Phương pháp cảm hoá, giáo dục

Một phần của tài liệu Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh ppt (Trang 28 - 30)

III. Quy trình nghiệp vụ giải quyết tố cáo

a.Phương pháp cảm hoá, giáo dục

Cảm hoá, giáo dục trong chất vấn là chinh phục ĐTXM bằng đường lối, chính

sách, pháp luật, bằng tình cảm, bằng thực tế cuộc sống, đạo đức xã hội và bằng

tấm gương của chính người cán bộ chất vấn với mục đích làm cho ĐTXM chuyển đổi thái độ cung cấp thông tin báo theo hướng tích cực, có lợi cho việc xác minh.

ĐTXM không cung cấp thông tin hoặc cung cấp thông tin không chính xác do nhiều nguyên nhân tác động. Thiếu hiểu biết đường lối, chính sách của Đảng của Nhà nước; thành kiến với xã hội, với người xác minh tố cáo, nguỵ biện nhằm trốn

tránh trách nhiệm của mình, bị mắc mưu kẻ xấu... là những nguyên nhân quan trọng cản trở ĐTXM thành khẩn cung cấp thông tin. Cảm hoá, giáo dục làm cho

ĐTXM hiểu rằng hành vi sai phạm của mình chẳng những trái với pháp luật, trái

dậy ở ĐTXM tình cảm trong sáng và cuộc sống đời thường từ đó làm chuyển đổi

lập trường tiêu cực trong cung cấp thông tin báo của họ. Chinh phục niềm tin của ĐTXM làm cho ĐTXM tin rằng cung cấp thông tin đầy đủ, đúng sự thật sai phạm

của mình sẽ được hoan nghênh và xem xét giảm nhẹ xử lý của Nhà nước là một

yêu cầu quan trọng của quá trình cảm hoá, giáo dục.

Để cảm hoá, giáo dục đúng, có hiệu quả, người xác minh tố cáo phải nghiên cứu

kỹ nhân thân, hoàn cảnh, đặc điểm tâm lý của ĐTXM.

Việc cảm hoá, giáo dục ĐTXM bao gồm cả bằng lời nói và hành động của người

xác minh tố cáo cũng như những người xung quanh. Giải thích pháp luật cho ĐTXM phải chính xác, có sức thuyết phục, đồng thời phải nhất quán với thực tiễn trong đó có thái độ xử sự của Người xác minh tố cáo.

Cảm hóa, giáo dục có thể được tiến hành một cách mềm dẻo, sinh động nhưng không được hứa hẹn hão huyền, lừa dối ĐTXM. Đôi khi cảm hoá, giáo dục được

tiến hành bằng những cuộc đấu lý, đấu lẽ quyết liệt giữa người xác minh tố cáo và

ĐTXM về một vấn đề nhất định. Trong những trường hợp đó, người xác minh tố

cáo cần chứng tỏ cho ĐTXM thấy sự hiểu biết rộng rãi, sâu sắc của mình nhưng không được dùng đấu lý, đấu lẽ đưa cuộc chất vấn đi vào ngõ cụt. Muốn vậy người xác minh tố cáo phải biết chọn vấn đề cần tranh luận, chuẩn bị chu đáo tài liệu về vấn đề đó.

Những điển hình trong thực tiễn có sức hấp dẫn, thuyết phục ĐTXM mãnh liệt.

Bởi vậy người xác minh tố cáo cần nghiên cứu lựa chọn đúng những điển hình trên lĩnh vực mà ĐTXM đang có nhu cầu muốn biết. Đặc biệt là những điển hình về xác minh, xử lý các vụ việc, các ĐTXM hoạt động sai phạm cùng loại.

Tình cảm là nhu cầu mạnh mẽ thường xuyên điều chỉnh hành vi của ĐTXM. Tuy

nhiên, ở mỗi ĐTXM, trong từng thời điểm sẽ có một hoặc một số nhu cầu tình cảm nổi lên, thậm chí hết sức mãnh liệt, chi phối thái độ cung cấp thông tin của

ĐTXM. Bởi vậy người xác minh tố cáo cần nghiên cứu kỹ nhân thân, nắm bắt đúng như cầu tình cảm của ĐTXM mà tác động thì cảm hoá, giáo dục sẽ đạt được

hiệu quả cao hơn, nhanh hơn.

Người mà ĐTXM quan tâm nhiều nhất trong quá trình chất vấn là người xác minh

tố cáo. Vì vậy, mỗi cử chỉ, lời nói, hành động và những đặc điểm khác của bản thân người xác minh tố cáo đều có tác động tích cực hoặc tiêu cực đến ĐTXM. Trong điều kiện đó, người xác minh tố cáo phải luôn luôn chứng tỏ mình là người đứng đắn, khách quan, hiểu nhiều, biết rộng để cảm hoá, thuyết phục ĐTXM.

Như vậy để cảm hoá, giáo dục đạt kết quả, người xác minh tố cáo cần có kiến thức

rộng trên nhiều lĩnh vực, nắm vững đặc điểm ĐTXM, chọn những kỹ thuật cảm

hoá thích hợp và kết hợp chặt chẽ với sử dụng chứng cứ, sử dụng mâu thuẫn trong

quá trình chất vấn ĐTXM.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh ppt (Trang 28 - 30)