Công tác Marketing

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường nhật bản, thực trạng và giải pháp (Trang 67 - 69)

- Product (sản phẩm): Trong khi các doanh nghiệp của Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia, các công ty nước ngoài khác… đang hoạt động tại Việt Nam để sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Nhật Bản đang tập trung đầu tưđáng kể vào khâu nghiên cứu, phát triển sản phẩm thì những công ty sản xuất và xuất khẩu có quy mô vừa và nhỏ của Việt Nam ta lại chủ yếu đi nhận hợp đồng theo bản vẽ từ các công ty đặt hàng Nhật hoặc mô phỏng lại kiểu dáng sản phẩm sẵn có. Việc

đầu tư nghiên cứu có bài bản chưa thật sự được quan tâm đúng mức, dẫn đến tính cạnh tranh cho sản phẩm gỗ “Made in Vietnam” bị yếu so với các sản phẩm cùng loại của các doanh nghiệp Trung Quốc, Đài Loan…

- Place (phân phối): Việc thiết lập hệ thống phân phối sản phẩm gỗ tại thị

trường Nhật Bản đang gặp nhiều khó khăn, một phần là do sản phẩm gỗ của Việt Nam ta chỉ mới thâm nhập và phát triển nhanh từ năm 2004 trở lại đây, một phần là do chi phí cho việc trực tiếp xây dựng các đại lý, hệ thống siêu thị quá đắt so với khả năng tài chính nhỏ bé của các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. Mặt khác,

đối với các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ thì nguồn thông tin về thị trường Nhật Bản có được chủ yếu qua kinh nghiêm, truyền miệng, sách báo, ít các chuyến

đi thực địa tại địa phương tiêu thụ sản phẩm. Do đó, mà hoạt động phân khúc thị

trường của các doanh nghiệp Việt Nam ở Nhật Bản còn yếu, làm giảm hiệu quả của các hoạt động thâm nhập, mở rộng và duy trì thị trường, đặc biệt là ở những phân khúc mới của thị trường.

- Promotion (xúc tiến): Hàng đồ gỗ của Việt Nam ít xuất hiện rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng ở thị trường Nhật, do chi phí quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng ở Nhật rất cao. Hạn chế này bắt nguồn từ tiềm năng tài chính nhỏ bé của các doanh nghiệp trong nước. Một vài năm trở lại đây, nhờ sự

hỗ trợ và tuyên truyền của Hiệp Hội gỗ và Lâm sản Việt Nam, Cục Xúc tiến Thương mại Việt Nam, cơ quan Tham tán Thương mại Việt Nam tại Nhật Bản, Tổ

chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản Jetro cung cấp form mẫu tìm kiếm khách hàng tại Nhật Bản đã tạo điều kiện và cung cấp thông tin ngày một nhiều hơn về thị

trường đồ gỗ Nhật Bản.

Chất lượng truyền tin và xúc tiến hỗn hợp của các doanh nghiệp Việt Nam còn ở trình độ thấp, giản đơn, của các tài liệu giới thiệu về doanh nghiệp, quảng cáo về sản phẩm gỗ là các tập catalogue, brochure với nội dung còn đơn điệu và không mang dấu ấn của quảng cáo chuyên nghiệp. Qua tìm hiểu thực tế một số doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa, đa phần các ấn phẩm thương mại của họ chỉ viết bằng tiếng Anh, không thể hiện bằng tiếng Nhật, điều này đôi lúc không làm hài lòng khách hàng và đáp ứng được sự thích thú của người tiêu dùng Nhật Bản. Và đây cũng là điều cần phải lưu ý, sửa đổi, do người Nhật chỉ thích và luôn sử dụng ngôn ngữ của họ khi giao dịch quốc tế. Đặc biệt, trên phạm vi lãnh thổ của Nhật, họ chỉ

dùng tiếng Nhật cho mọi hoạt động, do đó có thể không cảm thấy thoải mái khi đọc mặc dù có thể họ vẫn hiểu rõ nội dung.

Số lượng các doanh nghiệp có website riêng còn ít, thiếu sự kết nối nhau chặt chẽ, ngôn ngữ trên trang web không thể hiện bằng tiếng Nhật, trong khi người mua hàng đồ gỗ của Nhật lại có thói quen tìm hiểu thông tin sản phẩm đồ gỗ trên mạng Internet trước khi quyết định đến các cửa hàng xem và mua hàng.

- Price (giá cả): Giá cả của các sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam tại thị trường Nhật Bản nhìn chung tương đối hợp lý, được người tiêu dùng Nhật Bản chấp nhận

và giá cả cũng tương đối đa dạng, có đủ giá cả từ bình dân cho đến cao cấp, đây là tín hiệu đáng mừng. Tuy nhiên, giá cả của sản phẩm đồ gỗ Việt Nam ta đang cạnh tranh rất quyết liệt với các sản phẩm cùng loại của Trung Quốc.

Nhận xét: Nhìn chung khâu Marketing của các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam tại Nhật Bản chưa được quan tâm, đầu tư đúng mức, chưa phát triển tương xứng với tiềm năng và lợi thế mà các doanh nghiệp ngành đồ gỗ

xuất khẩu Việt Nam ta có được tại thị trường Nhật Bản này. Vì vậy, để hướng tới

đạt được các mục tiêu chung mà Chính phủ đã đề ra đối với thị trường đồ gỗ nói chung và đối với thị trường đồ gỗ Nhật Bản nói riêng thì cần phải khắc phục ngay,

đầu tư có bài bản hơn, thường xuyên và liên tục hơn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường nhật bản, thực trạng và giải pháp (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)