Nguồn: Phòng kế toán
Phương thức tín dụng chứng từ được sử dụng nhiều nhất chiếm trên 50% tổng giá trị nhập khẩu của công ty. Năm 2003, giá trị thanh toán bằng L/ C là 5,413 triệu USD, chiếm đến 71% tổng giá trị nhập khẩu. Giá trị thanh toán bằng L/C vẫn tăng qua các năm, lần lượt là 8,060 triệu USD năm 2004, 8,976 triệu USD năm 2005, 9,282 triệu USD năm 2006 và năm 2007 là 12,819 triệu USD. Tuy nhiên tỷ lệ thanh toán bằng L/C thì giảm dần, năm 2003, giá trị thanh toán bằng L/C chiếm 71 % tổng giá trị nhập khẩu. Đến năm 2007, chỉ còn chiếm 53% tổng giá trị nhập khẩu.
Giá trị thanh toán bằng D/P và T/T cũng liên tục tăng qua các năm. Năm 2003, giá trị thanh toán bằng D/P là 0,840 triệu USD, T/T là 1,373 triệu USD. Các năm 2004, 2005,2006, 2007, giá trị thanh toán bằng D/P lần lượt là 1,446 triệu USD, 2,170 triệu USD, 2,532 triệu USD, 4,112triệu USD. Giá trị thanh toán bằng T/ T lần lượt là : 2,051 triệu USD năm 2004, 3,992 triệu USD năm 2005, 5,062 triệu USD năm 2006, và 7,256 triệu USD năm 2007.
Tình hình cụ thể việc sử dụng các phương thức thanh toán sẽ được xem xét sau đây :
2.3.2.3 Tình hình thanh toán hàng nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ. dụng chứng từ.
Phương thức này đảm bảo quyền lợi cho cả hai phía công ty và đối tác, do đó nó được lựa chọn sử dụng nhiều nhất. Phương thức này thường được sử dụng với nhà cung cấp mới, công ty chưa tạo dựng được uy tín và quan hệ với họ.
2.3.2.3.1 Thực trạng thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ.
Phương thức này mặc dù là phương thức thanh toán ít có lợi cho công ty nhưng lại là phương thức thanh toán được áp dụng rất nhiều trong các hợp
Sinh viên: Tạ Thị Hồng Hạnh Lớp TMQT46
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
đồng của công ty.Số hợp đồng thanh toán bằng L/C chiếm hơn 1 nửa số hợp đồng mà công ty đã kí. Mặt khác hợp đồng thanh toán bằng phương thức này lại thường có giá trị rất lớn. Do đó giá trị các hợp đồng thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ luôn cao hơn 50 % tổng giá trị nhập khẩu. Tuy nhiên, phương thức thanh toán này ít có lợi cho công ty nhất trong số các phương thức thanh toán do chi có thể gặp một số rủi ro như hàng hóa không đúng với bộ chứng từ hoặc bộ chứng từ sai sót phải sửa đổi, tốn chi phí và thời gian lưu kho, lưu bãi. Vì vậy công ty đang cố gắng đàm phán để giảm dần số hợp đồng thanh toán bằng L/ C.
Thể hiện cụ thể số liệu thực hiện các năm giai đoạn 2003-2007 :
Bảng 2.7 : Tình hình thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ.
Đơn vị : Triệu USD
Năm Hợp đông NK Hợp đồng NK t. toán bằng L/C
Số HĐ Trị giá Số L/C mở Trị giá Tỷ trọng (%) 2003 49 7,625 30 5,413 71 2004 53 11,938 31 8,060 67 2005 58 15,000 33 8,976 59 2006 62 16,875 35 9,282 55 2007 69 24,188 37 12,819 53 Nguồn : Phòng kế toán. Năm 2004, số hợp đồng nhập khẩu được thanh toán bằng L/C là 31 hợp đồng, chiếm 67% tổng giá trị thanh toán hàng nhập khẩu, tương ứng 8,060 triệu USD. Năm 2005, số hợp đồng thanh toán bằng phương pháp này là 33 hợp đồng với trị giá thanh toán là 8,976 triệu USD, tăng11,3 % so với năm 2004, tuy nhiên xét về cơ cấu, tỷ trọng thanh toán bằng phương thức thanh toán L/C giảm còn 59% tổng giá trị thanh toán hàng nhập khẩu. Năm 2006 có
Sinh viên: Tạ Thị Hồng Hạnh Lớp TMQT46
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
35 hợp đồng nhập khẩu thanh toán bằng L/C với giá trị thanh toán là 9,282 triệu USD, chiếm 55% tổng giá trị thanh toán hàng nhập khẩu của công ty. Bước sang năm 2007, giá trị thanh toán bằng L/C là 12,819 triệu USD của 37 hợp đồng, tăng 38% về giá trị thanh toán so với năm 2006.
