II/ Phân tích thực trạng hoạt động SXKD của Tổng công ty hàng không Việt nam trong giai đoạn 2001-
2- Phân tích tình hình mở rộng và phát triển thị trường
Tổng công ty Hàng không Việt Nam có cơ hội để khôi phục, phát triển ổn định và vững chắc, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước và hội nhập quốc tế.
Kinh tế xã hội nước ta đang phát triển vững chắc trong môi trường chính trị ổn định. Việt Nam lại có vị trí địa lý thuận lợi cho việc phát triển vận tải hàng không, nằm trong khu vực kinh tế phát triển năng động nhất và có nhịp độ tăng trưởng vận tải hàng không thuộc lại cao nhất trên thế giới (15-20%). Sau khủng hoảng tài chính tiền tệ ở châu á , diễn biến hoà bình trên thế giới có nhiều biến động, dự báo nền kinh tế một số nước châu á bắt đầu phục hồi với mức độ tăng dần. Tình hình chính trị trên thế giới có xu hướng chuyển từ đối đầu sang đối thoại. Quan hệ đối ngoại của nước ta không ngừng được củng cố và mở rộng. Việt Nam đã là thành viên chính thức của ASEAN, do vậy ngày càng thúc đẩy sự giao lưu với các nước trong khu vực, tạo đà phát triển toàn diện. Năm 2001, Việt Nam và Mỹ đã ký hiệp định thương mại và khả năng tín dụng của các ngân hàng Mỹ sẽ ngày càng mở cửa cho các dự án đầu tư ở Việt Nam. Như vậy, môi trường đầu tư để thuê, mua máy bay cho Tổng công ty với số lượng lớn và các điều kiện ưu đãi về cơ bản đã có điều kiện thuận lợi để thực hiện. Sang năm 2007 Vietnam Airlines đã thực hiện vận chuyển trên 13 triệu hành khách tăng 17% so với năm 2006, và
hơn 185.000 tấn hàng hóa tăng 25% so với năm 2005. Dựa trên các chỉ tiêu giá trị hiện vật tăng dẫn đến các chỉ tiêu giá trị tăng và giảm. Cụ thể là:
- Tổng doanh thu đạt 16.330 tỷ đồng tăng 9,83% sovới năm 2005(12.941tỷ đồng) - Nhưng do chính sách mua sắm máy bay, trang thiết bị mới nên tổng lợi nhuận trước thuế giảm từ 1052 tỷ đồng năm 2005 xuống còn 506 tỷ đồngnăm 2006.
- Lợi nhuận trước thuế giảm dẫn đến thuế thu nhập giảm từ 509 tỷ đồng năm 2005 xuống còn 484 tỷ đồng năm 2006. Vietnam Airlines hiện nay với quy mô vận chuyển khoảng khoảng 13 triệu lượt hành khách/năm, hơn 6,8 tỷ hành khách/km, 185 ngàn tấn hàng hoá và doanh thu hơn 16 tỷ USD, vẫn còn là một hãng hàng không nhỏ, đứng ở nhóm cuối bảng xếp hạng của các hãng thành viên của Hiệp hội các hãng hàng không châu á - Thái Bình Dương (AAPA) mà Vietnam Airlines là thành viên. Xét về số lượng hành khách chuyên chở, các hãng hàng không trung bình và tương đối lớn trong khu vực như Singapore Airlines, Thai Airways, Cathay Pacific lớn hơn gấp 4-5 lần Vietnam Airlines; nhưng xét về sản lượng khách/km thì Thai Airways lớn gấp 6 lần (30 tỷ khách/km), Cathay Pacific lớn gấp 8 lần (40 tỷ khách/km), Singapore Airlines lớn 11 lần (56 tỷ hành khách/km) so với Vietnam Airlines. Trong 6 tháng đầu năm 2007, vận chuyển trên các đường bay quốc tế và nội địa Việt nam đạt 6.568.547 khách , tăng 18,8% so với cùng kỳ năm 2006. Lượng khách trên các đường bay quốc tế đạt 4.010.258 khách, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm 2006 ; trên các đường bay nội địa đạt 2.630.803 tăng 24,2% so với cùng kỳ năm 2006. Trong đó Vietnam Airlines (VN)vận chuyển 3.826.754 lượt khách , đạt 102% kế hoạch, tăng 15,8% so với cùng kỳ 2006 ; khách luân chuyển bằng 113,8% so với cùng kỳ năm 2006, trong khi đó ghế luân chuyển tăng 4,8% ; ghế suất trung bình toàn mạng đạt 74,8% tăng 7,9 điểm so với cùng kỳ 2006. Các đường bay quốc tế đạt 1.587.389 triệu lượt khách, tăng 6,7% so với cùng kỳ và bằng 95,6% so với kế hoạch. Thị phần của VN trên các đường bay quốc tế đạt 39,6%, giảm 3,2 điểm so với cùng kỳ năm ngoái. Ghế suất của VN trên các đường bay quốc tế đạt 71,6% tăng 5,6 điểm so với cùng kỳ. Các đường bay nội địa đạt 2.239.365 lượt khách, bằng 123,2% so với cùng kỳ và đạt 107,1% so với kế hoạch. Ghế suất của VN đạt 85,1% tăng 5,6 điểm so với năm 2006. Từ năm 2001 đến năm 2006, thị trường vận tải hàng không Việt Nam đã có bước phát triển nhảy vọt: vận chuyển nội địa tăng từ 12.771 lên trên 7 triệu hành khách, từ 13.753.000 lên hơn 185.000 tấn hàng hoá. Cụ thể là giá cước một số chặng bay chính của Vietnam Airlines thể hiện trong bảng sau:
