tại của công ty còn nhỏ, sản phẩm vẫn tiêu thụ tốt nên công ty chưa có một sự quan tâm đích đáng tới các chính sách Marketing nhằm tăng cường sức mạnh trong cạnh tranh, tăng hiệu quả tiêu thụ, củng cố vị thế của mình trên thị trường... Hi vọng rằng trong một tương lai gần, khi quy mô sản xuất của công ty được tăng lên 1000 tấn/ năm, những vấn đề này sẽ được chú ý và thực hiện tốt để công ty có thể đứng vững và ngày càng phát triển góp phần phát triển nền kinh tế xã hội đất nước.

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy giáo TH.S. Nguyễn Thanh Phong cùng các cô chú, anh chị trong Công ty TNHH thương mại Sản xuất màng mỏng bao bì Dũng Bình đã giúp đỡ em hoàn thành bản chuyên đề thực tập tốt nghiệp này.

Hà Nội ngày 10 tháng 4 năm 2008.

Sinh viên thực hiện.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH thương mại sản xuất màng mỏng bao bì Dũng Bình trên thị trường nội địa (Trang 56 - 61)