Hình 2.1.Biểu đồ thể hiện sản lượng mua vào và bán ra

Một phần của tài liệu Chiến lược kinh doanh của Công ty Cổ phần Thương mại Xi măng (Trang 30 - 34)

0 500000 1000000 1500000 2000000 2500000 mua vào 2042007.86 1629652.06 1339335.14 bán ra 2030182.31 1637820.51 1356363.29 2005 2006 2007

2.Phân tích môi trường kinh doanh của công ty.

2.1.Môi trường vĩ mô: *Môi trường kinh tế:

Việt Nam đang là một trong những nước nghèo trên thế giới, tuy nhiên dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam và các cơ quan ban ngành khác thì nền kinh tế Việt Nam đang dần dần được cải thiện. Trong những năm gần đây, việc phát triển cơ sở hạ tầng ở Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc.Việt Nam hiện đầu tư hơn một phần ba giá trị GDP khoảng 9% được đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng.Tuy nhiên một quy luật dễ thấy khi bước vào mùa xây dựng cao điểm là tình trạng khan hàng trên thị trường, với thống kê nhu cầu tăng đột biến 14% so với những năm trứơc, vì

năm 2008 nhiều dự án lớn đã hoàn thành giải phóng mặt bằng để bước vào xây dựng. Song, bên cạnh đó là tình trạng thị trường chỉ tập trung mua một số loại, như Hải Phòng, Hoàng Thạch... trong khi các thương hiệu khác cùng chất lượng vẫn đầy kho. Mặt khác, sản lượng hàng chuyển về Hà Nội bằng đường thủy (chiếm 3/4 tổng lượng hàng) bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi mực nước sông xuống thấp so với mọi năm. Bình quân mỗi sà lan phải rút trọng tải từ 350 tấn, xuống 250 tấn để bảo đảm an toàn.

Từ cuối năm 2007 đến nay, tình trạng lạm phát đã khiến giá của cá mặt hàng tăng lên liên tục (xi măng tăng bình quân 40.000đ/tấn.)

Chịu ảnh hưởng của sự hội nhập kinh tế công ty CP TMXM cũng đã nắm bắt được những cơ hội kinh doanh (Kinh doanh mặt hàng của công ty phù hợp với thị hiếu của khách hàng ), đồng thời công ty cũng gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh, không những phải đối đầu với những đối thủ cạnh tranh đang được ưu tiên trên thị trường (do thuế nhập khẩu xi măng giảm ), mà còn phải chịu áp lực do giá nguyên vật liệu tăng (chi phí sản xuất xi măng tăng làm cho giá nhập xi măng của công ty từ các nhà máy sản xuất tăng ).

Với các lý do trên đây công ty CP TMXM đã có những chính sách để giải quyết những khó khăn đang tồn tại và phát huy thế mạnh của mình tạo điều kiện để ổn định và phát triển ngành xi măng nói chung và phát triển kinh doanh của công ty nói riêng.

* Môi trường chính trị- pháp luật :

Hàng loạt các hệ thống cải cách chính sách đã hỗ trợ cho sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân, việc thông qua luật đầu tư trực tiếp nước ngoài vào năm 1986 đã mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp trong nước mặc dù theo một cách gián tiếp.Khung pháp lý đầu tiên được thiết lập vào năm 1990 với sự phê chuẩn luật doanh

nghiệp tư nhân và luật công ty.Hiến pháp đã chính thức thừa nhận kinh tế tư nhân vào năm 1990.Tuy vậy, vẫn còn một số doanh nghiệp việc chấp hành đóng thuế và nộp ngân sách cho nhà nước không được đảm bảo, vẫn còn hiện tượng trốn thuế, tránh thuế.Cùng với bộ máy quản lý giản gọn các công ty này có lợi thế cạnh tranh về chi phí. Đây là một khó khăn đòi hỏi phaỉ có những chính sách phù hợp của các doanh nghiệp nhà nước.

Trong điều kiện đó, tuy đã thực hiện quá trình cổ phần hóa, nhưng vẫn mang tính chất là công ty nhà nước, công ty Cổ phần Thương mại xi măng tuy có được sự ưu đãi của Tổng công ty, nhưng việc thực hiện nghĩa vụ đóng thuế và nộp ngân sách luôn phải thực hiện đầy đủ.Chi phí lớn ( chi phí quản lý, chi phí vận chuyển...), chịu áp lực cạnh tranh lớn ( không chỉ của các công ty tư nhân, các công ty cạnh tranh xi măng lò đứng mà ngay cả trong nội bộ, cạnh tranh với các công ty trực thuộc Tổng công ty ).Việc tham gia cung ứng xi măng với số lượng lớn làm cho doanh thu của công ty những năm gần đây giảm. Đồng thời công ty sẽ có nhiều thách thức cạnh tranh đối với các công ty khác.

* Môi trường toàn cầu:

Theo tiến trình hội nhập, mở cửa của thị trường xi măng Việt Nam thì hiện nay Clinker và xi măng không còn nằm trong danh mục các mặt hàng cần có giấy khi nhập khẩu và mức thuế nhập khẩu clinker chỉ được tính mức tối đa là 5%.Do vậy, khả năng thâm nhập thị trường Việt Nam của các nhà sản xuất khâu clinker và xi măng khu vực Đông Nam Á là rất lớn, dự báo các công ty kinh doanh cũng sẽ xuất hiện nhiều trên thị trường.Tuy nhiên, giá xăng dầu tăng, việc thuê tàu thủy khó khăn.Mặt khác, clinker là mặt hàng bụi, nặng nên cước vận chuyển cao.Việc nhập khẩu clinker

về Việt Nam sẽ có giá cao.Do đó, clinker chỉ có thể được nhập khẩu về khi nhu cầu trong nước quá cao mà nguồn cung không thể đáp ứng.

2.2.Môi trường ngành:

* Đối thủ cạnh tranh hiện tại:

Chúng ta đã biết hiện nay xi măng không phải là mặt hàng kinh doanh độc quyền, trên thị trường đã có rất nhiều các loại nhãn hiệu khác, chủ yếu là xi măng lien doanh 100% vốn nước ngoài, xi măng địa phương, xi măng của Tổng công ty, các cơ sở sản xuất xi măng và xi măng nhập khẩu.

Hiện trong nước có khỏang 14 nhà máy lò quay với tổng công suất thiết kế là 21,5 triệu tấn/năm; 55 cơ sở xi măng lò đứng, lò quay chuyển đổi, tổng công suất thiết kế là 21,5 triệu tấn/năm và một số trạm nghiền với tổng công suất thiết kế 6 triệu tấn/ năm.

Bảng 2.3: Một số nhãn hiệu xi măng

Một phần của tài liệu Chiến lược kinh doanh của Công ty Cổ phần Thương mại Xi măng (Trang 30 - 34)