Hoạt động vận tải hàng hoá

Một phần của tài liệu Hoạt động sản xuất kinh doanh của tổng công ty hàng không Việt Nam - Thực trạng và Giải pháp (Trang 37 - 40)

2- Các hoạt động sản xuất kinh doanh cụ thể Tổng công ty Hàng không

2.2- Hoạt động vận tải hàng hoá

Trong những năm qua, bằng sự nỗ lực của mình, Tổng công ty Hàng không Việt Nam đã gặt hái được những thành công đáng kể về mọi mặt và bước đầu tạo được chỗ đứng và vị trí của mình trên thị trường hàng không khu vực và thế giới. Về phía khách hàng, Tổng công ty đã tạo được cách nhìn nhận mới mẻ và những tín

hiệu đáng mừng từ khách hàng về phong cách phục vụ mới.

Năm 2001, do ảnh hưởng mạnh của khủng vụ khủng bố vào Mỹ, các tác động tiêu cực của thị trường bên ngoài, đầu tư trong nước giảm sút, tốc độ tăng trưởng GDP giảm... cùng với những lý do không thuận lợi xuất phát từ nội tại của Tổng công ty, tình hình sản xuất kinh doanh của Tổng công ty bị chững lại, doanh thu đạt mức 13.161 tỷ đồng nhưng lợi nhuận sau thuế lợi tức chỉ còn 19 tỷ đồng, trong đó Vietnam Airlines lỗ 39 tỷ đồng.

Trong năm 2002 sự cạnh tranh khốc liệt giữa các hãng hàng không vẫn tiếp tục đã tác động mạnh đến hoạt động kinh doanh vận tải của Tổng công ty Hàng không Việt Nam.

Năm 2001 - 2002, thị trường vận tải hàng không Việt nam dần dần được phục hồi và tăng trở lại, tổng doanh thu năm 2001 đạt 13,798 tỷ đồng và năm 2002 đạt 14,686 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế đang ở con số âm nay đã tăng lên 641 tỷ đồng (năm 2001) và 862 tỷ đồng (năm 2002). Năm 2004, thị trường vận tải hàng không vẫn phát triển tốt, nhưng do bị ảnh hưởng của khủng hoảng thị hàng không toàn cầu nên tổng doanh thu năm 2004 đạt mức khiêm tốn 8.330 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 10.202 tỷ đồng. Vietnam Airlines hiện nay với quy mô vận chuyển hàng hoá khoảng khoảng 185 ngàn tấn hàng hoá l /năm, hơn 6 tỷ hành khách/km, doanh thu hơn 3 tỷ USD tăng 11%, vẫn còn là một hãng hàng không nhỏ, đứng ở nhóm cuối bảng xếp hạng của các hãng thành viên của Hiệp hội các hãng hàng không châu á - Thái Bình Dương (AAPA) mà Vietnam Airlines là thành viên. Xét về số lượng hành khách chuyên chở, các hãng hàng không trung bình và tương đối lớn trong khu vực như Singapore Airlines, Thai Airways, Cathay Pacific lớn hơn gấp 6-8 lần Vietnam Airlines; nhưng xét về sản lượng khách/km thì Thai Airways lớn gấp 6 lần (30 tỷ khách/km), Cathay Pacific lớn gấp 8 lần (40 tỷ khách/km), Singapore Airlines lớn 11 lần (56 tỷ hành khách/km) so với Vietnam Airlines.Trên cơ sở theo dõi và nắm chắc diễn biến phức tạp của thị trường vận tải hàng không nói chung và vận tải hàng hoá nói riêng Hãng đã xử lý linh hoạt trong khai thác, thực hiện tốt các điều chỉnh tăng giảm chuyến bay theo diễn biến và nhu cầu của thị trường. Hiệu quả khai thác từ đội máy bay cũng được nâng lên rõ rệt như năm 2005 lượng vận chuyển hàng hóa của hãng chỉ đạt 9,7 nghìn tấn chỉ đạt 97,2% kế hoạch nguyên nhân không hoàn thành kế hoạch là do khối lượng vận chuyển hàng hoá nội địa giảm tới 12% so với năm 2004 nhưng chuyển sang năm 2006 đã dần chấm dứt được tình trạng đó.Lợi nhuận trong năm 2006 đạt 339 tỷ .

