Những tồn tạ i

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường nhật bản, thực trạng và giải pháp (Trang 48)

- Đã gần hai năm gia nhập WTO, nhưng đa phần các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ tham gia sản xuất xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Nhật có tốc độ đổi mới công nghệ chậm, máy móc sản xuất còn lạc hậu so với máy móc, công nghệ

của các doanh nghiệp cùng ngành của Trung Quốc, Đài Loan.

- Đại đa phần các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Nhật vẫn phải lệ thuộc chủ yếu vào nguồn nguyên liệu gỗ nhập khẩu từ nước ngoài, chưa thể tự chủđược nguồn nguyên liệu ổn định cho sản xuất và xuất khẩu.

- Rất nhiều doanh nghiệp vẫn chưa xây dựng được chiến lược xuất khẩu rõ ràng, dài hạn cho việc xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Nhật Bản.

- Vấn đề Logistic cho phát triển ngành gỗ xuất khẩu nói chung và cho việc

đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Nhật Bản nói riêng vẫn còn yếu, chưa phát triển tương xứng với tiềm năng của ngành.

2.4.2. Những thách thức

Sau gần hai năm gia nhập WTO, các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang Nhật đứng trước các thách thức sau đây:

Thứ nhất, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu

đồ gỗ sang Nhật còn yếu so với các doanh nghiệp cùng ngành của Trung Quốc, Đài Loan...Các đối thủ này đang cạnh tranh rất quyết liệt với các sản phẩm cùng loại của các doanh nghiệp đồ gỗ Việt Nam, đặc biệt là sản phẩm gỗ nội thất (mã HS 9403).

Thứ hai, mặc dù Việt Nam có đội ngũ thợ lành nghề, cần cù sáng tạo và tài hoa nhưng do giá nhân công rẻ, chưa thỏa đáng, nên chưa phát huy được tối đa sức cạnh tranh về giá của sản phẩm so với giá các sản phẩm cùng loại của các doanh nghiệp Trung Quốc.

Thứ ba, một vấn đề đặc biệt quan trọng là tạo nguồn nguyên liệu đầu vào cho sản xuất. Theo Vifores, Việt Nam vẫn phải nhập khẩu tới 80% nguyên liệu gỗ

và mặc dù giá gỗ FOB và sản lượng cung cấp trên thế giới tương đối ổn định nhưng giá CIF lại thay đổi tương đối lớn do giá năng lượng, chi phí vận tải tăng, cộng với một tình hình chính trị bất ổn tại các nước xuất khẩu nguyên liệu đã làm cho việc

nhập khẩu nguyên liệu của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn (nguồn: Theo Vneconomy)

Thứ tư, giá nguyên liệu nhập khẩu lại tăng cao ở hầu khắp các nước. Ví dụ

tại Nam Phi, giá nguyên liệu tăng tới 30%; Nam Mỹ tăng 40%... trong khi đó, giá sản phẩm bán ra chỉ tăng khoảng 5 – 7% nên doanh nghiệp xuất khẩu sang Nhật gặp rất nhiều khó khăn.

Thứ năm, do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đang lan tỏa rất nhanh ra nhiều nước, tại thị trường Nhật Bản, mức tiêu dùng đồ gỗ cũng giảm đi, cùng với những khó khăn ở trong nước như thiếu vốn, lãi suất cao, chi phí đầu tư

tăng… và việc xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Nhật Bản sẽđối mặt với nguy cơ giảm mạnh tăng trưởng trong thời gian tới. Tín hiệu đáng mừng cho các doanh nghiệp, ngày 20 tháng 11 năm 2008, ngân hàng nhà nước Việt Nam ban hành quyết

định số 2809/QĐ-NHNN điểu chỉnh mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam giảm xuống còn 11%/năm và ngày 3 tháng 12 năm 2008 vừa qua, mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam tiếp tục được điều chỉnh giảm xuống còn 10%/năm, và mới

đây ngày 19 tháng 12 năm 2008, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục điều chỉnh giảm mức lãi suất cơ bản bằng Đồng Việt Nam còn 8.5%/năm, điều này đã phần nào làm giải tỏa bớt căng thẳng cho doanh nghiệp trong vấn đề tiếp cận và vay vốn từ ngân hàng.

