Một số sản phẩm đồ gỗ muốn được kinh doanh trên thị trường Nhật Bản phải
đáp ứng được yêu cầu của luật “ Luật về nhãn hiệu chất lượng hàng hoá” và “Luật an toàn sản phẩm”.
Mã số HS Hàng hóa Các quy định liên quan
9403 9403 9403 9403 9403 9403 9403 9403 Bàn và ghế Ghế, Sofa tủ Giường hai tầng Tủ bếp Tủ trẻ em Cũi trẻ em Ghế trẻ em Luật về nhãn hiệu chất lượng hàng hóa Luật về nhãn hiệu chất lượng hàng hóa Luật về nhãn hiệu chất lượng hàng hóa Luật an toàn sản phẩm Luật an toàn sản phẩm Luật an toàn sản phẩm Luật an toàn sản phẩm Luật an toàn sản phẩm
+ Luật về nhãn hiệu chất lượng hàng hoá: Yêu cầu nhà nhập khẩu phải đảm bảo nhãn hiệu của sản phẩm (như: Bàn, ghế, chạn, bát...) phải có đầy đủ các thông tin cho người tiêu dùng.
+ Luật an toàn sản phẩm: Một số sản phẩm tiêu dùng mà kết cấu, vật liệu hoặc cách sử dụng đặt ra vấn đề an toàn đặc biệt được coi là “sản phẩm đặc biệt: Có quy định tiêu chuẩn cho từng sản phẩm đặc biệt. Luật quy định giường cho trẻ em là sản phẩm đặc biệt loại 1. Giường phải bảo đảm các tiêu chuẩn này và phải có nhãn hiệu S đồng thời sẽđược tiến hành kiểm tra xác nhận bởi các cơ quan chuyên trách của Chính phủ dựa trên các tiêu chí chất lượng do luật đã đề ra. Nhà sản xuất đã
đăng ký phải có trách nhiệm tuân thủ về các quy định an toàn theo luật định, yêu cầu các cơ quan nhà nước kiểm tra, giữ kết quả kiểm tra và chịu trách nhiệm bồi thường cho người tiêu dùng nếu hàng hoá bị hư hỏng.
Từ 1/7/2003, các quy định mới về việc thải các chất hoá học dễ bay hơi, về
tiêu chuẩn nhà của Bộ Đất Đai, Cơ sở Hạ tầng và Giao thông được ban hành và có hiệu lực tác động mạnh tới đồ gỗ nhập khẩu. Đồ gỗ nhập khẩu bắt buộc phải kiểm tra chất Formaldehyde theo luật JAS (quy định về sản phẩm gỗ), luật JIS (quy định về chất liệu công nghiệp) và luật BSL (đối với các sản phẩm không thuộc phạm vi
điều chỉnh của luật JAS và luật JIS). Quy định mới này được ban hành do mối lo ngại của người Nhật về chứng “ nhà bệnh tật”, là hội chứng rối loạn sức khoẻ mà người mua phàn nàn là do đồ gỗ thải ra quá nhiều hoá chất dễ bay hơi. Nội dung chủ
yếu của quy định mới này là:
Quy định quản lý mới về chất Chlorpyrifos và Formaldehyde trong sản phẩm (trong tương lai danh sách các chất có thể mở rộng).
Cấm tuyệt đối sử dụng chất Chlorpyrifos.
Những hạn chế đối với việc sử dụng Formaldehyde về mức độ dẫn tới khả
năng gây ô nhiễm và các yêu cầu đối với kiểm tra quy định cho cơ quan kiểm nghiệm.
+ Tiêu chuẩn công nghiệp tự nguyện: Một số sản phẩm đồ gỗ như: Giường tủ, tủ đựng cốc chén, chạn đựng bát đĩa, ghế tựa phải tuân theo tiêu chuẩn hàng hoá an toàn (nhãn hiệu SG). Sản phẩm mang nhãn hiệu SG có lỗi gây thương tích cho người tiêu dùng thì phải trả một khoản tiền bồi thường là 100 triệu Yên cho một đầu người.
Nhãn hiệu theo tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản JIS: Tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản JIS là một trong những tiêu chuẩn được sử dụng rộng rãi ở Nhật. Theo quy định của Điều 26 trong luật tiêu chuẩn hoá công nghiệp, tất cả các cơ quan của Chính phủ phải ưu tiên đối với sản phẩm được đóng dấu chất lượng JIS khi mua hàng hoá để phục vụ cho hoạt động.
+ Chính sách thuế quan: Đối với sản phẩm đồ gỗ xuất sang Nhật Bản, hàng hoá của Việt Nam không gặp nhiều rào cản trong việc đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của Nhật Bản như những mặt hàng khác do Nhật Bản khuyết khích nhập khẩu
đồ gổ nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ lớn trong nước. Thuế suất nhập khẩu đối với hầu hết các mặt hàng đồ gỗđều bằng 0%. Như vậy, đây là những thuận lợi lớn mà các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam cần phải tận dụng và
đẩy mạnh xuất khẩu trong thời gian tới.