Trong 6 tháng đầu năm 2007, vận chuyển trên các đường bay quốc tế và nội địa Việt nam đạt 185 nghìn tấn , tăng 18,8% so với cùng kỳ năm 2006. Lượng khách trên các đường bay quốc tế đạt 15,4% so với cùng kỳ năm 2006 ; trên các đường bay nội địa đạ 24,2% so với cùng kỳ năm 2006. Trong đó Vietnam Airlines (VN ) vận chuyển đạt 102% kế hoạch, tăng 15,8% so với cùng kỳ 2006 ; khách luân chuyển bằng 113,8% so với cùng kỳ năm 2006. Thị phần của VN trên các đường bay quốc tế đạt 39,6%, giảm 3,2 điểm so với cùng kỳ năm ngoái. Thị phần suất của VNA trên các đường bay quốc tế đạt 71,6% tăng 5,6 điểm so với cùng kỳ. Các đường bay nội địa đạt bằng 123,2% so với cùng kỳ và đạt 107,1% so với kế hoạch. Ghế suất của VNA đạt 85,1% tăng 5,6 điểm so với năm 2006. Thị phần đạt 85,1% giảm 0,7 điểm so với năm 2006 của Vietnam Airlines cũng chuyên chở được 185 nghìn tấn hàng hoá. Để làm cho sản phẩm của Vietnam Airlines đa dạng , phong phú và tiện lợi hơn đối với hành khách, chúng tôi đã liên doanh liên kết với nhiều đối tác trên thế giới thông qua hợp tác liên doanh; liên danh trao đổi chỗ và hợp đồng trao đổi ; chia chặng đặc biệt. Hàng hoá vận chuyển tăng 10,4%/năm, đạt khoảng 263 nghìn tấn vào 2010 trong đó mức tăng trưởng bình quân của hàng hoá quốc tế 9,2%, hàng hoá nội địa 12,2%/năm. Dự bao thị trường vận tải hàng hoá của Vietnam Airlines đến năm 2010 như sau :

Bảng số 5 : Bảng phân tích về tình hình vận tải hàng hoá từ năm 2006-2010

Đơn vị tính: nghìn tấn

Năm 2006 2007 2008 2009 2010

Hàng hoá 185.000 197.758 208.110 240.783 263.714

- Quốc tế 847.90 97.880 102.668 127.408 152.000

- Nội địa 100.210 99.878 99.442 113.375 111.714

Nguồn: Bảng số liệu tình hình sxkd của Hãng giai đoạn từ 2006-2010

Với tốc độ phát triển dự kiến khoảng 12%/năm nếu như năm 2006 đạt 185 nghìn tấn hàng hoá thì phải liên tục trong những năm tới đây, Vietnam Airlines cũng phải mất một thời gan khá dài để đạt quy mô về số lượng (300 ngàn tấn hàng hoá ), mất khoảng 30 năm để đạt quy mô về sản lượng (500 nghìn tấn /km), mất 25 năm để đạt quy mô về doanh thu (10,6 tỷ USD) như Singapore Airlines hiện nay. Để đạt quy mô của một hãng hàng không trung bình trong khu vực như Philippin Airlines (trước khi ngừng hoạt động vào giữa năm 1998) Vietnam Airlines cũng phải mất 12-14 năm để đạt mức sản lượng, doanh thu như năm 1997 của họ. . Khả năng mở

rộng một cách hiệu quả thị trường vận tải hàng không, sự tăng trưởng của thị trường trong những năm tới tăng dần theo quy luật chung của vận tải hàng không thế giới. Việt nam vẫn bị coi là điểm đến đắt tiền, giá du lịch trọn gói cao hơn 30- 50% so với các nước là đối thủ cạnh tranh.

Một phần của tài liệu Hoạt động sản xuất kinh doanh của tổng công ty hàng không Việt Nam - Thực trạng và Giải pháp (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(82 trang)
w