- Thứ sáu, thời gian qua, các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu đổ gỗ sang Nhật đã bỏ ngỏ và không chú trọng đến thị trường nội địa, đây là một trong những thị trường hiện có sức tiêu thụ đang gia tăng mạnh. Việc không chú trọng này, vô tình đã tạo cơ hội cho sản phẩm cùng loại của Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia… chiếm lĩnh và hiện các doanh nghiêp đồ gỗ Việt Nam đang cạnh tranh quyết liệt để

giành lại thị trường nội địa này. Và nguy cơ bị mất thị trường nội địa trong nước là rất cao vì sản phẩm cùng loại của đối thủ cạnh tranh giá tương đối mềm và chất lượng tốt.

2.3.5. Triển vọng xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản trong năm 2009 và trong những năm sắp tới. trong năm 2009 và trong những năm sắp tới.

Sang năm 2009 và những năm sắp tới, Nhản Bản vẫn luôn được xác định là một trong ba trị trường xuất khẩu lớn, trọng điểm của ngành gỗ xuất khẩu Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ vào thị trường này trong năm 2009 được dự báo tiếp tục được tăng trưởng, duy trì và dự kiến đến năm 2010 kim ngạch xuất

khẩu sản phẩm gỗ sẽđạt 700 triệu USD, trong đó nhóm hàng đồ gỗ nội thất khoảng 550 triệu USD.

2.3.6. Đánh giá về chiến lược xuất khẩu ngành gỗ của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương) và của các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. Bộ Công thương) và của các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ.

2.3.6.1. Đánh giá về chiến lược xuất khẩu ngành gỗ của Bộ Thương mạị (nay là Bộ Công thương) Bộ Công thương)

Việc Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương) đưa ra chiến lược xuất khẩu ngành gỗ Việt Nam đến năm 2010 đạt mức kim ngạch xuất khẩu 5.56 tỷ USD xét trong bối cảnh suy thoái kinh tế thế giới và khủng hoảng tài chính toàn cầu đang diễn ra hiện nay là rất có khả năng không đạt được. Thực tế kết quả đã đạt được mức kim ngạch xuất khẩu năm 2007 là 2.364 tỷ USD và năm 2008 cố gắn lắm cũng chỉđạt 2.78 tỷ USD ( nguồn: www.vietfores.com.vn). Sang năm 2009, tình hình xuất khẩu ngành gỗ sẽ tiếp tục còn khó khăn và Bộ Công thương cũng chỉ dự báo đến hết năm 2009, tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam đạt khoảng 3.2 tỷ

USD. Đối với thị trường đồ gỗ Nhật Bản cũng được dự báo sẽ tiếp tục suy giảm trong năm 2009 này.

Theo Bộ Công thương, hiện nguồn nguyên liệu cho sản xuất và xuất khẩu

đang thiếu trầm trọng, hàng năm, các doanh nghiệp ngành phải nhập khẩu trên 80% nguyên liệu gỗ, chiếm tới 37% giá thành sản phẩm. Với tổng diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng để sản xuất là 4,49 triệu ha, năm 2006, chúng ta chỉ khai thác được 3,23 triệu m3 (trong đó trên 3,11 triệu ha của rừng tự nhiên, chỉđược phép khai thác 230.000 m3). Năm 2007, chúng ta khai thác được 3.26 triệu m3, mà nhu cầu nguyên liệu gỗ cho cả thị trường trong nước và chế biến đồ gỗ xuất khẩu đến năm 2010 là 11 - 12 triệu m3, trong khi đó nguồn nguyên liệu trong nước chỉ đáp ứng được từ 20 - 30% (nguồn : www.vinanet.vn).

Nhận xét: Ưu điểm chiến lược xuất khẩu ngành gỗ của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương) là đã nhận định và đưa ra mục tiêu chiến lược đạt mức kim ngạch 5.56 tỷ USD là rất kịp thời, hoàn toàn hợp lý và đúng đắn, tương xứng với tiềm năng và sự phát triển của ngành. Chính phủ, Bộ Thương mại luôn xác định Nhật Bản luôn là một trong ba thị trường xuất khẩu lớn, trọng điểm của ngành. Tuy nhiên, Chiến lược này của Bộ Thương mại có khuyết điểm lớn là khi Bộ Thương mại đưa ra chiến lược xuất khẩu ngành gỗ đã không đưa ra mục tiêu chiến lược cụ

