Sử dụng mâu thuẫn

Một phần của tài liệu Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh ppt (Trang 32 - 35)

III. Quy trình nghiệp vụ giải quyết tố cáo

c. Sử dụng mâu thuẫn

Sử dụng mâu thuẫn là việc người xác minh tố cáo chủ động vạch những mâu thuẫn

trong lời cung cấp thông tin của ĐTXM, đánh vào thái độ cung cấp thông tin báo

quanh co, giấu giếm của họ, buộc ĐTXM phải cung cấp thông tin báo đầy đủ, đúng sự thật.

Trong quá trình chất vấn, ĐTXM thường cung cấp thông tin báo quanh co giấu

giếm sự thật làm xuất hiện những mâu thuẫn trong lời cung cấp thông tin của

chúng. Những mâu thuẫn này có ý nghĩa trong việc làm rõ thái độ thiếu thành khẩn của ĐTXM.

Trong thực tiễn chất vấn, chúng ta thường gặp những loại mâu thuẫn sau đây:

- Lời trình bày của ĐTXM mâu thuẫn với tài liệu, chứng cứ chúng ta thu được

trong quá trình xác minh;

- Lời trình bày của ĐTXM mâu thuẫn với trình độ, khả năng cả ĐTXM;

- Lời trình bày của ĐTXM mâu thuẫn với các quy luật khách quan của tự nhiên và xã hội.

Để phát hiện đầy đủ, kịp thời các mâu thuẫn, người xác minh tố cáo phải nắm

vững tài liệu của vụ việc, tập trung theo dõi, nghiên cứu quá trình cung cấp thông

tin báo của ĐTXM, phân tích từng lời cung cấp thông tin và thu thêm những tài liệu để có căn cứ xác định.

Những loại mâu thuẫn trên có thể là tình tiết, có thể là vấn đề cơ bản của vụ việc,

song cách giải quyết chúng như thế nào trong quá trình chất vấn là tuỳ thuộc ở

nguyên nhân gây ra mâu thuẫn đó.

Thông thường vì muốn giấu lỗi, làm nhẹ lỗi hoặc đánh lạc hướng xác minh nên lời

cung cấp thông tin của ĐTXM mâu thuẫn với thực tế khách quan. Tuy nhiên, có

trường hợp nguyên nhân gây ra mâu thuẫn là do trình độ, khả năng diễn đạt, do

trạng thái tâm lý không ổn định, do hiểu không đúng bản chất sự việc, hiện tượng,

do trí nhớ kém nên lời cung cấp thông tin không đúng với thực tế khách quan. Mỗi

loại mâu thuẫn do những nguyên nhân khác nhau gây ra cần có phương pháp thích ứng giải quyết chúng. Sử dụng mâu thuẫn đấu tranh làm rõ ĐTXM chỉ trong phạm

vi chúng cố tình cung cấp thông tin sự thật. Do vậy, việc nghiên cứu phát hiện là

điều kiện đầu tiên cho việc sử dụng mâu thuẫn đúng đắn, có hiệu quả.

Khi phát hiện ra mâu thuẫn và nguyên nhân gây mâu thuẫn thì người xác minh tố

cáo mới chọn được cách giải quyết đúng đắn.

Thông thường mâu thuẫn do trí nhớ của ĐTXM kém mà cung cấp thông tin sai thì

người xác minh tố cáo dùng cách gợi nhớ, nếu do trình độ và khả năng diễn đạt

kém thì dùng kỹ thuật hỏi tuần tự, nếu tâm lý không ổn thì phải tạo ra bầu không

Đối với mâu thuẫn do ĐTXM cố ý cung cấp thông tin sai sự thật tạo ra thì ta mới

sử dụng mâu thuẫn để đấu tranh làm rõ. Trong quá trình sử dụng mâu thuẫn để đấu

tranh cần tuân theo một số quy tắc sau:

- Mâu thuẫn phải được sử dụng đúng lúc. Không thể sử dụng mâu thuẫn vào giai

đoạn cuối chất vấn ĐTXM, đồng thời cũng không nên sử dụng mâu thuẫn vào thời điểm ĐTXM đang chống đối quyết liệt hay tuyệt vọng;

