b) Nguyên nhân chủ quan
2.4.1. Phải cạnh tranh với các hãng hàng không khác mạnh hơn
Mặc dù có thuận lợi khi hoạt động trong thị trường HK mở, nhưng khó khăn mới bắt nguồn ngay trongnhững lợi thế đó, mà cạnh tranh là một điển hình. Cạnh tranh trong thị trường Hàng không mở buộc các hãng phải tự hồn thiện mình để phù hợp với chất lượng dịch vụ Quốc tế. Điều đó có nghĩa là yêu cầu về tiềm năng nội lực của một hãng Hàng không rất lớn cả về cơ sở vật chất, tài chính và nguồn nhân lực, nếu khơng sẽ bị văng ra khỏi quỹ đạo HKQT.
Có thể thấy rằng các Hãng Hàng không quốc tế chỉ định khai thác tại Việt Nam, cũng như các hãng HK cùng khai thác với VNA ở các thị trường QT đều là những hãng tầm cỡ trên thế giới, họ có khả năng tự làm chủ được việc chuyên chở trên các tuyến bay của họ. Trong khi đó trên các tuyến bay QT, yêu cầu về chất lượng phục vụ thường rất cao trong khi khả năng đáp ứng của VNA vẫn cịn có hạn. Đối với nguồn khách chính mà VNA có thể phát động là khách du lịch và khách có thu nhập thấp nhưng Việt Nam vẫn chưa phải là điểm du lịch hấp dẫn, cơ sở vật chất kỹ thuật của VNA cịn hạn chế, có khoảng cách so với các hãng HK khác trên thế giới, trong khi đó giá cả dịch vụ thì khơng rẻ hơn.
Tóm lại, phải cạnh tranh với các đối thủ tầm cỡ là trở ngại lớn cho hãng Hàng khơng nhỏ, ít vốn như VNA sẽ gặp khơng ít khó khăn để khỏi bị hụt hơi trên đường đua vận tải HKQT. Do đó ngồi giải pháp tiếp cận bằng hợp tác liên minh, VNA cần phải nghiên cứu ứng dụng chiến lược marketing phù hợp với quan điểm kinh doanh hiện đại thì mới có khả năng nâng cao nănglực cạnh tranh trong môi trường Hàng không mở như hiện nay.