thể cho từng thị trường đến năm 2010 là bao nhiêu, trong đó thị trường Nhật Bản là bao nhiêu thì Bộ Thương mai chưa xác nhận rõ ràng mà chỉ đưa ra ước tính, dự báo mang tính chung chung. Bên cạnh đó, Bộ Thương mại đã không tính toán, dự báo chính xác được sự phát triển mạnh mẽ và nhu cầu cao về nguồn nguyên liệu cho sản xuất cho toàn ngành nói chung và nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Nhật Bản nói riêng. Mặt khác, Bộ Thương mại khi đưa ra chiến lược xuất khẩu của ngành đã không đề ra những giải pháp cụ thể trong việc giải quyết vấn đề nguyên liệu, vốn cho sản xuất, giải pháp về khoa học công nghệ…Đặc biệt, là Bộ Thương mại khi đưa ra chiến lược xuất khẩu ngành gỗ đã không đưa đề ra các giải pháp phòng chóng rủi ro khi ngành gỗ xuất khẩu gặp khó khăn, nhất là trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu như hiện nay. Chính vì vậy, việc đưa ra những giải pháp để khắc phục khó khăn, vượt qua thách thức cho ngành gỗ xuất khẩu sang Nhật nói chung và cho các doanh nghiệp đồ gỗ Việt Nam sang Nhật Bản nói riêng trong lúc này là hết sức thiết thực và đáp ứng đúng nhu câù của thực tiễn.

2.3.6.2. Đánh giá thực trạng chiến lược xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Nhật Bản của các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ của các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ

Theo nhận xét của Ông Vũ Văn Trung, Tham tán Thương mại Việt Nam tại Nhật cho rằng “Nhìn chung đồ gỗ và thủ công mỹ nghệ của Việt Nam vào Nhật còn rất yếu. Các doanh nghiệp lớn, có tên tuổi trong nước thì chú trọng nhiều vào thị

trường Mỹ, EU vì bán được những đơn hàng lớn, dễ thiết kế mẫu mã chứ ít quan tâm thị trường Nhật. Trong khi đó, các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì yếu về năng lực tiếp thị cũng như khả năng tiếp cận thị trường Nhật - một thị trường vốn khắt khe”.

Đối với thị trường đồ gỗ Nhật Bản, các doanh nghiệp vừa và nhỏ thiếu đầu tư

có bài bản trong việc xây dựng chiến lược cho phát triển lâu dài, cho việc phân phối sản phẩm, Marketing, xây dựng thương hiệu…, thiếu giải pháp phòng ngừa rủi ro khi việc xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Nhật gặp sự cố. Đa phần các doanh nghiệp này chỉđầu tư theo đơn hàng hoặc nhận lại đơn hàng từ các doanh nghiệp lớn, một phần là do thiếu vốn, thiếu nhân lực có kinh nghiệm quản lý…Rất ít các phái đoàn doanh nghiệp đi khảo sát, thăm dò thị truờng Nhật một cách thường xuyên, thiếu sự liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với Thương vụ

trước bối cảnh khủng hoảng tài chính thế giới còn đang tiếp diễn, nhu cầu tiêu dùng về sản phẩm gỗ của người tiêu dùng Nhật Bản đã giảm đi đáng kể. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ vẫn chưa thể tìm ra được lối thoát để có thể trụ vững được và đang đứng trước nguy cơ đóng cửa, bên cạnh bờ vực phá sản.

Đây là những thiếu sót rất lớn và cần phải nhanh chóng khắc phục trong giai đoạn trước mắt và về lâu dài phải xây dựng hẳn các chiến lược mang tính dài hạn, bên cạnh đó là các giải pháp thực thi kèm theo.

Kết luận: Qua việc đánh giá lại chiến lược xuất khẩu ngành gỗ của Bộ

Thương mại (nay là Bộ Công thương) và chiến lược xuất khẩu của các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, chúng ta nhận thấy rằng “mặc dù Nhật Bản luôn được xác

định là một trong ba thị trường lớn, trọng điểm đối với sản phẩm gỗ xuất khẩu Việt Nam nhưng việc đưa ra chiến lược có bài bản, mang tính lâu dài và kèm theo chiến lược là những giải pháp thực thi, giải pháp phòng chóng rủi ro, đã gần như bị bỏ

quên, hoặc có chăng chỉ là đầu tư mang tính thời điểm, theo đơn hàng. Do đó, trong bối cảnh khủng hoảng tài chính gần như mang tính toàn cầu đang lan toả rất nhanh,

đã và đang làm ảnh hưởng xấu đến xuất khẩu nói chung và đối với mặt hàng đồ gỗ

xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản nói riêng thì việc đề ra những giải pháp đẩy khắc phục khó khăn và hướng tới đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Nhật Bản trong lúc này luôn mang tính cấp bách và rất thiết thực.