- Quá trình làm rõ mâu thuẫn là quá trình đấu lý, đấu lẽ, do đó cần đề phòng nguỵ

biện, bức, mớm hỏi. người xác minh tố cáo cần đưa ra được những căn cứ khoa

học và có thái độ khách quan trong khi làm rõ mâu thuẫn;

- Nên tập hợp một loạt mâu thuẫn đủ sức làm rõ sự cung cấp thông tin dối của ĐTXM. Tuy vậy không nên tập hợp toàn bộ mâu thuẫn rồi làm rõ cùng một lúc. Làm như vậy dễ đẩy ĐTXM đi đến lì lợm, im lặng. Cũng không nên phát hiện ra

mâu thuẫn thì làm rõ ngay, bởi vì trong trường hợp đó, ĐTXM dễ dàng tìm cớ để

biện bạch cho lời cung cấp thông tin của mình.

Các phương pháp cảm hoá, giáo dục, sử dụng tài liệu, chứng cứ, sử dụng mâu

thuẫn có mối liên hệ mật thiết với nhau.

Muốn giải quyết những động cơ kìm hãm, kích thích ĐTXM cung cấp thông tin

báo thành khẩn, người xác minh tố cáo phải nghiên cứu nắm vững đặc điểm của ĐTXM, nắm vững những tài liệu, chứng cứ đã có về vụ việc, trên cơ sở đó mà tiến

hành cảm hoá giáo dục kết hợp với sử dụng tài liệu, chứng cứ, sử dụng mâu thuẫn, tác động một cách có nghệ thuật, có hệ thống vào tâm lý ĐTXM. Không nắm

vững mối liên hệ chặt chẽ giữa các phương pháp, sử dụng chúng một cách chia cắt

sẽ không phát huy được hiệu quả của từng phương pháp.

Kết thúc giai đoạn tiến hành xác minh, Trưởng đoàn xác minh phải báo cáo bằng văn bản về kết quả xác minh tố cáo với người ra quyết định xác minh tố cáo. Văn

bản báo cáo phải được các thành viên trong Đoàn xác minh thảo luận, đóng góp ý

kiến và lưu ý:

- Báo cáo kết quả xác minh tố cáo thực hiện theo mẫu số 08 kèm theo Thông tư`số

01/2009/TT-TTCP;

- Trường hợp vụ việc có nhiều nội dung và qua xác minh đã phát hiện có nội dung

có dấu hiệu tội phạm thì Đoàn xác minh tách riêng nội dung đó báo cáo ngay với người ra quyết định xác minh để người ra quyết định xác minh kết luận, xử lý theo

thẩm quyền hoặc kiến nghị xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật;

- Trường hợp người ra quyết định xác minh giao cho đơn vị trực thuộc chủ trì việc xác minh và Trưởng đoàn xác minh thuộc sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ trưởng đơn

vị đó thì Thủ trưởng đơn vị chủ trì xác minh có trách nhiệm xét duyệt báo cáo của Đoàn xác minh về kết quả xác minh tố cáo. Trưởng đoàn xác minh hoàn thiện báo

cáo kết quả xác minh theo nội dung xét duyệt của Thủ trưởng đơn vị chủ trì xác minh và ký báo cáo trình người ra quyết định xác minh tố cáo. Khi có ý kiến khác

nhau giữa Trưởng đoàn xác minh và Thủ trưởng đơn vị chủ trì xác minh thì

Trưởng đoàn xác minh phải nêu rõ trong báo cáo kết quả xác minh.

- Đối với những vụ việc phức tạp, khi xét thấy cần thiết, người ra quyết định xác

minh tố cáo tổ chức tham khảo ý kiến tư vấn của các cơ quan chuyên môn, cơ

quan quản lý cấp trên hoặc các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trước

khi kết luận nội dung tố cáo.

Một phần của tài liệu Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh ppt (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(38 trang)