Biểu đồ 2.1: Tỷ trọng thanh toán bằng L/C trong tổng giá trị thanh toán hàng nhập khẩu của công ty
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 % 2003 2004 2005 2006 2007 Năm
Cơ cấu thanh toán bằng L/C so với toàn bộ hoạt động thanh toán hàng nhập
Sinh viên: Tạ Thị Hồng Hạnh Lớp TMQT46
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
khẩu qua các năm luôn cao hơn 50% tuy nhiên đang có dấu hiệu giảm dần năm 2003 là 71 %, năm 2004 thanh toán bằng L/C chiếm 67% giá trị nhập khẩu. Năm 2005, tỷ lệ này là 59%, năm 2006, thanh toán bằng L/C chiếm 55% giá trị hàng nhập khẩu,đến năm 2007 chỉ chiếm 53 % tổng giá trị nhập khẩu. Đây là một dấu hiệu tốt cho hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu, cho thấy công ty đang từng bước thay đổi cơ cấu theo hướng có lợi hơn, giảm lượng thanh toán hàng nhập khẩu bằng L/C.
Về chi phí cho hoạt động thanh toán, chi phí khi thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ thường khá cao, các khoản chi phí mà công ty phải trả bao gồm :
- Phí phát hành L/C : 0,1 % giá trị L/C(20-500 USD) - Phí phát hành L/C sơ bộ : 10USD
- Phí sửa đổi, bổ sung tăng thêm giá trị L/C : 0,1% giá trị tăng thêm. - Phí sửa đổi khác : 10 USD.
- Phí hủy L/C : 10 USD.
- Phí thanh toán : 0,2% trị giá L/C(20-500USD) - Phí bảo lãnh:
+ Phát hành bảo lãnh : 50 USD. + Ký hậu vận đơn : 10 USD
Như vậy bình quân một hợp đồng thanh toán bằng L/C mất chi phí khoảng 580USD. Đây là mức phí rất cao đối với thanh toán hàng nhập khẩu. Tuy nhiên phương thức này an toàn cho người xuất khẩu, nên đối tác thường muốn lựa chọn phương thức này.
2.3.2.3.2 Quy trình thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ được thực hiện như sau :
Hình 2.1 : Quy trình thanh toán hàng nhập khẩu bằng L/C
Sinh viên: Tạ Thị Hồng Hạnh Lớp TMQT46 50 Ngân hàng thông báo Vietcombank Nhà xuất khẩu Công ty cổ phần du lịch và thương mại - TKV
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp (4) (3) (4) (3) (2) (3) (4) (1) (5)
Bước 1 : Ký hợp đồng nhập khẩu với đối tác trong đó thỏa thuận sử dụng phương thức tín dụng chứng từ.
Bước 2 : Công ty tiến hành mở L/C tại ngân hàng. Nếu người xuất khẩu yêu cầu sửa đổi thì tiến hành kiểm tra lại và sửa đổi L/C
Bước 3 : Nhận bộ chứng từ do ngân hàng chuyển về sau khi đã kiểm tra và tiến hành kiểm tra bộ chứng từ.
Bước 4 : Nếu bộ chứng từ phù hợp thì tiến hành thanh toán và nhận bộ chứng từ.
Bước 5 : Dùng bộ chứng từ vừa nhận để tiến hành nhận hàng.