Bảng số 14 : So sánh giờ cước vận chuyển 2 chiều một số đường bay chính
ST
T Đường bay Vietnam Airlines Đối thủ cạnh tranh
1 HAN-BKK Vietnam Airlines ThaiAirway
Price – USD 98 80
2 HAN-TPE Vietnam Airlines China Airlines
Price - USD 320 411
3 HAN-SIN Vietnam Airlines Singapore Airlines
Price - USD 145 160
4 SGN-KUL Vietnam Airlines Malaysian Airlines
Price - USD 220 210
5 SGN-FRA Vietnam Airlines Lufthansa
Price - USD 850 890
6 SGN-PAR Vietnam Airlines Air France
Price - USD 830 830
7 HAN-SEL Vietnam Airlines Korean Airlines
Price - USD 480 480
8 HAN-TOY Vietnam Airlines Japan Airlines
Price - USD 750 790
9 SGN-SYD Vietnam Airlines Quantas Airway
Price - USD 750 750
10 HAN-HKG Vietnam Airlines Cathay Pacific
Price - USD 400 400
(Nguồn : Ban Tiếp thị hành khách Tổng công ty HKVN)
Nhìn chung, tổng thể mở rộng và phát triển thị trường của hàng không ở mức
trung bình khá (gần 5 điểm/6 điểm), riêng dịch vụ giải trí trong thời gian bay bị đánh giá ở mức trung bình. Về lý do lựa chọn chuyến bay thì “lịch bay thích hợp”
và “giá vé phải chăng” là 2 lý do chính để hành khách chọn các chuyến bay của Việt Nam, lý do ít được hành khách quan tâm nhất là danh tiếng của Tổng công ty.
Bảng 15 : Đánh giá của hành khách về dịch vụ hàng không. (Cách tính điểm:
Rất kém: 1 Kém: 2 Trung bình: 3 Khá: 4 Tốt: 5) Đơn vị: Điểm
Dịch vụ 2004 2005 2006 Quốc tế Nội địa Quốc tế Nội địa Quốc tế Nội địa Đặt chỗ bán vé qua điện thoại 4.01 4.23 4.97 5.12 5.03 6.09 Đặt chỗ bán vé tại phòng vé 4.93 4.07 4.91 5.10 5.92 55.98
Thủ tục trước chuyến bay 3.87 4.00 3.88 3.88 3.85 3.94
Tiện nghi trên máy bay 3.84 4.07 3.82 4.00 3.74 4.01
Tiếp viên hàng không 4.18 4.22 4.15 4.23 4.08 4.19
Đồ ăn thức uống trên máy bay
3.79 3.70 3.80 3.74 3.75 3.74
Giải trí trong thời gian bay
3.05 2.96 3.05 2.95 3.00 3.01
(Nguồn: Ban KHTT, báo cáo điều tra thường xuyên trên chuyến bay 2004-2006)
Về du lịch quốc tế, dự báo trong những năm tới, nguồn khách du lịch sẽ tăng trưởng ở mức 6-9%/năm, đạt khoảng hơn 5 triệu hành khách vào năm 2010 là một thuận lợi cho hoạt động kinh doanh vận tải hàng không Việt Nam.
Nói đến những thuận lợi để phát triển Tổng công ty Hàng không Việt Nam nói riêng và ngành hàng không dân dụng Việt Nam nói chung, chúng ta không thể không đề cập tới sức trẻ của ngành hàng không Việt Nam với gần 50 năm tuổi đời cũng như những may mắn trong việc ứng dụng những khoa học kỹ thuật tiên tiến vào hoạt động sản xuất kinh doanh, bỏ qua thời kỳ quá độ. Là một ngành hàng không non trẻ về tuổi đời lại đi sau nhiều hãng hàng không khác có kinh nghiệm trong khu vực và trên thế giới, Tổng công ty có cơ hội để học hỏi những kinh nghiệm quí báu trong tổ chức và vận hành một cách có hiệu quả bộ máy quản lý, phát triển và hiện đại hoá ngành. Rút kinh nghiệm từ những hãng hàng không
khác, Tổng công ty Hàng không Việt Nam sẽ tạo được hướng đi đúng đắn nhất và hiệu quả nhất.
Các yếu tố của cơ chế thị trường sẽ ngày càng hoàn thiện hơn, có sự kết hợp hài hoà giữa hiệu quả bảo hộ của Nhà nước sẽ tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế cho Tổng công ty Hàng không Việt Nam.