2.4. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ngành công nghiệp đồ gỗ xuất khẩu sang Nhật sang Nhật

2.4.1. Phân tích môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến ngành công nghiệp đồ gỗxuất khẩu sang Nhật xuất khẩu sang Nhật

Trong những năm gần đây, bên cạnh những thành quả đã đạt được, ngành công nghiệp đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản ta vẫn còn nhiều khó khăn đang tồn tại như: Luôn thiếu hụt nguyên liệu cho sản xuất, thiếu vốn, tốc dộ đổi mới máy móc, công nghệ sản xuất còn chậm, năng suất sản xuất còn thấp, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Nhật còn rất khiêm tốn... Do đó, cần phải có một sự nhìn nhận, phân tích hết sức tỉ mỉ từng các yếu tố tác động. Trong đó sự tác động của môi trường bên ngoài có ảnh hưởng lớn đến sự tăng trưởng và phát triển của ngành công nghiệp đồ gỗ xuất khẩu sang Nhật. Việc phân tích các yếu tố bên ngoài (bao gồm phân tích môi trường vĩ mô, vi mô) sẽ giúp cho chúng ta nhìn thấy rõ hơn

những khó khăn còn đang tồn tại, để từđó làm cơ sở cho việc đề ra các chiến lược và giải pháp khắc phục khó khăn, hướng tới đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Nhật Bản.

2.4.1.1. Phân tích môi trường vĩ mô 2.4.1.1.1. Yếu tố kinh tế, văn hoá, xã hội 2.4.1.1.1. Yếu tố kinh tế, văn hoá, xã hội

Sau gần hai năm gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), nền kinh tế

Việt Nam tiếp tục phát triển, quan hệ hai nước Việt Nam- Nhật Bản tiếp tục được lãnh đạo hai nước nâng lên thành đối tác chiến lược. Bên cạnh đó, ngày 25 tháng 12 năm 2008 vừa qua, hai nước đã chính thức ký “ Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam- Nhật Bản” sẽ càng tạo thêm cơ hội để các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm vào thị trường Nhật Bản. Tuy nhiên, chúng ta cũng gặp nhiều khó khăn, thách thức như: Giá nguyên liệu gỗ đầu vào tiếp tục tăng, lãi suất cho vay của toàn hệ thống ngân hàng đồng loạt tăng, làm tăng chi phí tài chính đối với tất cả doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gỗ

sang Nhật Bản. Sự liên tục tụt dốc thảm hại của thị trường chứng khoán- một trong những kênh huy động vốn, giải quyết vốn hiệu quả cho doanh nghiệp; thị trường bất

động sản tiếp tục đóng băng, đặc biệt là giá xăng dầu trên thị trường thế giới tăng liên tục và những ngày cuối tháng 07 năm 2008, giá xăng dầu trong nước cũng tiếp tục tăng. Mới đây, ngành công nghiệp đồ gỗ xuất khẩu sang Nhật cũng bị ảnh hưởng rất lớn của cuộc khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ Mỹ, đang lan toả rất nhanh và

đã làm giảm sức tiêu thụ đến sản phẩm gỗ xuất khẩu Việt Nam sang Nhật. Tuy nhiên, với sự quan tâm lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, sự điều hành quyết liệt, khẩn trương có hiệu quả của Chính phủ, hầu hết các chỉ tiêu kinh tế xã hội trong năm 2007 đều đạt và vượt mức Quốc hội đề ra, nền kinh tế tiếp tục phát triển, chính trị, văn hoá xã hội ổn định và tiếp tục phát triển. Kết quả cụ thể trong các ngành và lĩnh vực chủ yếu cụ thể xin xem thêm ở phụ lục 2- Tình hình kinh tế –Văn hóa- Xã hội năm 2007.

Theo dự kiến của Bộ Công Thương, kim ngạch xuất khẩu cả năm 2008 sẽ vào khoảng 63,5 - 64 tỷ USD, tăng 30,8 - 31,8% so với năm 2007. Đây là một kết quảấn tượng, đặc biệt nếu nhìn vào tình hình kinh tế thế giới trong năm qua. Điều đáng khích lệ là tốc độ tăng trưởng xuất khẩu vẫn đạt cao trong khi nhập siêu được kiềm

(nguồn: TTXVN), đây là mức tăng trưởng GDP thấp nhất kể từ năm 1999 đến nay và sang năm 2009 trước tình hình cuộc khủng hoảng tài chính thế giới sẽ còn đang tiếp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường nhật bản, thực trạng và giải pháp (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)